Cơ sở pháp lý cho công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 52)

Như đã nói ở trên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế tiền măt nhưng các văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch bằng tiền mặt hiện nay còn ít, chưa bao quát được hết các vấn đề diễn ra. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, nhà nước ta cũng đã chú trọng hơn đến công tác phòng chống rửa tiền và bổ sung thêm một số văn bản pháp lý, tuyên chiến với vấn nạn này.

Đầu tiên phải kể đến những quy định về tội danh rửa tiền trong bộ luật hình sự của Việt Nam ban hành năm 1999. Điều 251 của bộ luật này có quy định về tội danh hợp thức hóa tiền, tài sản bất hợp pháp thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và khung hình phạt cho loại tội phạm này. Tuy nhiên những quy định này còn quá đơn giản và chung chung.

Trong văn bản pháp lý cao nhất quy định các hoạt động ngân hàng – Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 cũng có quy định trong điều 19 về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với việc rửa tiền. Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che dấu, thực hiện các giao dịch có liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp và phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 ra đời và được sửa đổi thành luật phòng chống tham nhũng năm 2005 cùng với luật về phòng chống ma túy năm 2000 được coi như những văn bản cơ sở để ngăn chặn hoạt động rửa tiền vì đó là những văn bản xử lý về các loại tội phạm nguồn của tội phạm rửa tiền.

Từ trước năm 2005, Việt Nam chưa có một văn bản riêng nào điều chỉnh về loại tội phạm rửa tiền. Điều này đã gây cản trở không nhỏ đến tiến trình hội nhập của nước ta. Ba ngân hàng hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ gửi đơn yêu cầu sang Mỹ xin mở đại lý tại nước này nhưng đã bị từ chối do Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nào thể hiện sẵn sàng tuyên chiến với vấn nạn này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tháng 6 năm 2005, chính phủ đã cho ra đời nghị định Số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền. Nghị định này tập trung vào giải quyết vấn nạn rửa tiền diễn ra trong ngành ngân hàng. Điểm nhấn trong văn bản này là điều 9, quy định về mức giới hạn cần phải tiến hành báo cáo: Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương; đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức

tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, vàng có giá trị tương đương. Việc thành lập trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 được coi như là bước cụ thể hóa hơn nữa cho nghị định 74/2005/NĐ-CP. Nhiệm vụ chính của trung tâm là làm đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin phòng chống rửa tiền và phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý, điều tra các báo cáo về các giao dịch đáng ngờ. Hiện nay, trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền đã được chuyển thành Cục phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan giám sát và thanh tra Ngân hàng nhà nước.

Hầu hết các văn bản pháp lý trên đều đề cập đến những vấn đề liên quan đến rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Trong khi đó nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tiền mặt và có thể nói rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt ở Việt Nam mới là đáng kể. Trước tình hình đó, tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định 161/206/NĐ-CP quy định về thanh toán tiền mặt. Nghị định này quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt bằng đồng tiền Việt với số lượng lớn trong giao dịch và thanh toán tại Việt Nam. Trong thông tư 33/2006/TT – BTC hướng dẫn thi hành thực hiện nghị định này quy định hạn mức thanh toán bằng tiền mặt đối với các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không được quá 5 triệu đồng cho một khoản chi. Còn theo thông tư 01/2007/TT – NHNN có quy định các tổ chức nhà nước khi chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc nhà nước chỉ được chi trả bằng tiền mặt với mức tiền từ 30 triệu đồng trở xuống cho cùng một mục đích thanh toán.

Thêm vào đó, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 33 của nhóm châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Group – APG) vào tháng 5 năm 2007. Đây là một tổ chức quốc tế mang tính tự quản về hợp tác quốc tế chống

thi đúng các điều khoản phòng chống rửa tiền đặc biệt là thực thi 40 khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính FATF. Như vậy Việt Nam sẽ phải thực hiện các quy định quốc tế vừa phải để FATF giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền vừa phải để các cơ quan độc lập khác đánh giá, xem xét.

Ngày 13/04/2009, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 470/QĐ – TTg về việc thành lập ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền có chức năng giúp thủ tướng chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong việc phòng chống rửa tiền.

Cho đến hiện tại, với một số luật hiện hành và những nỗ lực trong phòng chống rửa tiền, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong công cuộc phòng chống tội phạm rửa tiền như sau

Một phần của tài liệu phòng chống rửa tiền ở thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 52)