ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34)

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nhìn chung địa hình Thừa Thiên Huế thấp dần từ Tây sang Đông. Chính đặc điểm này đã góp phần tạo cho khí hậu, thực vật của tỉnh có sự khác nhau tương đối giữa các vùng. Có thể chia tỉnh thành hai vùng: vùng gò đồi và vùng đồng bằng.

Tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 503.320,5ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 12.08%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 64.61%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6,63%; đất chuyên dùng chiếm 6.39%; đất khu dân cư chiếm 3, 59%; đất chưa sử dụng chiếm 6.7% trong đó có 5,5% là đồi núi, 1,2% đất mặt nước chưa sử dụng.

Có thể nói khí hậu của Tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất của quá trình sản xuất. Tổng dân số của Tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2013 là 1,127 triệu người và số người trong độ tuổi lao động là 593.973 người, tương ứng chiếm 52,66%, trong đó lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 15,20%, lao đng nông nghiệp chiếm 13,9. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 11,10%, mật độ dân số 224,1 người/km2.

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1.  Tổng dân số Người 1.103.136 1.115.523 1.127.905 2.  Tổng số lao động người 571.239 581.913 593.973 - Nông nghiệp “ 160.347 159.716 156.787 - Công nghiệp – xây dựng “ 158.827 162.979 171.429 - Dịch vụ - du lịch “ 252.065 259.218 265.757 3.  Mật độ dân số người/km2 219,17 221,63 224,09 4.  Tỷ suất tăng dân số tự nhiên % 11,28 11,14 11,10

( Nguồn : Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 )

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế là Tỉnh đang có bước phát triển mạnh mẽ về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ. Từ chổ trước đây, ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn, đến nay, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã phát triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên địa bàn. Lao động trong các ngàn h này tăng mạnh qua các năm, cho thấy tỉnh đang có sự bức phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, KCN Hương Sơ, Phong Điền, Phú Đa... thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, kinh tế Tỉnh không ngừng tăng trưởng cao, các thành phần kinh tế phát triển năng động. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng.

Giá trị sản xuất các ngành tăng mạnh qua các năm, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp vượt bậc, năm 2013 so với năm 2012 tăng 14,62% tương ứng tăng 2.768.450 triệu đồng, điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh là giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013

(+/-) % Giá trị sản xuất CN 17.161.950 18.931.408 21.699.858 2.768.450 14,62

Khu vực kinh tế trong nước 14.235.838 15.701.710 17.741.804 2.040.094 12,99

Nhà nước 4.450.094 5.190.992 5.728.763 537.770 10,36 Tập thể 176.768 189.314 206.149 16.835 8,89 Tư nhân 3.842.561 4.007.779 4.609.050 601.271 15,00 Cá thể 5.766.587 6.315.518 7.200.013 884.495 14,01

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.926.112 3.229.698 3.958.054 728.356 22,55

Giá trị sản xuất NN 7.284.468 7.405.401 7.592.807 187.406 2,53

Khu vực kinh tế trong nước 7.284.468 7.405.401 7.592.807 187.406 2,53

Nhà nước - - - - Tập thể 233.103 233.270 235.377 2.107 0,90 Tư nhân - - - - Cá thể 7.051.365 7.172.131 7.357.430 185.299 2,58 Tổng mức bán lẻ hàng hoá 5.540.308 7.393.013 8.579.059 1.186.046 16,04 - Thương mại 2.874.173 3.651.332 4.186.181 534.849 14,65 - Dịch vụ 354.600 404.989 458.793 53.804 13,29 -Khách sạn, nhà hàng 2.311.535 3.336.692 3.934.085 597.393 17,90 ( ĐVT: triệu đồng)

( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 )

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (13/12)

Chủ trương này bước đầu đã thực hiện khá hiệu quả. Trong đó, khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là 15% tương ứng tăng đến 601.271 triệu đồng. Đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.

Bảng 3.3: Tình hình thu – chi ngân sách của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013

(+/-) (%)

I, TỔNG THU 5,643,046 8,241,113 6,513,788 (1,727,325) -26.52

1,Thu nội địa 3,202,134 3,895,802 3,670,000 (225,802) -6.15

+ Thuế ngoài QD 1,704,518 2,462,572 2,580,000 117,428 4.55 Trong đó số thu từ thuế GTGT 144,139 194,887 257,546 62,659 24.33 + Thuế sử dụng đất NN 548 232 - (232) + Thuế TNCN 125,411 148,753 145,000 (3,753) -2.59 + Các khoản thu về nhà và đất 863,586 809,011 537,000 (272,011) -50.65 + Lệ phí trước bạ 109,159 119,891 125,000 5,109 4.09 + Phí, lệ phí 119,535 100,110 60,000 (40,110) -66.85 +Phí xăng dầu 134,175 141,971 140,000 (1,971) -1.41 + Thu khác 145,202 113,262 83,000 (30,262) -36.46 2, Thu trợ cấp từ NS trên 426,440 1,852,119 499,000 (1,353,119) -271.17 3, Thu kết dư 381,802 318,528 326,173 7,645 2.34 4, Thu khác (để lại chi cho đơn vị

quản lý) 426,440 1,852,119 499,000 (1,353,119) -271.17 5, Thu Hải quan 241,110 412,030 440,000 27,970 6.36 6, Thu chuyển nguồn 1,361,560 1,762,634 1,578,615 (184,019) -11.66

II, TỔNG CHI 8,974,536 13,787,944 12,060,653 (1,727,291) -14.32

1,Chi cân đối ngân sách 6,730,739 9,794,957 8,833,166 (961,791) -10.89

+ Chi đầu tư phát triển 2,078,755 2,920,062 1,927,626 (992,436) -51.48 + Chi thường xuyên 2,889,350 4,293,097 4,643,885 350,788 7.55

Trong đó: -

Chi quốc phòng, an ninh 64,384 81,648 90,314 8,666 9.60 Chi sự nghiệp kinh tế 363,601 470,703 427,350 (43,353) -10.14 Chi sự nghiệp giáo dục,Y Tế và văn

hoá, khoa học, truyền thông, bảo

đảm xã hội 1,752,487 2,659,504 3,049,327 389,823 12.78 Chi trợ giá chính sách 11,026 8,069 15,000 6,931 46.21 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn

thể 547,402 859,380 914,129 54,749 5.99 Chi khác ngân sách 150,450 213,793 147,765 (66,028) -44.68 + Chi chuyển nguồn 1,762,634 2,581,798 2,261,655 (320,143) -14.16

2, Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi

quản lý qua NSNN 273,226 962,378 461,000 (501,378) -108.76 3, Chi bổ sung cho ngân sách cấp

dưới 1,970,571 3,030,106 2,766,487 (263,619) -9.53

( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014)

Bảng 3.3: Tình hình thu – chi ngân sách của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm, trong đó tỷ trọng cũng như giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân tăng mạnh. Đến cuối năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp nông nghiệp của Tỉnh đạt 7.592.807 triệu đồng, tăng 187.406 triệu đồ ng so với năm 2012.

Thương mại phát triển khá phong phú, hoạt động có quy mô ngày càng lớn, các hoạt động bán buôn có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường vươn xa, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 tăng 16,04% so với năm 2012, tương ứng tăng 1.186.046 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng lớn là ngành thương mại, Khách sạn nhà hàng với giá trị năm 2013 đạt 597.393 triệu đồng, tăng đến 17,9%.

Năm 2012 tổng thu ngân sách trên toàn Tỉnh đạt 8.241.113 triệu đồng, đến cuối năm 2013 là 6.513.788 triệu đồng, giảm 26,52% so với năm 2012. Các khoản thu giảm chủ yếu là từ thu nội địa về các khoản thu từ nhà và đất và thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên giảm mạnh Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu từ cuối năm 2012 và ảnh hưởng lớn đến việc Sân bay Phú Bài phải đóng cửa thi công trong 9 tháng đầu năm 2013 nhưng thu thuế ngoài quốc doanh vẫn tăng 4,55%, tương ứng đạt 117.428 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn.

Do sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà tỷ trọng của thuế thu ngoài quốc doanh trong tổng thu ngân sách tăng lên đáng kể.

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Chính phủ, Quyết định 314TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 01 tháng 10 năm 1990 Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba tổ chức: C hi Cục thuế Công Thương Nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng Thu Quốc Doanh. Tổ chức bộ máy lúc đầu của ngành gồm 9 huyện, thành phố và 8 phòng: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê; Phòng Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế; Phòng thuế Nông Nghiệp; Phòng thuế trước bạ và thu khác; Phòng Nghiệp vụ chính sách và Phòng thuế Khu vực kinh tế Quốc doanh.

Tháng 01/2004, thực hiện Quyết định 218/2003/QĐ -TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ -BTC ngày 14/11/2003 của Bộ

Tài Chính, bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 Chi Cục thuế huyện, thị xã, thành phố và 13 Phòng. Việc sắp xếp các phòng ở văn phòng cục, hệ thống tổ chức Chi Cục cũng được kiện toàn bảo đảm tinh gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.

Cùng với quá trình 25 năm (1990-2014) hình thành và phát triển ngành thuế, Cục thuế Thừa Thiên Huế cũng đã hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh về cả chất và lượng, về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc... đến giữa năm 2011 trụ sở mới Cục thuế Thừa Thiên Huế được chuy ển về khu quy hoạch, Khu đô thị mới An Vân Dương đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn, kịp thời đưa số thu vào NSNN.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Phòng Tuyên truyền hổ trợ NNT Phòng Nghiệp vụ- Dự toán Phòng KK KTT và tin học Phòng QL nợ và cuởng chế nợ thuế Phòng Kiểm tra Phòng H.chính- Tài vụ- Ấn chỉ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng ...

(Nguồn : Cục thuế Thừa Thiên Huế)

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế

TỔNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHI CỤC THUẾ HUYỆN, THỊ XÃ, T.PHỐ

chức mới; Bộ máy của Cục thuế cũng được thay đổi theo hướng tăng số Phòng ở văn phòng cục phù hợp với tình hình thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ thu NSNN và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức QLT theo chức năng.

Năm 2013 cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế gồm có:

13 Phòng ở văn phòng Cục : Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế thuế; Phòng nghiệp vụ dự toán; Phòng kê khai kế toán thuế ; Phòng Tin học; Phòng Quản lý nợ và cưởng chế nợ thuế; Phòng Thu nhập cá nhân; Phòng Quản lý Đất; Phòng Kiểm tra số 1; Phòng Kiểm tra số 2; Phòng Kiểm tra nội bộ; Phòng Thanh tra; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ:

06 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế.

Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, nhiệm vụ tập trung ở các Phòng thuộc văn phòng Cục mà chủ yếu là ở Phòng Kiểm tra 1, Kiểm tra 2, Phòng Kê khai kế toán thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ

Quyết định số 729/QĐ -TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng Cục Thuế quy định: Cục thuế quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu kháccủa Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Đối với Cục thuế Thừa Thiên Huế chức năng nhiệm vụ của các Phòng như sau: Phòng tuyên truyền hổ trợ pháp luật thuế: Thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế .

Phòng kiểm tra : Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế; thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật tại Doanh nghiệp

Phòng Thanh Tra, phòng Kiểm tra nội bộ: Giải quyết tố cáo liên quan đến NNT

tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế

Phòng kê khai kế toán thuế: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, kế toán thuế, thống kê thuế nộp vào NSNN theo phân cấp quản lý;

Phòng Tin Học: Vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triễn khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế : T hực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế.

Phòng Nghiệp vụ - Dự toán : Hướng dẫn về nghiệp vụ QLT, chính sách, pháp luật thuế cho CBCC thuế ; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Tổng cục thuế.

Phòng quản lý Đất: Quản lý thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác.

Phòng Hành chính- Tài vụ- Ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ.

Phòng Tổ chức cán bộ: Công tác quản lý nhân sự;

3.2.4 Tình hình phân bổ cán bộ công chức tại Cục thuế Thừa Thiên Huế

Là một đơn vị hành chính có trách nhiệm lớn trong việc tạo ra nguồn thu chủ yếu trên địa bàn, Cục thuế Thừa Thiên Huế đã và đang xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngày càng có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Đến năm 2013, toàn Cục có 154 cán bộ (CB), trong đó nam là 95 CB, chiếm 62,69%, nữ chiếm 38,31% tương ứng 59 CB.

3.2.4.1 Phân theo trình độ

So với lúc mới thành lập đến nay năm 2013 CBCC của Cục đều có trình độ từ trung cấp đến sau đại học: Trình độ đại học và sau Đại học có 133 CB chiếm 86,36%; cao đẳng và trung cấp có 7 CB chiếm 4,5%, sơ cấp và chiếm 1,95% với 3 CB. Điều đó chứng tỏ Cục thuế đã coi trọng công tác chuyên môn, bố trí cho CBCC được đi đà o tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sự phát triển của xã hội tuy nhiên đó cũng chỉ dừng lại ở những giãi pháp tình thế mang tính chắp vá.

Bảng 3.4. Tình hình bố trí lao động của Cục Thuế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013 SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % 1 Tổng số CBCC 149 100 153 100 154 100 2 Theo giới tính Nam 93 62,42 96 62,75 95 61,69 3 3,23 -1 -1,04 Nữ 56 37,58 57 37,25 59 38,31 1 1,79 2 3,51 3 Theo trình độ 0,00 0

Đại học và sau đại hoc 127 85,23 133 86,93 133 86,36 6 4,72 0 0,00

Cao đẳng, trung cấp 9 6,04 8 5,23 7 4,55 -1 -11,11 -1 -12,50

Sơ cấp 3 2,01 3 1,96 3 1,95 0 0,00 0 0,00

4 Theo chưc năng 0,00 0

Cán bộ quản lý thu 41 27,52 43 28,10 49 31,82 2 4,88 6 13,95

Cán bộ văn phòng 108 72,48 110 71,90 105 68,18 2 1,85 -5 -4,55

So sánh 13/12) TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (12/11)

3.2.4.2 Phân theo nhiệm vụ công tác

Để phù hợp với chương trình cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế theo mô hình chức năng, chủ trương của ngành thuế là trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường số lượng cán bộ ở các bộ phận tạo ra số thu, số lượng CBCC ở các Phòng văn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34)