Công tác thu nộp và quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48)

3.3.5.1 Công tác quản lý thu nộp thuế

Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay, đối với các DN sau khi kê khai số thuế phát sinh, doanh nghiệp tiến hành tự nộp thuế vào ngân sách qua Kho bạc Nhà nước. Hiện tại, Cục thuế đã triển khai việc thu thuế theo mô hình chức năng, mỗi một Phòng quản lý, theo dõi một công đoạn trong cả quá trình từ khâu tính thuế đến khâu nộp thuế vào ngân sách và quyết toán thuế, do đó đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý nợ thuế. Hàng năm, vẫn còn một số DN nộp chậm hoặc chưa nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước.

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng thuế:

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thu nộp, cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Một số doanh nghiệp vì nguyên nhân khách quan, gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có khả năng thanh toán dứt điểm nợ thuế. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2013 do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và chính sách cắt giảm đầu tư của Nhà nước nên nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, vốn ứ đọng, làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán tiền thuế. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp hoạt động xây dựng, lắp đ ặt thi công các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, mặc dù các công trình này đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán, vì vậy các doanh nghiệp không có tiền để thanh toán nợ thuế.

Cục thuế chưa áp dụng các biện pháp xử phạt thật nghiêm đối với những DN cố tình chây ỳ nợ thuế.

Mức phạt nộp chậm theo Luật Quản lý thuế còn thấp hơn lãi vay ngân hàng (Theo điều 106 Luật Quản lý thuế thì phạt nộp chậm tiền thuế là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp) nên một số DN cố tình chậm nộp để chiếm dụng tiền thuế.

Nguyên nhân khác do việc đôn đốc thu nộp của bộ phận quản lý nợ thuế thiếu thường xuyên, dẫn đến nợ gối đầu, số nợ lũy kế lớn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền thuế.

3.3.5.2 Công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế

Từ tháng 5/2011, công tác thu nợ thuế tại Cục thuế được thực hiện theo quy trình quản lý thu nợ thuế Ban hành kèm theo Quyết định số: 477/QĐ -TCT ngày 15/5/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Việc ban hành quy trình này nhằm mục đíc h và yêu cầu sau:

Mục đích:

Xác định cụ thể nội dung, trình tự xử lý công việc kết quả thu nợ thuế quy định tại Luật quản lý thuế, các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế.

Nâng cao năng lực, hiệu quả của cơ quan thuế trong công tác Quản lý, đôn đốc thu nợ tiền thuế vào Ngân sách nhà nước. Quy định cụ thể nghiệp vụ, công việc, thời gian thực hiện và mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác thu nợ thuế.

Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế, các khoản thu khác vào Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu:

Tăng cường công tác phân tích thông tin, phân loại nợ thuế để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế.

Phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc kê khai nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thu nợ thuế.

Công chức thuế cần nắm vững chế độ, chính sách thuế, có ý thức trách nhiệm cao, tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ và các bư ớc công việc quy định trong quy trình.

Sau khi thực hiện quy trình, công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được triển khai tích cực, đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào ngân sách Nhà nước, đ ã thực hiện thu nợ theo đúng quy trình và ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý, nên công tác thu nợ

Bên cạnh đó, Cục thuế Tỉnh đã đối chiếu với các bộ phân liên quan để cập nhật đầy đủ các khoản nợ. Có chương trình kế hoạch thu nợ cho mỗi CBCC, hàng tháng phải thu gọn số nợ thông thường. Phân tích chính xác hiện trạng nợ, báo cáo đầy đủ kịp thời. Những đơn vị nợ thuế 2 tháng trở lên phải đầy đủ 100% hồ sơ đảm bảo tính pháp lý. Phối hợp với các Phòng, các ban ngành, đơn vị liên quan, thực hiện những biện pháp chế tài theo quy trình để thu hồi nợ cho NSNN …

Tuy vậy, nợ thuế vẫn ở mức cao, tính đến ngày 31/12/2 013 tổng số thuế nợ đọng của các doanh nghiệp trên địa bàn 76.866,03 triệu đồng vớ i 316 doanh nghiệp, chiếm 38% trên tổng số phải nộp của các doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp nợ thuế tăng qua các năm làm cho nợ thuế cũng có xu hướng tăng dần, năm 2012 so với năm 2011 là 148.7%, năm 2013 so với năm 2012 lên đến 194.8%. Đây là vấn đề cần xem xét lại trong công tác quản lý nợ thuế hiện nay.

Nguyên nhân là do ngoài việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD dẫn đến không có khả năng thanh toán dứt điểm nợ thuế còn do nguyên nhân chủ quan thuộc về công tác thu nợ thuế. Cục thuế chưa thực hiện hết chứ c năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa áp dụng thực hiện quyết liệt việc các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Bảng 3.9. Tình hình nợ thuế GTGT của DN ngoài quốc doanh

ĐVT: Triệu đồng

(12/11) (13/12)

1. Số DN kê khai thuế DN 774 838 953 108,3 113,7

2. Số DN nợ thuế DN 301 333 316 110,6 94,9

3. Thuế GTGT phải thu Trđ 172.148,55 237.141,26 204.425,76 137,8 86,2 4. Số thuế đã thu Trđ 145.619,17 197.682,11 127.559,73 135,8 64,5

5. Nợ thuế Trđ 26.529,38 39.459,15 76.866,03 148,7 194,8

6. Nợ/ thuế phải thu lần 0,15 0,17 0,38 108,0 226,0

( Nguồn: Cục thuế Thừa Thiên Huế )

So sánh (%)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)