thuế của các doanh nghiệp, chống thất thu thuế
Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Do vậy việc xây dựng chiến lược tuân thủ tự nguyện đang được đặt ra trong cơ chế vận hành mô hình quản lý thuế hiện đại mà công cụ quan trọng đó là kiểm tra.Công tác này ảnh hưởng khá lớn đến kết quả thu thuế GTGT ở Cục, do đó:
Công tác hoàn thuế cần được chú trọng giải quyết kịp thời và chính xác, vì đây cũng là động lực làm cho các DN mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh bởi cơ sở kinh doanh sẽ được nhận lại số tiền thuế chênh lệch nếu số thuế đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thể hoặc cơ sở kinh doanh âm liên tục trong 3 tháng. Cần xác định rõ số thuế đề nghị hoàn và số thuế không đủ điều kiện được hoàn, từ đó tiến hành hoàn thuế cho các DN theo đúng q uy trình về thời gian cũng như thủ tục hoàn thuế.
Thường xuyên đánh giá, phân tích tờ khai thuế GTGT hàng tháng, báo cáo tài chính hàng năm để đánh giá, phân tích tình hình kê khai của các DN so với cùng kỳ, so với DN cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh. Nếu DN nào có số kê khai âm liên tục trong nhiều tháng phải mời lên giải trình tại cơ quan thuế và tiến hành thủ tục hoàn thuế GTGT. Nếu DN có doanh thu lớn nhưng kê khai lợi nhuận ít cũng mời giải trình và ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp t huế. Kế hoạch kiểm tra DN trong năm tới phải được nghiên cứu và lập kế hoạch vào cuối năm trước, DN nào có dấu hiệu nghi ngờ lớn thì kiểm tra trước, DN nào có dấu hiệu nghi ngờ ít thì kiểm tra sau nhưng
phải đảm bảo rằng tất cả các DN hiện đang hoạt động k inh doanh thì trong thời gian từ 3 đến 5 năm đều phải được kiểm tra hết.
CB kiểm tra phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi và phẩm chất đạo đức tốt. Trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải luôn giữ vững phẩm chất và đạo đức của n gười cán bộ thuế, phải chỉ ra được những sai phạm và áp dụng đúng luật quản lý thuế để đề xuất xử lý nếu DN vi phạm pháp luật về thuế. Để làm được điều này thì cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đạo đức, tác phong, việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của cán bộ trong toàn Cục. Kiên quyết xử lý đối với các trường doanh nghiệp vi phạm đạo đức nghề nghiệp và đạo đức sống, nhũng nhiễu người nộp thuế, lấy tiền thuế làm của riêng, “móc nối, chia chác”, gây khó khăn, phiền hà cho DN khi doanh nghiệp đến làm việc tại cơ quan thuế hay khi đến kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Điều này làm mất lòng tin của người nộp thuế và làm cho các DN đều có một tâm lý chung là sợ bị thanh tra, kiểm tra thuế.