2.3.2.1 Nội dung thu thuế GTGT
Để huy động các khoản thu vào NS, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết, nhà nước cần ban hành các chính sách thuế và để đưa được các chính sách thuế vào cuộc sống thì phải có hệ thống quản lý để tổ chức thực thi chính sách thuế. Giữa hai nội dung này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hệ thống chính sách thuế là cơ sở tiền đề để hình thành hệ thống thu thuế và ngược lại hệ thống QLT là nơi tổ chức thực hiện chính cách thuế.
Theo Điều 3 Luật quản lý thuế nội dung quản lý thuế gồm: - Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế. - Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế. - Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Các quy định của Luật QLT đảm bảo tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế QLT mới, cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Các nội dung trên được cụ thể hoá bằng các quy trình cụ thể để quản lý thu thuế theo chức năng. Hiện nay ngành thuế đã triển khai thực hiện 5 quy trình quản lý thuế: Đăng ký, kê khai thuế; Kiểm tra thanh tra; Miễn giảm thuế; Hoàn thuế; Quản lý nợ thuế.
Việc quy định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của từng Phòng trong công tác QLT thuế đối với các DN nhằm hạn chế các tiêu cực cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế, tuy nhiên "Hệ thống mẫu biểu, văn bản, các quy trình hướng dẫn chưa đồng nhất, chưa kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn, hổ trợ NNT t hực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN".
2.3.2.2 Quy trình thu thuế theo chức năng đối với các DN
Công tác thu thuế đối với các Doanh nghiệp được thực hiện theo “ Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 và “ Quy trình xữ lý kê khai, nộp thuế, kế toán theo dõi thu nộp thuế” tại quyết định số 1125 QĐ/TCT ngày 26/10/2005. Sau đó đến ngày có hiệu lực thực hiện Luật quản lý thuế 01/07/2007, Tổng Cục Thuế đã ban hành các quy trình quản lý thu thuế theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc ngành thuế.
- Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế: Nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Luật quản lý thuế. Theo đó nội dung quy trình quy định chức năng của các bộ phận ti ếp nhận và xử lý các loại hồ sơ khai thuế của NNT nộp cho cơ quan thuế.
Hành chính; Tin học điện tử Kiểm tra Doanh nghiệp Kê khai, kế toán thuế Tuyên truyền Hỗ trợ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Kho bạc nhà nước
Sơ đồ 2.1. Quy trình kết quả thu thuế theo chức năng
(Nguồn: Cục thuế Thừa Thiên Huế)
- Quy trình quản lý thu nợ thuế : Nôi dung quy trình phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT trong việc khai nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý thu nợ.
- Quy trình kiểm tra thuế: Nội dung quy trình quy định thủ tục kiểm tra hồ sơ khai thuế của DN tại trụ sở cơ quan thuế; Cơ sở pháp lý để ra quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Theo đó nội dung quy trình kiểm tra nhằm tăng cường giám sát hồ sơ khai thuế của NNT, chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm về thuế đồng thời cũng nhằm thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tránh sách nhiễu, phiền hà do cán bộ công chức thuế thuế gây ra.
- Quy trình hoàn thuế : Quy định cụ thể nội dung công việc và trình tự thực hiện việc giãi quyết hoàn thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNDN, thu nhập cá nhân, các loại thuế và phí khác.
Theo nội dung các quy trình hồ sơ khai thuế của các DN bao gồm : Hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm. DN gửi hồ sơ khai thuế bằng Kê khai điện tử hoặc trực tiếp đến Cục thuế qua “một cửa” thuộc Phòng TTHT pháp luật thuế hoặc có thể gửi gián tiếp qua bưu điện được Phòng hành chính nhận, sau đó các nơi nhận hồ sơ này sẽ vào sổ “công văn đến” và qúet mã vạch hoặc chuyển đến Phòng kê khai kế toán thuế. Phòng kê khai kế toán thuế kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế sau đó nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu QLT, kiểm tra lỗi số học và hạch toán vào sổ “theo dỏi thu nộp thuế”. Kể từ năm 2015 để góp phàn cải cách thủ tục hành chính thuế về giảm số giờ kê khai nộp thuế, 100 % DN đều kê khai bằng Kê khai điện tử.
DN căn cứ vào số thuế tự tính, tự khai mà tự nộp thuế vào NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã, thành phố, Phòng kê khai kế toán thuế nhận chứng từ nộp thuế từ KBNN và cùng đối chiếu số liệu về số tiền thuế DN đã nộp .
Phòng Kiểm tra, Thanh tra trên cơ sở dữ liệu QLT, hồ sơ khai thuế của DN, hồ sơ đề nghị miễn giảm, hoàn thuế... và các thông tin thu thập được ở bên ngoài tiến hành phân tích số liệu, phân tích ngang, phân tích dọc: Số liệu năm nay, năm trước; tháng này, tháng trước; so sánh các đơn vị cùng quy mô... theo cơ chế “phân tích rủi ro” mà phân loại DN và tiến hành thông báo DN giải trình hoặc kiểm tra tại DN theo chức năng nhiệm vụ ở quy trình kiểm tra, thanh t ra.
Đối với số thuế DN còn nợ đọng thì Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xác định tình trạng nợ về số thuế nợ, tuổi nợ (dưới 30 ngày; 30-90 ngày; trên 90 ngày) và tình trạng hoạt động SXKD của DN để có biện pháp thu nợ theo chế tài quy định của quy trình thu nợ.
DN có những vướng mắc về chính sách thuế hay có ý kiến, kiến nghị thì đến trực tiếp hoặc gửi công văn đến Cục thuế. Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế có nhiệm vụ tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị từ DN và có nhiệm vụ giãi thích, trả lời cho DN được rõ hoặc chuyển Phòng Nghiệp vụ - dự toán; Phòng Kiểm tra thụ lý hồ sơ.