NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)

2.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi

ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.

Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho NSNN. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng doanh nghiệp rộng rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.

2.4.2 Sự tuân thủ của doanh nghiệp về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế vàkế toán thuế kế toán thuế

Việc các doanh nghiệp chấp hành công tác đăng ký, kê khai thuế và nộp thuế đúng quy định là một trong những nhân tố tác động tích cực đến quá trình quản lý thuế hiện nay. Điều này giúp cơ quan thuế thực hiện tốt hơn vai trò và chức năng của mình trong việc quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh và đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Công tác kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu thuế GTGT. Việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là điều kiện bắt buộc thì công tác thu thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng mới đạt hiệu quả cao.

Hình thức thanh toán trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến công tác thu thuế GTGT. Việc thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay đang gây khó khăn cho việc kiểm soát doanh thu của cơ quan thuế. Do đó phải qui định bắt buộc hình thức thanh toán qua ngân hàng mới hạn chế được tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.

2.4.3 Công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế

Công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế thực hiện việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác. Đồng thời công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách công bằng, minh bạch, đơn giản và

Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn lậu thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế; vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốn thuế. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội.

2.4.4 Công tác hoàn thuế GTGT

Công tác hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước hoàn trả lại khoản tiền cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thông qua cơ chế khấu trừ thuế các cơ sở kinh doanh (CSKD) có số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã nộp thì sẽ được hoàn trả phần chênh lệch, do cơ sở đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thế.

Điều này một mặt khuyến khích các DN mạnh dạng đầu tư sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng là khe hở để các doanh nghiệp gian lận trong kê khai số thuế phải nộp để được hoàn. Do đó, làm tốt công tác này sẽ chống lại việc thất thu thuế.

2.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước

Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảm bảo công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận. Các trường hợp vi phạm phải xử lý kịp thời, nghiêm minh mới có tác dụng răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế GTGT như tổ chức bộ máy quản lý thuế, quy trình quản lý thuế, công tác tin học, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng...

2.4.6 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác thu thuế, là chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai - tự nộp thuế, vì

mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành.

Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo về quản lý thuế và năng lực tài chính của người nộp thuế. Đối với người nộp thuế mà có ý thức tự giác tuân thủ đúng phá p luật, kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luật và sẽ giảm thiểu được nợ thuế. Nợ thuế cũng là thước đo đối với năng lực quản lý của cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện được các biện pháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế cũng sẽ được giảm thiểu.

Đó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với cơ quan thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Nếu quản lý nợ thuế được tốt thì sẽ đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cho nên công tác quản lý nợ thuế ở nước ta cũng như ở các nước được xem là hết sức quan trọng, cần phải có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này.

Với các điều kiện về pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực như hiện nay, công tác quản lý nợ và cưỡng chế th u nợ thuế có thể gánh vác được nhiệm vụ được trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý .

2.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊNTHẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.5.1 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong thời gi an qua

Từ tháng 9 – 1993, chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ thuế doanh thu có khấu trừ tương tự thuế GTGT ở 11 xí nghiệp quốc doanh thuộc 3 ngành dệt, sản xuất đường, xi măng. Qua đó rút kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng dự luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu. Trong thời gian họp quốc hội khoá IX lần thứ 11, quốc hội đã dành một số buổi để tập trung thảo luận mọi khía cạnh liên quan tới dự án luật này. Hầu hết các đại biểu đều tán thành là điều kiện ban hành luật thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu đã chín muồi. Ý nghĩa của Luật cũng thể hiện rõ trong

toán kế toán; góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với kinh tế thị trường. Luật thuế GTGT chính thức áp dụng vào ngày 1/1/ 1999.

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng thuế GTGT ở các nước

Mặc dù có sự khác biệt khá lớn về chế độ chính trị, về điều kiệ n, hoàn cảnh kinh tế- xã hội, văn hoá và trình độ quản lý.... nhưng qua nghiên cứu về xây dựng Luật thuế GTGT ở các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Việc thiết kế, xây dựng một Luật thuế nói chung và Luật thuế G TGT nói riêng ngoài việc phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội còn phải phù hợp với đặc điểm, truyền thống văn hoá của mỗi nước, đồng thời phải tính đến mối quan hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường để có được lợi ích tổng thể của quốc gia.

Thứ hai: Việc áp dụng thuế GTGT có thể chia ra từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ quản lý.

Thứ ba: Tính công bằng trong các quy định của Luật là điều ki ện cơ bản để đạt được tính tuân thủ. Khi tính tự tuân thủ được nâng cao sẽ làm giảm đáng kể chi phí hành chính thuế. Như vậy ở một khía cạnh nào đó (xét hiệu quả về chi phí hành chính thuế) thì tính công bằng trong các quy định của Luật sẽ làm tăng hiệu qu ả của sắc thuế. Thứ tư: Bảo đảm tính tự tuân thủ có ý nghĩa quan trọng trong công tác hành chính thuế. Để có được điều đó, ngoài các quy định rõ ràng, chi tiết và công bằng về trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì Luật phải có chế tài xử phạt một cách nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Thứ năm: Những bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế xây dựng Luật.

- Về phạm vi điều chỉnh: Luật thuế GTGT nên điều chỉnh đối với tất cả các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ, không phân biệt hàng sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu (loại trừ những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cần ưu đãi và khuyến khích).

- Đối tượng nộp thuế: là tất cả các tổ chức, cá nhân có tiêu thụ hàng hoá ho ặc cung cấp dịch vụ.

- Cách tính thuế: là doanh thu bán hàng (tính trên giá bán chưa có thuế GTGT) nhân (X) với thuế suất. Khi tính thuế phải nộp được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu

trước. Nếu số thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào được giải quyết bằng cách: Cấn trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, hoặc Nhà nước hoàn trả lại .

- Về thuế suất: Thuế GTGT là một sắc thuế có tính trung lập, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh, phạm vi áp dụng rộng. Do đó nên xây dựng ít mức thuế suất để đ ảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện. Theo thống kê của quỹ tiền tệ IMF, tính đến tháng 10/1994, trong 100 nước áp dụng thuế GTGT (không tính mức thuế suất 0%) thì chỉ có một nước là Colombia có 5 mức thuế suất và 5 nước sử dụng 4 mức thuế suất, các nước còn lại sử dụng số thuế suất ít hơn 4. Một số nước như Achentina, Phần Lan, Indonesia....khi áp dụng thuế GTGT sử dụng một hoặc hai mức thuế suất nhưng sau này phải có sự điều chỉnh tăng lên. Cụ thể như Indonesia khi mới áp dụng chỉ có một mức thuế suất là 10%, nhưng tính đến tháng 3/1999 đã sử dụng đến 4 mức thuế suất: 5%, 10%, 20% và 35%. Theo tổng kết ở đa số các nước thì phương pháp tốt nhất là áp dụng nhiều thuế suất (không quá 5 mức thuế suất) lúc ban đầu và sau đó giảm dần.

- Về kê khai, tính và nộp thuế: Việc kê khai, tính và nộp thuế nên quy định cho đối tượng nộp thuế tự thực hiện, có như thế mới bảo đảm g iảm bớt chi phí hành chính thuế. Tuy nhiên để thực hiện cơ chế này, cần có các quy định bắt buộc, xử lý nghiêm các vi phạm và đồng thời có giải pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở đề cao tính tự tuân thủ.

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỪA THIÊN HUẾ3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nhìn chung địa hình Thừa Thiên Huế thấp dần từ Tây sang Đông. Chính đặc điểm này đã góp phần tạo cho khí hậu, thực vật của tỉnh có sự khác nhau tương đối giữa các vùng. Có thể chia tỉnh thành hai vùng: vùng gò đồi và vùng đồng bằng.

Tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 503.320,5ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 12.08%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 64.61%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6,63%; đất chuyên dùng chiếm 6.39%; đất khu dân cư chiếm 3, 59%; đất chưa sử dụng chiếm 6.7% trong đó có 5,5% là đồi núi, 1,2% đất mặt nước chưa sử dụng.

Có thể nói khí hậu của Tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất của quá trình sản xuất. Tổng dân số của Tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2013 là 1,127 triệu người và số người trong độ tuổi lao động là 593.973 người, tương ứng chiếm 52,66%, trong đó lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 15,20%, lao đng nông nghiệp chiếm 13,9. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 11,10%, mật độ dân số 224,1 người/km2.

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1.  Tổng dân số Người 1.103.136 1.115.523 1.127.905 2.  Tổng số lao động người 571.239 581.913 593.973 - Nông nghiệp “ 160.347 159.716 156.787 - Công nghiệp – xây dựng “ 158.827 162.979 171.429 - Dịch vụ - du lịch “ 252.065 259.218 265.757 3.  Mật độ dân số người/km2 219,17 221,63 224,09 4.  Tỷ suất tăng dân số tự nhiên % 11,28 11,14 11,10

( Nguồn : Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 )

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế là Tỉnh đang có bước phát triển mạnh mẽ về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ. Từ chổ trước đây, ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn, đến nay, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã phát triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên địa bàn. Lao động trong các ngàn h này tăng mạnh qua các năm, cho thấy tỉnh đang có sự bức phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, KCN Hương Sơ, Phong Điền, Phú Đa... thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, kinh tế Tỉnh không ngừng tăng trưởng cao, các thành phần kinh tế phát triển năng động. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng.

Giá trị sản xuất các ngành tăng mạnh qua các năm, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp vượt bậc, năm 2013 so với năm 2012 tăng 14,62% tương ứng tăng 2.768.450 triệu đồng, điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh là giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)