Định hướng chung của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 78)

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Tiếp tụ c cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất...”

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2013 – 2015:

Duy trì và phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với nhịp độ tăng trưởng cao, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp. Phấn đấu đạt giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm từ 19% trở lên. Tập trung ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu đưa giá trị tổng sản phẩm của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 18,6% trở lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2012 –

2015 đạt 7,5 – 8%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40,5 – 41,5% GDP.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Tỉnh đang bước đầu hình thành và phát triển thì thuế được xem là nguồn lực tài chính quan trọng để phục vụ những mục tiêu trước mắt và lâu dài. Vì vậy cần ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra trong Đại hội là tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 22 – 23% GDP, giảm mức bội chi ngân sách xuống 4 -5% vào năm 2015.

4.2.2 Định hướng cụ thể của ngành thuế

Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phá t triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .

Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rỏ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính .

Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình thông qua việc nộp thuế cho NSNN.

Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; Đến năm 202 0 Việt nam đuổi kịp trình độ Quản lý thuế của các nước trong khu vực .

Xã hội hóa công tác thuế ở đây được nhìn nhận với góc độ rộng h ơn, với mục đích và nội dung khác toàn diện hơn. Xã hội hóa công tác thuế, có thể được hiểu là công tác thuế phải được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ khâu dự thảo ban hành Luật đến khi Luật đi vào cuộc sống. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách thuế m ột cách dân chủ, minh bạch, nâng cao các quyền của người nộp thuế, quyền giám sát của người dân; đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức nghĩa vụ thuế, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân trong xã hội đối với công tác thuế.

Ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm, theo một qui trình chặt chẽ. Bên cạnh đó, thực hiện Luật quản lý thuế với sự tham gia mạnh mẽ của các tổ ch ức và cá nhân trong xã hội, chắc chắn rằng công tác thu thuế trong giai đoạn mới sẽ thắng lợi toàn diện, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển.

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

Trên cơ sở kết quả khảo sát các DN và CBCC thuế về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT, đề tài đã phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, những ý kiến đóng góp của các đối tượng điều tra. Đồng thời căn cứ định hứong phát triển của Tỉnh Thừa Thiên Huế và của ngành thuế cũng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 78)