Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 77)

4.1.1 Thống kê mô tả

Kết quả khảo sát các DN và CBCC về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT cho thấy ý kiến đánh giá có giá trị trung bình Mean thấp nhất là 2,9321 đối với sự thay đổi thường xuyên của chính sách thuế và ý kiến đánh giá có giá trị Mean cao nhất là 3,7840 đối với mẫu biểu tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Nhìn chung cả DN và CBCC thuế đánh giá khá tốt về công tác quản lý thu thuế hiện nay ở Cục.

Error! Not a valid link.

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Tuy nhiên, theo đánh giá thì trong thời gian tới Cục thuế cần chú trọng hoàn thiện một số nội dung sau :

- Đối với Công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT: cần chú trọng đến nội dung Kỷ năng giải quyết công việc của CB tuyên truyền; Trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ DN; Thông tin từ Website ngành thuế.

- Đối với công tác kiểm tra thuế, hoàn t huế: cần hoàn thiện hơn nội dung về Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế; Phân tích hồ sơ, lựa chọn lập kế hoạch kiểm tra; Đề xuất xử lý vi phạm của CB kiểm tra thuế tại DN.

- Về đăng ký, kê khai nộp thuế: tập trung vào việc kê khai theo HTKK và mã vạch 2 chiều.

- Về thủ tục, chính sách thuế: chú trọng đến Thủ tục thành lập DN; Các loại thuế suất thuế GTGT; Sự thay đổi thường xuyên của chính sách.

- Về công tác quản lý nợ thuế: tập trung hoàn thiện các nội dung về Quy trình quản lý nợ thuế; Sự phối hợp giữa Phòng QLN&CCNT với các bộ phận liên quan; Xử phạt nợ thuế

4.1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế GTGT

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, chúng tôi đã xác định được 5 nhóm nhân tố tác động đến công tác quản lý thu thuế GTGT. 5 nhóm nhân tố được xác định này khá phù hợp với các nhân tố đã được xác định ở phần lý thuyết đó là: Công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế; Công tác tuyên truyền – hỗ trợ NNT; Đăng ký, kê khai nộp thuế; Thủ tục, chính sách thuế; Công tác quản lý nợ thuế.

4.1.3 Mức độ ảnh hưở ng của các nhân tố đến mức độ đánh giá tổng thể công tácquản lý thu thuế GTGT quản lý thu thuế GTGT

Công tác quản lý thu thuế GTGT = 3,641 + 0,209 x Công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế + 0,211 x Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT + 0,205 x Đăng ký, kê khai nộp thuế + 0,181 x Thủ tục, chính sách thuế + 0,227 x Công tác quản lý nợ thuế - 0,19 x đối tượng điều tra ± 0,291

Mức độ đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT chịu ảnh hưởng của mức độ đánh giá các nhân tố tuần tự từ lớn đến nhỏ là: “ Công tác quản lý nợ thuế”; “ Công tác công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế”; “Công tác kiểm tra, hoàn thuế”; “Đăng ký, kê khai nộp thuế”; “Chính sách, thủ tục thuế”

4.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

4.2.1 Định hướng chung của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Tiếp tụ c cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất...”

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2013 – 2015:

Duy trì và phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với nhịp độ tăng trưởng cao, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp. Phấn đấu đạt giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm từ 19% trở lên. Tập trung ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, phấn đấu đưa giá trị tổng sản phẩm của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 18,6% trở lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2012 –

2015 đạt 7,5 – 8%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40,5 – 41,5% GDP.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Tỉnh đang bước đầu hình thành và phát triển thì thuế được xem là nguồn lực tài chính quan trọng để phục vụ những mục tiêu trước mắt và lâu dài. Vì vậy cần ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra trong Đại hội là tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 22 – 23% GDP, giảm mức bội chi ngân sách xuống 4 -5% vào năm 2015.

4.2.2 Định hướng cụ thể của ngành thuế

Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phá t triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .

Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rỏ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính .

Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình thông qua việc nộp thuế cho NSNN.

Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; Đến năm 202 0 Việt nam đuổi kịp trình độ Quản lý thuế của các nước trong khu vực .

Xã hội hóa công tác thuế ở đây được nhìn nhận với góc độ rộng h ơn, với mục đích và nội dung khác toàn diện hơn. Xã hội hóa công tác thuế, có thể được hiểu là công tác thuế phải được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ khâu dự thảo ban hành Luật đến khi Luật đi vào cuộc sống. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách thuế m ột cách dân chủ, minh bạch, nâng cao các quyền của người nộp thuế, quyền giám sát của người dân; đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức nghĩa vụ thuế, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân trong xã hội đối với công tác thuế.

Ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm, theo một qui trình chặt chẽ. Bên cạnh đó, thực hiện Luật quản lý thuế với sự tham gia mạnh mẽ của các tổ ch ức và cá nhân trong xã hội, chắc chắn rằng công tác thu thuế trong giai đoạn mới sẽ thắng lợi toàn diện, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển.

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở kết quả khảo sát các DN và CBCC thuế về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT, đề tài đã phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, những ý kiến đóng góp của các đối tượng điều tra. Đồng thời căn cứ định hứong phát triển của Tỉnh Thừa Thiên Huế và của ngành thuế cũng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

4.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế

Cùng với việc đổi mới và cải cách thể chế tài chính, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế cũng được tiến hành mạnh mẽ, tạo điều kiện cho người nộp thuế nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân với Nhà nước. Điều đó đặt ra yêu cầu cơ quan thuế phải thực sự đổi mới trong hoạt động quản lý, đồng thời phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý thuế. Cơ quan thuế phải thực sự là nơi đáng tin cậy để người nộp thuế gửi gắm niềm tin trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Cùng với điều tra về đánh giá của các DN về công tác tuyên truyền hỗ trợ hiện nay ở Cục thuế Thừa Thiên Huế cho thấy công tác tuyên truyền và hổ trợ người nộp thuế là nội dung quan trọng hàng đầu, có vai tò rất lớn đối với nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần hoàn thiện công tác này về một số mặt cơ bản sau:

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế theo hướng chuyên môn hóa. Điều tra cho thấy rằng các DN khi có vướng mắc đều gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến cơ quan thuế để được tư vấn. Một số DN được phỏng vấn trực tiếp có cho biết rằng, nhiều lúc chưa thực sự hài lòng với kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ tuyên truyền bởi lẽ khi DN có hỏi đến những thay đổi mới trong mẫu biểu hay chính sách thì thỉnh thoảng vẫn “bị” hẹn trả lời sau. Do đó, Cục thuế cần bố trí những cán bộ am hiểu sâu về chính sách và có kỹ năng sư phạm tại bộ phận hướng dẫn giải đáp cho DN kịp thời và chính xác. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp học hoặc gửi các cán bộ này đi học những lớp về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng sư phạm…nhằm giải đáp tốt hơn những t hắc mắc của người nộp thuế. Đặc biệt là các DN mới thành lập sẽ gặp không ít vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Các cán bộ tuyên truyền và hổ trợ cần chú ý nhiều hơn đến các đối tượng này. Ngoài hướng dẫn cho DN cách thức tiến hành các thủ tục khi mới thành lập thì cần nắm bắt thật rõ các thông tin về doanh nghiệp để thuận tiện cho việc quản lý sau này.

Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền và hổ trợ người nộp thuế. Hiện nay, ngành thuế chỉ có một trang web chung cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế để phổ biến những chính sách, thông tư, nghị định về thuế. Trong thời gian tới Cục cần thành lập một trang web riêng của Cục và hướng dẫn cách sử dụng cho người nộp thuế biết cách truy cập và cập nhật những điều cần thiết, cần biết cho công tác kê khai, nộp thuế một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Bên cạnh đó, Cục cần đầu tư thêm và trang thiết bị, máy móc và tài liệu hướng dẫn ngay tại cơ quan thuế để khi các DN đến cơ quan thuế có thể tìm hiều thêm về thuế hoặc tự giải đáp những thắc mắc của mình.

Đánh giá của doanh nghiệp về trang thiết bị hổ trợ doanh nghiệp chỉ là 2,85 cho thấy doanh nghiệp chưa hài lòng với công tác này của Cục. Trong thời gian tới, công tác này cần được chú trọng nhiều hơn như đầu tư thêm 3 đến 5 máy vi tính ngày tại tiền sãnh, đảm bảo tốc độ truy cập vào trang web của Cục nhanh chóng. Bên cạnh đó cần có 1 tủ trưng bày các ấn phẩm và tạp chí cũng như các luật và nghị định thuế và một cán bộ chuyên trách về công tác này và hổ trợ các DN cài đặt phần mềm ngay tại

Ngoài ra, tăng cường công tác tổ chức tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp. Nhiều DN được hỏi cho biết khi có những thay đổi mới về chính sách, thông tư, nghị định thì cơ quan thuế nên tổ chức tập huấ n để các DN được biết và làm theo . Bên cạnh đó cơ quan thuế cũng nên tổ chức các buổi hội nghị đối thoại để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng từ người nộp thuế để cùng tìm được tiếng nói chung từ khi nghiên cứu, xây dựng cho đến quá trình triển khai, thực hiện chính sách, chế độ thuế. Công tác này tuy tốn kém khá nhiều về chi phí và thời gian nhưng hiệu quả mang lại rất cao và cũng là mong muốn của rất nhiều DN. Các doanh nghiệp được giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời lại nói lên được những ý kiến, đề xuất của mình, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các DN và cơ quan thuế.

4.3.2 Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế để nâng cao tính tuân thủthuế của các doanh nghiệp, chống thất thu thuế thuế của các doanh nghiệp, chống thất thu thuế

Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Do vậy việc xây dựng chiến lược tuân thủ tự nguyện đang được đặt ra trong cơ chế vận hành mô hình quản lý thuế hiện đại mà công cụ quan trọng đó là kiểm tra.Công tác này ảnh hưởng khá lớn đến kết quả thu thuế GTGT ở Cục, do đó:

Công tác hoàn thuế cần được chú trọng giải quyết kịp thời và chính xác, vì đây cũng là động lực làm cho các DN mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh bởi cơ sở kinh doanh sẽ được nhận lại số tiền thuế chênh lệch nếu số thuế đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thể hoặc cơ sở kinh doanh âm liên tục trong 3 tháng. Cần xác định rõ số thuế đề nghị hoàn và số thuế không đủ điều kiện được hoàn, từ đó tiến hành hoàn thuế cho các DN theo đúng q uy trình về thời gian cũng như thủ tục hoàn thuế.

Thường xuyên đánh giá, phân tích tờ khai thuế GTGT hàng tháng, báo cáo tài chính hàng năm để đánh giá, phân tích tình hình kê khai của các DN so với cùng kỳ, so với DN cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh. Nếu DN nào có số kê khai âm liên tục trong nhiều tháng phải mời lên giải trình tại cơ quan thuế và tiến hành thủ tục hoàn thuế GTGT. Nếu DN có doanh thu lớn nhưng kê khai lợi nhuận ít cũng mời giải trình và ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp t huế. Kế hoạch kiểm tra DN trong năm tới phải được nghiên cứu và lập kế hoạch vào cuối năm trước, DN nào có dấu hiệu nghi ngờ lớn thì kiểm tra trước, DN nào có dấu hiệu nghi ngờ ít thì kiểm tra sau nhưng

phải đảm bảo rằng tất cả các DN hiện đang hoạt động k inh doanh thì trong thời gian từ 3 đến 5 năm đều phải được kiểm tra hết.

CB kiểm tra phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi và phẩm chất đạo đức tốt. Trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải luôn giữ vững phẩm chất và đạo đức của n gười cán bộ thuế, phải chỉ ra được những sai phạm và áp dụng đúng luật quản lý thuế để đề xuất xử lý nếu DN vi phạm pháp luật về thuế. Để làm được điều này thì cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến đạo đức, tác phong, việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của cán bộ trong toàn Cục. Kiên quyết xử lý đối với các trường doanh nghiệp vi phạm đạo đức nghề nghiệp và đạo đức sống, nhũng nhiễu người nộp thuế, lấy tiền thuế làm của riêng, “móc nối, chia chác”, gây khó khăn, phiền hà cho DN khi doanh nghiệp đến làm việc tại cơ quan thuế hay khi đến kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Điều này làm mất lòng tin của người nộp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 77)