Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kết quả thu thuế GTGT tạ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 72)

GTGT tại Cục thuế Thừa Thiên Huế

(Phụ lục 07)

Trong phần này, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố tác động đến kết quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện điều này, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội.

Mô hình hồi quy có dạng:

Yi= β0+β1X1+β2X2+β3X3+β4X4+β5X5+ ui

Trong đó:

Yi: Biến phụ thuộc (kết quả tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT) β0: là hệ số chặn

β1,β2,β3,β4,β5: hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến độc lập Xi: Biến độc lập

X1: Biến công tác kiểm tra, hoàn thuế

X2: Biến công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế X3: Biến công tác đăng ký, kê khai nộp thuế

X4: Biến chính sách thủ tục thuế X5: Biến công tác quản lý nợ thuế

ui: Là một sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không thay đổi2.

Bảng 3.28: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT theo phương pháp Enter

Error! Not a valid link.

Ta có mô hình hồi quy:

Yi= 3,641 + 0,209 x Công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế + 0,211 x Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT + 0,205 x Đăng ký, kê khai nộp thuế + 0,18 1 x Thủ tục, chính sách thuế + 0,227 x Công tác quản lý nợ thuế - 0,19 x đối tượng điều tra ± 0,291

Theo phương trình hồi qui này, nếu xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc thì “Kết quả công tác quản lý thu thuế GTGT” chịu ảnh hưởng của các n hân tố tuần tự là: “Công tác quản lý nợ thuế”; “ Công tác công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế”; “Công tác kiểm tra, hoàn thuế”; “Đăng ký, kê khai nộp thuế”; “Chính sách, thủ tục thuế”; “Đối tượng điều tra”. Hệ số chặn 3,641 là mức độ đánh giá tối thiểu cố định không chịu ảnh hưởng của các biến độc lập kia.

Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,1). Với kết quả trên cho thấy các yếu tố có mặt trong mô hình có quan hệ rất chặt chẽ và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thuế GTGT tại Cục thuế Thừa Thiên Huế.

Phương trình có hệ số R -squared có giá trị là 0,697 (tương ứng 69,7%) thể hiện sự phù hợp của mô hình với tổng thể. Ý nghĩa của hệ số này có thể hiểu là: 69,7% biến thiên của công tác kết quả thu thuế GTGT có thể giải thích bởi ảnh hư ởng của công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế; Công tác tuyên truyền – hổ trợ người nộp thuế; Đăng ký, kê khai nộp thuế; Thủ tục, chính sách thuế; Công tác quản lý nợ thuế ; Đối tượng điều tra (đối tượng thực hiện). Các hệ số hồi quy β đều dương phản ánh các yếu tố này tỷ lệ thuận với mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra. Khi các yếu tố này tăng lên thì sự đánh giá của các đối tượng cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Trường hợp β6= -0,19 cho thấy ảnh hưởng của biến đối tượng điều tra đến mức độ đánh giá sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT không lớn lắm. So sánh toàn bộ các Sig., với Sig. (β6 ) = 0,00059 có thể là khá lớn thì ý nghĩa thống kê rất nhỏ, nên có thể nói đánh giá của DN và CBCC thuế về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT là không quá khác biệt.

β0= 3,641: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” trung bình và không chịu ảnh hưởng của sự đánh giá 22 biến trước đó (không chịu ảnh hưởng của việc đánh giá các nhân tố “Kiểm tra thuế hoàn thuế”, “ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế”, “Đăng ký kê khai nộp thuế ”, “Chính sách, thủ tục thuế”, “Quản lý nợ thuế”) và đối tượng điều tra ± 0,291.

β1= 0,209: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” sẽ tăng lên 0,209 khi mức độ đánh giá công tác “Kiểm tra thuế, hoàn thuế” tăng lên 1 đơn vị.

β2= 0,211: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” sẽ tăng lên 0,211 khi mức độ đánh giá công tác “T uyên truyền, hổ trợ người nộp thuế ” tăng lên 1 đơn vị.

β3 = 0,205: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” sẽ tăng lên 0,205 khi mức độ đánh giá công tác “Đ ăng ký, kê khai nộp thuế ” tăng lên 1 đơn vị.

β4 = 0,181: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” sẽ tăng lên 0,181 khi mức độ đ ánh giá về sự phù hợp của “Chính sách, thủ tục thuế” tăng lên 1 đơn vị.

β5 = 0,227: phản ánh mức độ đánh giá “tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT” sẽ tăng lên 0,227 khi mức độ đánh giá công tác “Quản lý nợ thuế” tăng lên 1 đơn vị.

ui = ± 0,291: là sai số ngẫu nhiên

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 3.29: Kết quả R-Square của mô hình hồi quy tương quan theo phương pháp Enter

Error! Not a valid link.

Ta có hệ số R-Square sử dụng để phản ánh độ thích hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (0 ≤ R2 ≤ 1). Hệ số xác định bội R2 (R square) trong mô hình này là 0,697. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 69,7% (> 50%) hay nói một cách khác đi là 69,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mô hình.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Trị thống kê F được tính từ giá trị R-Square của mô hình đầy đủ bằng 5 9,542 (bảng phân tích ANOVA phần phụ lục), với mức ý nghĩa Sig. F (= 0,000) rất nhỏ cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội của chúng ta chắc chắn có liên hệ tuyến tính, có thể sử dụng được.

Trong trường hợp mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến riêng lẻ, nên để tránh d iễn giải sai lệch kết quả hồi quy so với thực tế cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa cộng tuyến.

Để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ta sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor).

Theo các giá trị trên Bảng 3.28, ta thấy các nhân tử phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 1,5 nghĩa là không xảy ra hiện tượng trong đa cộng tuyến trong mô hình.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Nếu mô hình có hiện tượng tương quan chuỗi hay tự tương quan thì các kiểm định sẽ mất hiệu lực, do đó để các tham số của mô hình có ý nghĩa thống kê thì cần phải kiểm định hiện tượng tự tương quan. Nhìn vào bảng 3.29, ta thấy trị số thống kê Durbin – Watson (d) bằng 2,030. Tra bảng “Giá trị dUvà dLcủa thống kê Durbin-Watson với mức ý nghĩa 5%; n (số quan sát) ~ 150; k (số biến) = 6”, ta có giá trị dthỏa mãn điều kiện: dU= 1,817 <d = 2,030< 4 - dU= 2,183; do đó kết luận mô hình đang xét không có tự tương quan hoàn hảo.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

HOÀN THIỆN THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 72)