VỀ KẾT QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 3.4.1 Thiết kế bảng hỏi
Để đánh giá công tác kết quả thu thuế giá trị gia tăng hiện nay, luận văn đã sử dụng phiếu điều tra cán bộ công chức thuế và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn theo các tiêu chí như:
Sự phù hợp của công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế
Sự hài lòng về công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế
Sự phù hợp của công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế
Sự hợp lý của các chính sách thuế hiện nay
Sự hài lòng về công tác thu nợ thuế
Đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT
Dựa trên các tiêu chí đó, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm 23 câu hỏi chung cho cả các doanh nghiệp và cán bộ công chức thuế nhằm biết được sự đánh giá của các nhóm điều tra. Trong đó, 22 câu hỏi liên quan đến đánh giá của các DN và CBCC thuế về các nhân tố của công tác thu thuế và 1 câu hỏi đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Khá đồng ý; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Những câu hỏi được sử dụng điều tra là những câu hỏi đã được điều chỉnh sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với thực tế sau khi chúng tôi tiến hành điều tra thử 10 doanh nghiệp và 10 cán bộ công chức. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của DN và CBCC thuế đối với công tác thu thuế GTGT.
3.4.2 Thiết kế mẫu
Chúng tôi tiến hành phát ra 173 phiếu đối với toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn và 58 phiếu đối với tổng thể cán bộ thuế. Phiếu được gửi cho doanh nghiệ p tại Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Đối với cán bộ chúng tôi trực tiếp phát phiếu điều tra. Tuy nhiên tỷ lệ thu nhận chỉ đạt 72,8% với 126 phiếu phản hồi từ doanh nghiệp và 89,6% với 52 phiếu phản hồi từ cán bộ. Trong đó có 16 phiếu điều tra doanh nghiệp không hợp lệ nên bị loại. Tổng số phiếu được đưa vào phân tích bằng công cụ SPSS là 162 phiếu.(Phụ lục 01, 02)
3.4.3 Thông tin tổng hợp về mẫu điều tra3.4.3.1 Thông tin về cán bộ công chức thuế 3.4.3.1 Thông tin về cán bộ công chức thuế
Bảng 3.13: Thông tin mẫu điều tra về CBCC thuế
Error! Not a valid link.
(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý SPSS và tính toán c ủa tác giả)
Nhóm tuổi
Cán bộ trong cục tương đối lớn tuổi, đa phần là trên 30 tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 36 đến 50 tuổi (chiếm 4 6,15%). Nhóm tuổi này thường là những người có kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên do tuổi tác nên cũng thiếu sự nhạy bén trước những thay đổi của chính sách nói chung và chính sách thuế nói riêng.
Nhóm tuổi từ 22 đến 35 t uổi cũng chiếm tỷ trọng lớn (44,23%), chủ yếu là các cán bộ trẻ mới được tuyển dụng các năm 2012 và 2013. Nhóm này sẽ là lực lượng cán bộ nồng cốt của Cục trong tương lai bởi trẻ tuổi và ham học hỏi nên sẽ đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành thuế.
Trong toàn thể cán bộ của Cục thuế thì có 5 người từ 50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 9,62%, chủ yếu làm công tác văn phòng. Hiện tại thì đâ y là những cán bộ rất giàu nhiệt huyết, am hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ và đóng góp rất nhiều công sức cho công tác quản lý thu thuế của Cục.
Giới tính:
Trong tổng số 52 cán bộ phản hồi phỏng vấn thì nam chiếm đến 6 5,38% với 34 người và 34,62% là nữ với 18 người. Do đặc thù của công việc là thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh nên đa phần cán bộ ở các Phòng là nam giới, nữ chủ yếu tập trung làm việc ở văn phòng.
Trình độ học vấn
Đa phần cán bộ Cục đều có bằng đại học và sau đại học, chiếm 59,62%, chủ yếu là những cán bộ trẻ mới được tuyển dụng và một số cán bộ làm công tác quản lý ở văn phòng.
Hệ Trung cấp và Cao đẳng chiếm 3 4,62% với 18 cán bộ, tập trung ở các Phòng chuyên môn khác.
Ba cán bộ được điều tra có trình độ khác (là sơ cấp) công tác tại bộ phận văn thư lưu trữ và đang theo học lớp liên thông cao đẳng kinh tế.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 55 cán bộ của toàn Cục, tuy nhiên có 3 cán bộ của 3 bộ phận đó là bộ phận bảo vệ, lái xe và tạp vụ là phản hồi p hiếu không hợp lệ. Trong 52 phiếu hợp lệ bao gồm: 10 cán bộ ở bộ phận kiểm tra, 6 cán bộ ở bộ phận Tuyên truyền – hổ trợ, 6 cán bộ ở phận Kê khai – kế toán thuế, 7 cán bộ ở bộ phận Quản lý thu nợ & cưỡng chế nợ. Những bộ phận này có tác động lớn đến công t ác quản lý thu nộp thuế. 23 cán bộ còn lại thuộc các Phòng và một số bộ phận văn phòng khác.
Số năm công tác
Đa số cán bộ ở Cục phần lớn đã công tác ở đây khá lâu, với 25 CB công tác từ 15 năm trở lên, 10 CB mới công tác dưới 5 năm và 17 CB công tác từ 5 đến 15 năm. Nhìn chung số năm công tác cũng ảnh hưởng khá lớn đến chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong việc giải quyết các sự vụ sự việc phát sinh hàng ngày ở cơ quan thuế.
(Phụ lục 04)
3.4.3.2 Thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Bảng 3.14: Thông tin mẫu điều tra về các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn
Error! Not a valid link.
(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý SPSS và tính toán c ủa tác giả)
Loại hình
Phần lớn doanh nghiệp được điều tra thuộc loại hình Công ty TNHH, chiếm 51,82%. Đây cũng chính là loại hình kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Tỉnh, góp phần vào nguồn thu NSNN lớn trong các loại hình.
Phần đông tiếp theo là Công ty cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân, chiếm 20,91% và 23,64%, Hợp tác xã chiếm 3,64% là loại hình kinh doanh ít nhất hiện nay.
Ngành nghề kinh doanh
Các doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh khá đa dạng ngành nghề từ sản xuất, thương mại đến dịch vụ và nhiều cơ sở c òn kinh doanh một lúc 2, 3 ngành nghề. Mỗi ngành nghề có cách hạch toán và kê khai riêng nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
đội ngũ kế toán có chuyên môn và trình độ phù hợp để làm công tác kê khai, nộp thuế thật chính xác và kịp thời.
Quy mô vốn
Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn thường dưới 5 tỷ đồng. Cụ thể trong 1 10 doanh nghiệp điều tra thì có 8 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng, chiếm 7,27%, 43 doanh nghiệp với quy mô vốn từ 1 đến 3 tỷ đồng chiếm 39,09% và 59 doanh nghiệp có nguồn vốn trên 3 tỷ đồng chiếm 53,64%.
Quy mô vốn của doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quyết định đến năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó cũng ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của các doanh nghiệp.
Sử dụng phần mềm kế toán
Trong tổng số 110 doanh nghiệp có phản hồi hợp lệ thì có 93 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kê khai thuế, chiếm 84,55%, là tỷ lệ phù hợp thực tế đang tiến tới quy định 100% doanh nghiệp phải kê khai thuế qua mạng Internet. Còn 15,45% doanh nghiệp còn lại thì không sử dụng phần mềm kế toán. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc các doanh nghiệp chấp hành kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng đúng quy định mẫu biểu và thời gian hay không. Từ đó ảnh hưởng đến trách nhiệm kê khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước của các đơn vị kinh doanh.
(Phụ lục 03)
3.4.4 Kết quả điều tra
3.4.4.1 Đánh giá chung của DN và CBCC thuế về công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế Thừa Thiên Huế
Phân tích mức độ đánh giá chung về công tác quản lý thuế giữa 2 nhóm DN và CBCC, sử dụng phương pháp kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập DN và CBCC của 22 biến nội dung được chia làm 5 nhóm tương ứng 5 nhân tố. Kết quả kiểm định T test tại Bảng 3.15, với độ tin cậy 95% hay mức ý nghĩa 5%, xét chỉ số kiểm định Sig.(2- tailed) < 0,05 thì kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa 2 nhóm DN và CBCC và ngược lại. Xét giá trị trung bình (Mean) > 3 là tích cực.
Bảng 3.15. Đánh giá chung của DN và CBCC về công tác quản lý thu thuế GTGT
Căn cứ số liệu Bảng 3.15, ta có những nội dung phân tích dưới đây .
(1) Về vấn đề chính sách, thủ thục thuế
Nhân tố này có 4 biến nội dung, trong đó chỉ có biến (3) “Các loại thuế suất thuế GTGT” là nhận được sự đánh giá không khác biệt giữa DN và CBCC thuế, có Sig.(2- tailed) là 0,171 > α = 0,05 và giá trị Mean đều lớn hơn 3,05 chứng tỏ cả hai đối tượng điều tra đều cho rằng việc quy định các loại thuế suất thuế GTGT như hiện nay là phù hợp, nhiệm vụ và trách nhiệm của DN và CBCC thuế là áp dụng đúng các loại thuế suất cho các mặt hàng chịu thuế.
Các biến (1) “thủ tục thành lập DN”, (2) “nội dung luật thuế GTGT” và (4) “chính sách thuế thay đổi thường xuyên” đều có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) < α = 0,05, tức 3 biến này có sự khác biệt trong đánh giá. Số liệu phân tích cho thấy giá trị trung bình Mean của CBCC thuế về các nội dung trên đều lớn hơn 3,2 7 tức ở mức khá cao. Điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thuế nên các CBCC thuế đánh giá các nội dung này có ý chủ quan là đã hợp lý trong khi đó, các DN là đối tượng thực hiện và chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tác động của các nội dung này nên có thể phản ánh khách quan hơn.
Sự thay đổi thường xuyên của chính sách được các DN đánh giá không tốt, với giá trị trung bình Mean là 2,74. Các DN phản ánh chính sách thay đổi thường xuyên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi các DN không kịp cập nhật được sự thay đổi và ngay cả khi cập nhật được thì cũng cần nhiều thời gian để thực hiện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện những thay đổi đó thì DN cũng gặp phải khá nhiều khó khăn với những biến động từ phía thị trường.
(2) Về vấn đề đăng ký, kê khai nộp thuế
Nhân tố này có 4 biến nội dung. Trong đó biến (5) “thủ tục đăng ký thuế”, biến (7) “thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT” có sự đánh giá không khác biệt giữa DN và CBCC thuế, với Sig.(2-tailed) lần lượt 0,094; 0,181 > α = 0,05 và giá trị Mean đều lớn hơn 3,42 chứng tỏ cả hai đối tượng điều tra đều cho rằng việc quy định 2 nội dung này là phù hợp. Điều này cho thấy quy định của Bộ tài chính, Tổng c ục thuế về thủ tục đăng ký thuế và thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng của DN là phù hợp với xu thế hiện nay, tạo điều kiện cho cả CBCC thuế và DN cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Các biến (6) “mẫu biểu tờ khai thuế GTGT”, (8) “việc kê khai theo HTKK mã vạch hai chiều” có chỉ số kiểm định Sig.(2-tailed) lần lượt 0,003; 0,000 đều nhỏ hơn α = 0,05, tưc 2 biến này có sự khác biệt ý nghĩa giữa DN và CBCC thuế. Ý kiến đánh giá của CBCC thuế có giá trị Mean lần lượt là 4,10 và 3,54 và trên 3,5 điểm là kết quả cao. DN đánh giá có giá trị Mean lần lượt là 3,6 4 và 2,97. Kết quả này phù hợp với thực tế bởi vì việc thực hiện kê khai theo mẫu 01/GTGT và kê khai theo HTKK và mã vạch hai chiều thuận lợi cho cơ quan thuế là dễ theo dõi, kiểm tra tiết k iệm được thời gian và chi phí, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho DN đối với những DN có bộ máy kế toán đáp ứng được công tác này. Tuy nhiên vẫn còn một số ít DN chưa có bộ máy kế toán tinh nhuệ, nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được việc kê khai theo mã vạch hai chiều nên mất nhiều thời gian hơn cho công tác này và gặp khó khắn trong phần kê khai bổ sung nếu như có điều chỉnh các khoản tăng hay giảm thuế GTGT được khấu trừ của tháng trước. Đây cũng là vấn đề mà cơ quan thuế cần khắc phục và hổ trợ DN nhiều hơn nữa.
(3) Về công tác tuyên truyền – hổ trợ người nộp thuế
Nhân tố này có 5 biến nội dung. Các biến (9) “Tinh thần thái độ, văn hóa ứng xử của Cb tuyên truyền”, (11) “Tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu”, (13) “Thông tin từ Website ngành thuế” có chỉ số kiểm định Sig.(2-tailed) lần lượt là 0,1 04; 0,106 và 0,198 đều lớn hơn α = 0,05, tức ý kiến đánh giá của CBCC thuế và DN là không khác biệt. Nhìn vào giá trị trung bình của hai đối tượng điều tra về 3 nội dung này đều ở mức khá tốt trên 3, 06 điểm. Điều này cho thấy trong nhóm công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế thì những nội dung này đều nhận được sự ủng doanh nghiệp từ phía DN và cả CBCC thuế.
Hai biến (10) “Kỹ năng giải quyết của CB tuyên truyền ”, (12) “trang thiết bị hổ trợ, phục vụ DN” lại có giá trị Sig.(2-tailed) đều nhở hơn α = 0,05 tức sự đánh giá về 2 nội dung này giữa DN và CBCC thuế có sự khác biệt. Ý kiến đánh giá về kỷ năng giải quyết công việc của CB tuyên truyền của DN cho giá trị Mean là 3,06 và giá trị Mean về trang thiết bị hổ trợ, phục vụ DN là 2,85, tương tự lần lượt đối với CBCC là 3,5 4 và 3,46. Số liệu cho thấy đánh giá của CBCC về hai nội dung này là khá tốt trong khi đánh giá của DN về hai nội dung này không tốt, đặc biệt là nội dung trang thiết bị phục vụ, hổ trợ DN với Mean bằng 2,85. Các DN phản ánh hầu như không nhận được sự hổ trợ về trang thiết bị khi đến liên hệ tại cơ quan thuế bởi máy cũ và hỏng hóc thường xuyên.
thường cho kết quả tốt hơn, do tâm lý (cục bộ ngành), ngược lại đối với DN họ là đối tượng được phục vụ nên họ phản ánh khách quan hơn.
(4) Về công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế
Nhân tố này có 6 biến nội dung. Các biến (17) “Thời gian và cơ cấu các cuôc kiểm tra”, (18) “Năng lực cán bộ kiểm tra” có Sig.(2 -tailed) > α = 0,05 tức sự đánh giá về hai nội dung này không có khác biệt giữa DN và CBCC; đồng thời giá trị Mean đều lớn hơn 3,67 là điểm số khá c ao chứng tỏ cả hai nhóm đối tượng điều tra đã cùng nhận định tốt về hai nội dung này.
Các biến còn lại (14) “Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế”, (15) “Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế”, (16) “Phân tích hồ sơ, lựa chọn DN để kiểm tra ” và (19) “Đề xuất xử lý vi phạm của CB kiểm tra” đều có chỉ số kiểm định S ig.(2-tailed) nhỏ hơn α = 0,05 tức có sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa DN và CBCC . Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi các CBCC đánh giá rằng việc lập kế hoạch kiểm tra và xử phạt các DN vi phạm pháp luật về thuế khi đến kiểm tra tại DN là đúng theo Luật quản lý thuế và Quy trình về công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong khi đó thì một số DN lại có ý kiến rằng việc lập kế hoạch kiểm tra DN một phần còn do chủ quan của các CB kiểm tra, không áp dụng phương pháp phân tích rủi ro mà cứ lựa chọn những DN lớn để tiến hành kiểm