Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng thuế GTGT ở các nước

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32)

Mặc dù có sự khác biệt khá lớn về chế độ chính trị, về điều kiệ n, hoàn cảnh kinh tế- xã hội, văn hoá và trình độ quản lý.... nhưng qua nghiên cứu về xây dựng Luật thuế GTGT ở các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Việc thiết kế, xây dựng một Luật thuế nói chung và Luật thuế G TGT nói riêng ngoài việc phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội còn phải phù hợp với đặc điểm, truyền thống văn hoá của mỗi nước, đồng thời phải tính đến mối quan hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường để có được lợi ích tổng thể của quốc gia.

Thứ hai: Việc áp dụng thuế GTGT có thể chia ra từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ quản lý.

Thứ ba: Tính công bằng trong các quy định của Luật là điều ki ện cơ bản để đạt được tính tuân thủ. Khi tính tự tuân thủ được nâng cao sẽ làm giảm đáng kể chi phí hành chính thuế. Như vậy ở một khía cạnh nào đó (xét hiệu quả về chi phí hành chính thuế) thì tính công bằng trong các quy định của Luật sẽ làm tăng hiệu qu ả của sắc thuế. Thứ tư: Bảo đảm tính tự tuân thủ có ý nghĩa quan trọng trong công tác hành chính thuế. Để có được điều đó, ngoài các quy định rõ ràng, chi tiết và công bằng về trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì Luật phải có chế tài xử phạt một cách nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Thứ năm: Những bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế xây dựng Luật.

- Về phạm vi điều chỉnh: Luật thuế GTGT nên điều chỉnh đối với tất cả các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ, không phân biệt hàng sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu (loại trừ những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cần ưu đãi và khuyến khích).

- Đối tượng nộp thuế: là tất cả các tổ chức, cá nhân có tiêu thụ hàng hoá ho ặc cung cấp dịch vụ.

- Cách tính thuế: là doanh thu bán hàng (tính trên giá bán chưa có thuế GTGT) nhân (X) với thuế suất. Khi tính thuế phải nộp được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu

trước. Nếu số thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào được giải quyết bằng cách: Cấn trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, hoặc Nhà nước hoàn trả lại .

- Về thuế suất: Thuế GTGT là một sắc thuế có tính trung lập, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh, phạm vi áp dụng rộng. Do đó nên xây dựng ít mức thuế suất để đ ảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện. Theo thống kê của quỹ tiền tệ IMF, tính đến tháng 10/1994, trong 100 nước áp dụng thuế GTGT (không tính mức thuế suất 0%) thì chỉ có một nước là Colombia có 5 mức thuế suất và 5 nước sử dụng 4 mức thuế suất, các nước còn lại sử dụng số thuế suất ít hơn 4. Một số nước như Achentina, Phần Lan, Indonesia....khi áp dụng thuế GTGT sử dụng một hoặc hai mức thuế suất nhưng sau này phải có sự điều chỉnh tăng lên. Cụ thể như Indonesia khi mới áp dụng chỉ có một mức thuế suất là 10%, nhưng tính đến tháng 3/1999 đã sử dụng đến 4 mức thuế suất: 5%, 10%, 20% và 35%. Theo tổng kết ở đa số các nước thì phương pháp tốt nhất là áp dụng nhiều thuế suất (không quá 5 mức thuế suất) lúc ban đầu và sau đó giảm dần.

- Về kê khai, tính và nộp thuế: Việc kê khai, tính và nộp thuế nên quy định cho đối tượng nộp thuế tự thực hiện, có như thế mới bảo đảm g iảm bớt chi phí hành chính thuế. Tuy nhiên để thực hiện cơ chế này, cần có các quy định bắt buộc, xử lý nghiêm các vi phạm và đồng thời có giải pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở đề cao tính tự tuân thủ.

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32)