Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 35)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2.Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội

Người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người. Người Khmer cư trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng (373.597 người, chiếm 28,97 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Sóc Trăng (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh

(24.268 người), Sóc Trăng (21.820 người Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người) Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)2.

Người Khmer Nam Bộ là cư dân sớm nhất của vùng đất này, họ cư trú thành những cụm rời, nhỏ là một ấp, lớn là vài xã xen kẽ với các xã ấp của người Việt và Hoa. Ở khu vực Trà Vinh người Khmer cư trú trên các giồng, khai thác những vùng đất thấp phía trước và sau giồng, từng bước biến chúng thành đồng ruộng. Ở khu vực Sóc Trăng giồng ít, nên người Khmer khai thác, cư trú giữa những đồng lúa lớn cùng những vùng trồng hoa màu. Ở khu vực Tây Ninh, An Giang và một phần Kiên Giang là Hà Tiên, thì người Khmer định cư dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

Từ xa xưa người Khmer đã biết trồng lúa nước, biết sử dụng các biện pháp thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp như: tận dụng sông, rạch khi thủy triều lên để đưa nước vào ruộng rồi đắp bờ để giữ nước rửa phèn cho ruộng, đến kỳ hạn thì họ phá đập để xổ phèn, bắt cá, sau đó đợi thủy triều lên lần nữa để cho nước vào mang phù sa xuống cho đồng ruộng. Theo một số nghiên cứu, biện pháp thủy lợi rửa phèn là một phát minh độc đáo của người Khmer xưa, dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cụ thể của ĐBSCL. Khi người Việt đặt chân đến ĐBSCL, hay người Khmer từ Hoa Nam đến, họ chưa có những biện pháp thủy lợi kể trên, nhất là lợi dụng thủy triều để rửa phèn và đưa nước vào ruộng.

Người Khmer sống tập trung thành những tập thể láng giềng, mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là “Phum”. Đơn vị cao hơn Phum và bao gồm nhiều phum là “Srok” (sóc). Người ta thường đồng nhất phum người Khmer với ấp của người Việt, sóc với xã. Thật ra không hoàn toàn như thế, từ mấy thế kỷ nay người Khmer chung sống với người Việt, người Khmer, các phum Khmer xen kẽ với ấp của người Việt, Hoa. Có những trường hợp đặc biệt một số phum nhỏ tự khuôn mình vào một ấp lớn, với tư cách là yếu tố cấu thành ấp lớn ấy, trong đó người Khmer, Việt, Hoa cùng cư trú. Phum, srok không phải là đơn vị hành chính chính thức, mà để chỉ địa danh cư trú người Khmer.

Về mặt tín ngưỡng – tôn giáo người Khmer Nam bộ theo phật giáo Tiểu Thừa và tin vào các lực lượng siêu nhiên thần bí khác mà họ chưa có khả năng nhận thức và chế ngự. Do đó, ngôi chùa trong đời sống tinh thần của người Khmer có ý nghĩa đặc biệt. Với nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết các địa phương của người Khmer đều có chùa. Chùa là một thiết chế xã hội không thể thiếu trong đời sống của họ, cho du ở nơi cư trú có mật độ dân số đông hay thưa thớt. Chùa Khmer vừa là trung tâm hoạt động văn hóa xã hội,

đồng thời đó cũng chính là bảo tàng nghệ thuật đặc sắc, điển hình của người Khmer, thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc được các thế hệ chân trọng và gìn giữ chu đáo. Về mặt xã hội, hình thức và nội dung và hoạt động của chùa Khmer phần nào phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Khmer trong khu vực ảnh hưởng của chùa.

CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 35)