Những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 94)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.3. Những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

3.1.3.1. Quan điểm phát triển

Phát triển du lịch Sóc Trăng trên cơ sở khai thác thế mạnh giá trị văn hóa người Khmer phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động du lịch của các tỉnh khác ở ĐBSCL. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch Sóc Trăng cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh của tiểu vùng Mekong, đặc biệt với các tỉnh như: Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh…và các tỉnh lân cận để có nguồn khách thường xuyên và ổn định.

Quan điểm phát triển du lịch bền vững.

Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các thắng cảnh thiên nhiên không bị xâm hại mà ngày càng được tôn tạo, nâng cấp và bảo dưỡng tốt hơn. Đặc biệt là các giá trị văn hóa của người Khmer tại Sóc Trăng như: lễ hội, kiến trúc chùa, làng nghề truyền thống...

Quy hoạch du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoã xã hội của các địa phương.

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao.

Cần quán triệt nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, không thể coi du lịch là phương tiện triệt để khai thác tài nguyên nguyên mà phải coi du lịch là một ngành sản xuất. Vì vậy, muốn có sản phẩm phải đầu tư, phải lao động để chế tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; từ đó có hướng chỉ đạo thống thất trong công tác tổ chức, quản lý trong du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi địa phương, mỗi ngành và từng người dân trong cộng động sinh sống. Từ đó tạo nên nhịp đẩy, giúp du lịch Sóc trăng phát triển và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến

lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thi trường và định hướng tiếp thị…

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển. Mục tiêu tổng quát

Quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc trăng Nghị quyết Đại hội XII nhiệm kỳ 2010-2015 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh trung bình khá của khu vực ĐBSCL và có thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước. Tỉnh cũng đề ra một số mục tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010- 2015 như đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12%-13%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 1.800 USD trở lên; ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1,7 triệu tấn/năm; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 265.000 tấn; 20%-25% xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 51%; giảm tỉ lệ hộ nghèo hằng năm từ 2% đến 3%...tạo bước phát triển mạnh mẽ trong du lịch. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch, khai thác phát huy các thế mạnh về tự nhiên, văn hoá, xã hội…khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu kinh tế

Phát triển ngành kinh tế du lịch năng động, nâng cao mứac đóng góp vào thu nhập của địa phương, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân thanh toán bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nội bộ các ngành dịch vụ.

- Mục tiêu về văn hóa xã hội

Phát triển du lịch phải gắn với việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách chính là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Quy hoạch và phát triển du lịch phải chuyển tải được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Cần có giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế để tuyên truyền, quảng bá, trao đổi văn hóa, song trước hết cần phải ưu tiên phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của dân cư trong tỉnh, trong khu vực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Một trong những mục tiêu xã hội quan trọng của việc phát triển du lịch Sóc Trăng là nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động.

- Mục tiêu về môi trường:

Hiện nay vấn đề đặc ra cho môi trường là phát triển môi trường bền vững. Việc khai thác các tiềm năng về du lịch (tự nhiên – nhân văn), hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu đến môi trường. Phát triển du lịch, đi đôi với bảo tồn và phát triển cảnh quan môi trường.

3.1.4. Một số vấn đề kinh tế xã hội khác

Bước sang thế kỉ 21 ngành du lịch thế giới đã có những bước phát triển nhanh chóng, rộng khắp và được đặc trưng bởi tính đa dạng của sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, phương thức đi du lịch cũng như các điểm đến. Với sự tăng trưởng nhanh chóng, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng với tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đứng mức cao.

Dòng khách du lịch quốc tế cũng có những chuyển biến đáng kể, đến nay châu Á đang nổi lên như là một trung tâm du lịch của thế giới, một khu vực giàu tiềm năng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được khách du lịch quốc tế ưa thích và đang thu hút ngày càng nhiều lượng khách từ các khu vực và vươn lên đứng thứ 2 về thị phần du lịch sau châu Âu.

Đông Nam Á được biết đến như một khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm vào loại cao nhất thế giới, theo thống kê của Tổ chức Du lịch các nước ASEAN 40% lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN là công dân của các nước này đi lại thăm viếng, tìm cơ hội đầu tư.

Tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế trong năm 2010, năm 2011, ngành du lịch đã đề ra mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, 30- 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu 110.000 tỉ đồng, đóng góp 4- 4,5% GDP.

Ngành tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động quảng bá xúc tiến đặc biệt là các chương trình quảng bá xúc tiến ở nước ngoài, trong đó đẩy mạnh hơn nữa tại các thị trường trọng điểm.

Trong năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020- tầm nhìn 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Tổng Cục Du lịch, Việt Nam sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ

32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước. Năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước. Dự tính đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái. Nền chính trị thế giới cũng không mấy khả quan. Khung hoảng chính trị tại Lybia, Ai Cập, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, mâu thuẫn giữa các quốc gia Trung Đông, xung đột giửa Thái Lan và Campuchia...ảnh hướng rất mạnh đến du lịch của từng quốc gia và ảnh hưởng đến thế giới. Trong bối cạnh đó Việt Nam sẽ là điểm lý tưởng đối với các hoạt động kinh tế, chính trị và du lịch, trên cơ sở khai thác các giả trị về tự nhiên mà nước ta đang khai thác một cách có hiệu quả. Ngoài ra, với giá trị văn hóa nước ta cũng đã khai thác một cách có hiệu quả và đã đạt được nhiều thành công trong khai thác và phát triển du lịch.

Với vị trí địa lí, vai trò và vị thế của mình trong các trương trình hợp tác ở khu vực liên quan đến lĩnh vực du lịch như dự án phát triển đường bộ, đướng sắt xuyên Á, dự án phát triển tiểu vùng sông Mekong ở rộng...trong những năm tới du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Đặc biệt, sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, từ thánh 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã khẳng định được vị thế và uy tín trên trường quốc tế, điều này là một cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam cất cánh.

Du lịch Sóc Trăng thời gian qua tuy đã có bước tăng trưởng nhưng trong cơ cấu kinh tế của tình thì vẫn chiếm ở mức rất thấp và so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì du lịch của tỉnh còn khiêm tốn. Tuy vậy, là những có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là khai thác các giá trị sinh thái tự nhiên, giá trị nhân văn, nguồn nhân lực...tạo bước đứng cho du lịch tỉnh Sóc Trăng trong hệ thống du lịch quốc gia.

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)