Định hướng phát triển tuyến, điểm và loại hình du lịch

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 99)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.3.Định hướng phát triển tuyến, điểm và loại hình du lịch

3.2.3.1. Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch.

Phát triển các tuyến, điểm du lịch trước hết phải gắn với việc khai thác và tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Cần tập trung xây dựng các điểm du lịch tự nhiên trờ thành thế mạnh du lịch của tỉnh. Hệ thống các điểm du lịch tự nhiên bao gồm rừng tràm Mỹ Phước, vườn cò Tân Long – Ngã Năm và khu bảo tồn tự nhiên rừng bần Cù Lao Dung gắn với hệ thống nhánh sông Hậu và các biển Định An, Trần Đề...

Ngoài việc đầu tư khai thác các địa điểm du lịch tự nhiên, Sóc Trăng cần khai thac thác mảng du lịch nhân văn thông qua việc đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, hệ thống đình chùa, các lễ hội văn hóa gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử của các dân tộc: Việt, Khmer, Hoa cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng của tỉnh.

Tổ chức kết nối các điểm: cụm du lịch tạo thành các Tour, tuyến du lịch theo từng chuyên đề như: Tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu...nhằm phực vụ tốt nhu cầu cua du khách

3.5.3.2. Định hướng các loại hình du lịch.

Các loại hình du lịch được xác định trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch. Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng như đối với du lịch dưỡng bệnh. Tài nguyên du lịch trong trường hợp này là các vùng có khí hậu trong lòng, ấm áp như biển Vĩnh Châu, Cù Lao Dung,v.v...Đối với du lịch thể thao mạo hiểm thì tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh là khu du lịch thể thao Hồ Bể (Vĩnh Châu), Khu du lịch du Song Phụng...Đối tượng của du lịch

tham quan lại là những danh lam thắng cảnh (văn hóa, lịch sử và tự nhiên), các lễ hội, các làng nghề...

Sóc Trăng là địa phương có tiềm năng tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ, những loại hình du lịch chủ yếu cuả Sóc Trăng có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển (du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng ở các vùng biển có phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ...)

- Du lịch, tham quản, nghiên cứu (du lịch tham quan kết hợp với tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu một số vấn đề đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập nước, địa danh du lịch).

- Du lịch (du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch thể thao, mạo hiểm (du lịch gắn với các sự kiện thể thao và các hoạt động thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch...). Đây là loại hình mới phát triển những cần được đầu tư bởi khách tham dự thường có địa vị xã hội nhất định và khả năng chi tra tương đối cao, mặt khác hội nghị hội thảo là những dịp rất tốt để tuyên truyền cho du lịch của tỉnh.

- Du lịch văn hóa (Du lịch gắn với việc tìm hiểu các giá trị văn hóa hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa).

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 99)