Chiếc Ghe Ngo

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 62)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1.6. Chiếc Ghe Ngo

Ghe Ngo là một di sản quý giá của người Khmer, mỗi người dân Khmer đều tự hào và lưu giữu nhiều kỉ niệm với chiếc ghe Ngo. Ghe Ngo là phương tiện chỉ dung trong các cuộc

đua, ghe Ngo được cất giữ trong khuôn viên của nhà chùa – nơi để ghe được cất mai che, mũi ghe hướng về phía Đông và ghe được đặt trên những giá gỗ một cách chân trọng. Đối với người Khmer, ghe Ngo không phải là một loại ghe thong thường mà là một vật thiêng liêng nên mỗi lần hạ thủy đều phải làm lễ cúng.

Ghe Ngo – tiếng Khmer là Tuk Ngo là một loại thuyền độc mộc được khoét từ một than cây gỗ tốt, được thiết kế đặc biệt, đúng kiểu phải dài tới 30m, nơi rộng nhất khoảng 70cm, than ghe dài, thon như hình con rắn, mũi thấp hơn lái nhưng cả hai đều cong vút lên. Với thiết kế như vậy, ghe lướt song tốt nhờ lực cản nước ở mũi nhỏ. Mũi ghe thường chạm đầu một linh vật như: con xiết – một loại thần nước, rắn thần, rồng, phượng, ó biển, voi, sư tử… Ghe được sơn và trang trí rất đẹp, phần lườn thường chỉ sơn một màu đen, còn phần be và phần thân nổi lên thường được trang trí bằng các đường hình học và các họa tiết hoa văn Khmer với các màu chue đạo trắng, xanh, đỏ, vàng…. Mỗi đội đua có từ 20 – 30 tay trèo, người chỉ huy phải thông thạo kỷ thuật, nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển mũi, lái và phối hợp động tác bơi của toàn đội, nhất là khi dua nước rút.

Hàng năm, các chùa đều tổ chức duy tu, bảo dưỡng, trang trí ghe Ngo để kịp tham gia vào các lễ hội đua ghe Ngo, nhất là đội đua trong lễ Cúng Trăng (Ooc om bok). Hội đua ghe là một nét sinh hoạt thiêng liêng của người Khmer thể hiện mối liên hệ theo tư duy lưỡng hợp giữa các yếu tố mặt trời – nước, ánh sang – bong tối, khô - ẩm vốn là những yếu tố rất cần thiết cho việc trồng lúa. Lễ hội dua ghe Ngo chính là sự biểu đạt hai yếu tố đó, nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa tinh than của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Như vậy, những giá trị văn hóa phi vật thể của người Khmer Sóc Trăng chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch. Với những lợi thế đó Sóc Trăng có thể khai thác các tour du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch tôn giáo tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)