Định hướng thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 102)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch

Để khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc Khmer trong phát triển du lịch trong những năm tới ngành du lịch Sóc Trăng cần định hướng khai thác thị trường khách du lịch. Những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn, đây

là nhóm tài nguyên có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc có tác dụng thứ yếu. Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó việc xác định đối tượng khách theo độ tuổi phù hợp với từng loại hình du lịch cũng phải được quan tâm. Trên cơ sở đó, trong những năm tới ngành du lịch tỉnh có thể hướng tới các đối tượng sau:

- Khách du lịch nội địa cần hướng tới các đối tượng phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch hoặc kết hợp. Với loại hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng ưu tiên thu hút những khách có tôn giáo là đạo Phật, lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán…và theo nhóm tự tổ chức. Với loại hình du lịch lễ hội ưu tiên những khách đi theo nhóm tự tổ chức, những người buôn bán và mọi lứa tuổi. Loại hình du lịch làng nghề hướng tới đối tượng khách tham quan theo tour…Thị trường khách theo vùng miền cần ưu tiên đầu tư thu hút khách ở khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ…

- Khách du lịch quốc tế cần ưu tiên đầu tư thu hút đối tượng có độ tuổi trung niên (30 – 50 tuổi), trình độ văn hóa cao hoặc trung bình, có khả năng chi tiêu cao, đặc biệt ưu tiên khách đi theo tour trọn gói. Thị trường khách ưu tiên là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Âu, Mỹ…

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)