6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG PHÁT TRIÊN DU LỊCH SÓC TRĂN G-
Phát triển du lịch của một quốc gia hay một địa phương nào đó là một vấn đề mang tính chất tổng hợp, bản thân ngành du lịch là hệ thống các khâu, các lĩnh vực... Đối với Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng... và đặc biệt là du lịch văn hóa. Giá trị văn hóa của người Khmer là một điểm nhấn trong hoạt động du lịch của Sóc Trăng, để khái thác thật tốt những lợi thế đó
trong tương lai thiết nghĩ cần phải đưa ra những định hướng phát triển. Tất nhiên, những định hướng nêu ra ở đây mang tính chất tổng hợp cho hoạt động du lịch của Sóc Trăng, trong đó có nhấn mạnh đến vấn đề khai thác giá trị văn hóa người Khmer.
3.2.1. Định hướng phát triển theo ngành
Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là khai thác các loại hình du lịch văn hóa. Ngành du lịch Sóc Trăng nếu được đầu tư đúng mức sẽ có điều kiện để phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch Sóc Trăng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần dựa trên những định hướng phát triển sau:
Đa dạng hóa các loại hình du lịch. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại... Phát triển du lịch văn hóa, cảnh quan, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Phát triển du lịch phải dựa trên những mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế cùng phát triển.
Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung. Tăng tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trước hết nhằm mục đích: Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; nâng cao hiệu quả kinh tế, thức đẩy tiêu dùng; nâng cao đời sống vật chất và tính chất cho nhân dân; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi trường v.v...