Làng nghề

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 63)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1.7. Làng nghề

Cũng như người Kinh, ngoài các loại hình kinh tế chính như trồng lúa, trồng hành và các hoạt động ngư nghiệp, người nông dân Khmer Sóc Trăng cũng có những hoạt động tiểu thủ công nghiệp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của mình. Đối với tộc người Hoa (hay người Việt), các hoạt động tiểu thủ công nghiệp được thực hiện có tổ chức và lâu dài hơn, trở thành một nguồn thu nhập quan trọng - đôi khi đứng vị trí thứ nhất - trong đời sống kinh tế. Nhưng đối với người Khmer, các hoạt động thủ công nghiệp được thực hiện theo qui mô nhỏ trong từng gia đình, và theo thời vụ với hình thức “có người đặt thì mới làm” nên không thực sự là nguồn thu nhập quan trọng và lâu bền. Tuy nhiên, những làng nghề

truyền thống của người Khmer nơi đây trong điều kiện hiện nay lại là một tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay, ở Sóc Trăng một số ngành nghề thủ công mang tính truyền thống của người Khmer đang mai một dần đi. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của người Khmer hiện nay vẫn đang hoạt động tại địa phương. Trong số này, một số là các ngành nghề truyền thống lâu đời, một số là những ngành nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Do đó, để bảo tồn những giá trị truyền thống đó, việc phát triển du lịch làng nghề tại đây là việc làm cần thiết.

Hiện nay, những làng nghề truyền thống của người Khmer Sóc trăng còn tồn tại, mang lại giá trị kinh tế cao và rất có ý nghĩa trong phát triển du lịch như:

Làng nghề đan lát thủ công (Làng Phước Qưới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Làng nghề tập trung những nghệ nhân người Khmer với tay nghề khéo léo và tinh xảo, họ tạo ra những vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đến những sản phẩm để trưng bày. Đặc biệt trong những năm trở lại đây những sản phẩm lưu niệm từ đan lát được làng nghề tập trung sản xuất nhiều phu vụ cho khách thăm quan du lịch.

Làng tranh Kính(kiếng) Phước Thuận (xã Phú Tân, huyện Châu Thành): Nghề vẽ tranh kiếng là một trong những nghề thủ công truyền thống của người dân ấp Phước Thuận, được hình thành và phát triển từ những năm 1960. Đây không chỉ là một ngành nghề truyền thống của người Khmer Phú Tân nói riêng, mà còn tiêu biểu cho nét văn hóa hội họa rất riêng của đồng bào Khmer Sóc Trăng.

Với nguyên tắc vẽ ngược, người thợ lật 1 mặt của kiếng lên và vẽ theo một hình mẫu được đặt phía dưới kiếng. Trước khi vẽ, người thợ phải dùng một loại sơn nhám để quét lên kiếng nhằm tạo độ bám cho kiếng trước khi tranh được vẽ bằng sơn.

Để tiết kiệm thời gian và tiện cho việc phối màu, những nghệ nhân thường vẽ những đường nét cơ bản trước, sau đó mới đến công đoạn phối màu. Chủ đề chính của tranh trên kiếng có thể là những chuyện kể về Phật Thích Ca, cảnh chùa chiền, hay là phong cảnh quê hương… Phải mất 1 năm học miệt mài thì mới có thể vẽ được các sản phẩm đẹp, phối màu hài hòa.

Làng nghề dệt chiếu (xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu): Nghề dệt chiếu là một nghề truyền thống lâu đời của người Khmer. Chiếu do người Khmer dệt nổi tiếng nhờ sự sắc sảo, khéo léo và độ bền. Chiếu của người Khmer có nhiều loại, nhiều kích cỡ để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, như để cúng chùa (loại dài), hoặc sử dụng trong gia đình (loại

nhỏ hơn). Công nghệ, cách thức dệt chiếu của người Khmer hầu như vẫn giữ nguyên cách làm thủ công truyền thống.

Nguyên liệu để dệt chiếu là các loại dây cây dây têl, bôz – sợi cói, kọk (lạt), thuốc nhuộm mua ở chợ. Trước đây, người Khmer Vĩnh Hải sử dụng màu tự nhiên để nhuộm sợi cói dệt chiếu như: Màu vàng (b’huốc) từ nghệ; màu đỏ (k’hom) từ cây “xơ beng” (cây chặt ra, nấu trong nước cho màu đỏ bầm; cây này trước đây còn trồng trong xóm, nay không còn); màu tím (xoai) từ mực viết pha ra; màu đen từ lá bàng (nấu lên, đổ vào ngâm)…

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)