Trang phục

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 59)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.4. Trang phục

Trang phục truyền thống của dân tộc Khmer mang điểm khác biệt ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật. Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng tơ tằm do họ tự dệt. Thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo truyền thống.

Về trang phục nam, nam thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc “xà rông” (Hôl) kẻ sọc. Những người nam giới đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen hoặc áo đen với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu và quàng khăn quàng trắng chéo ngang

hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới, chú rể thường mặt bộ xà rông (Hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, quàng khăn trắng (Kăl xinh) vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao cưới” (Kâm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.

Về trang phục nữ, cách đây vài chục năm, phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc “xăm pốt” (váy) một loại váy hình ống, kín, làm bằng tơ tằm. Xăm pốt điển hình là loại xăm pốt chân khen. Đó là một loại váy hở, quấn quanh thân và có một vài mô típ hoa văn tương tự như những loại váy có cùng cách tạo hình của môt số dân tộc khác nhưng khác ở chỗ là cách mang váy vào thân. Với tộc người Khmer, cách mang váy vào thân rất đặc biệt và có thể xem là đặc trưng độc đáo của dân tộc này. Họ luồn váy giữa hai chân từ sau ra trước rồi kéo lên vắt cạnh hông tạo thành dạng như chiếc quần ngắn và rộng. Họ thường mặc xăm pốt trong những ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó và họ gọi là loại xăm pốt pha muông. Ngày nay các loại xăm pốt trên ít được thấy trong đời sống thường nhật chỉ được thấy nhiều trên sân khấu văn nghệ cổ truyền bởi vì người Khmer đã và đang chịu ảnh hưởng văn hóa Kinh và Chăm qua trang phục. Trong dịp lễ, Tết, họ lại mặc áo dài Khmer (Wện) giống với chiếc áo dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài qua gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn miếng vải thường hoặc vải màu khéo dài từ nách đến gấu áo. Bên cạnh đó, phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng. Vào ngày cưới, các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ Pkel Plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi.

Trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục của người Khmer đã có sự giao thoa với trang phục người Việt, thông thường những trang phục truyền thống chỉ xuất hiện vào những dip lễ hội. Do đó, trong phát triển du lịch để tạo được nét độc đáo màng đậm tính dân tộc trong sản phẩm du lịch thiết nghĩ nên xây dựng mô hình “Làng dân tộc”, khuyến khích người sử dụng rộng rãi những trang phục truyền thống của dân tộc minh, có như vậy mới tạo được nét độc đáo trong sản phẩm du lịch, tạo được nét mới lạ với du khách.

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)