6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.1.2. Nghệ thuật điêu khắc tượng
Tượng phật: Ở tất cả các chùa Khmer, tượng Phật tập trung vào bộ tượng “Thích ca bát thế” là 8 kiểu tượng cơ bản nhất.
- Tượng phật mới ra đời
- Tượng phật Tuyết Sơn khổ hạnh - Tượng phật ngồi thiền định - Tượng phật cứu độ chúng sinh
- Tượng phật ngồi trên rắn thần Muchalinda - Tượng phật đi khất thực
- Tượng phật thành đạo
- Tượng phật ngồi trên tòa sen - Tượng phật nhật niết bàn
Đầu tượng phần Kabil Maha Prum: Đầu thần có 4 mặt được đặt trên đỉnh tháp ở nóc chùa hay tháp để cốt tượng trương cho đỉnh Someru – trung tâm của vũ trụ, nơi ở của thiên thần. Nhân diện thần 4 mặt thể hiện những đặc điểm nhân chủng của người Khmer như ở tượng Phật, những tượng cổ nhân diện thể hiện đặc điểm nhân chủng của người Khmer, còn những tượng mới làm sau này có sự giao thoa với đặc điểm nhân chủng của người Việt và người Khmer như: khuôn mặt bầu tròn, mũi thấp, mắt một mí...
Tượng chằn – Yeak: Tượng chằn với hình dạng một người to lớn, khỏe mạnh, có gương mặt dữ tợn: mắt lồi, mày xếch, miệng rộng, nanh nhọn. Người mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn, tay cầm chày vồ. Tượng chằn thường được đặt ở các cổng chùa hay xung quanh hàng rào nơi chính điện để bảo vệ ngôi chùa. Tượng chằn thể hiện một ý nghĩa sâu xa của Triết lý Phật giáo, cái sấu mà nhân vặt chằn biểu hiện ở đâu không còn là một tai họa đáng sợ, đáng loại bỏ má đã được giáo huấn nhằm phục vụ cho cái đẹp, đầu tiên là diệt trừ quỷ xứ để bảo vệ chính nghĩa của ngôi chùa, của Đước Phật.
Tượng người chim – Krũd: Tượng người chim là mô típ trang trí của các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Krũd còn có tên là Garuda là một loại chim thần, vua của các loài chim và là kẻ thù truyền kiếp của rắn. Krũd có hình dáng kết hợp giữa người và chim: mình người, có đôi cánh ở sau lưng, đầu và chân là chim, mỏ ngậm một viên hồng
ngọc. Trong chùa Khmer, Krũd được đúc bằng xi măng có tô điểm để ở trên đầu cột hàng ngoài.
Tượng tiên nữ - Kẽnnâr: Kẽnnâr với gương mặt rất đẹp và hiền lành, thân hình mềm mại. Cũng giống như Krũd, Kẽnnâr được đúc bằng xi măng và đặt trang trí ở đầu cột hàng ngoài. Có ngôi chùa chỉ trang trí bằng Kẽnnâr, ngược lại có chùa chỉ tranh trí bằng Krũd, tùy theo sở thích của Lục cả.
Tượng Reahu: Đây là mô típ trang trí độc đáo thường thấy trên những tấm đà dựng trước cổng chùa. Reahu được thể hiện rất da dạng với đặc điểm chung là mặt dữ tợn, không có mình, hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng để nuốt vào bụng. Hoặc một dạng khác, miện Reahu đang phun ra một trận cuồng phong dữ dội, Reahu là một nhân vật đặc biệt trong truyện cổ tích có mầu sắc tôn giáo của người Khmer.
Tượng linh thú – Reach cha sei: Reach cha sei là vật linh trong thân thoại Khmer – tương tự như con Ly trong tứ linh của người Việt hoặc con Lân trong thân thoại Trung Quốc. Reach cha sei có hình dạng khác thường: đầu rồng, mình sư tử, chân trâu. Theo truyền thuyết Reach cha sei là con vật mạnh nhất trong các loại thú. Trong chùa, Reach cha sei được dùng để trang trí ở các bậc tam cấp hoặc hành lang, cũng có khi được tạc thành nghế ngồi cho các sư ngồi thuyết pháp.
Tượng rắn thần Naga: Rắn thần Naga là con vật tượng trưng cho dân tộc Khmer. Theo truyền thuyết, tộc người Khmer là do sự kết hợp huyết thống giữa vị hoàng tử Ấn Độ với con gái Long Vương. Rắn thần Naga được thể hiện trong tư thế phùng mang có 9 đầu. Đầu rắn thần Naga thường được trang trí trên mái ngói, cổng rào. Đuôi rắn thần Naga cũng là một mo típ trang trí độc đáo, thường thấy trên đỉnh nóc chùa, hoặc lan can các bậc tam cấp dẫn vào chính điện, làm cho toàn bộ ngôi chùa có cảm giác nhẹ nhàng hơn cao hơn. Tượng vua khỉ Hanuman: Trong truyện Reamker Khmer, Hanuman là một khỉ thần, con của nàng Svahay và thần Shiva. Hanuman có nhiều phép thuật và sức mạnh phi thường, cá tính nóng nảy nhưng rất cương trực và anh hùng. Phù điêu thể hiện Hanuman trong tư thế chiến đấu anh hùng với bọn Chằn.
Tượng rồng – Pu chông: Rồng Khmer có hình dạng rất đặc biệt, không có chân. Đầu rồng có 3 sừng, bờm lông cứng mọc tua tủa phía sau gáy. Pu chông thường được đặt trên nóc mái nhà, trang trí trên khung cửa. Ở một số ngôi chùa hình rông được vẽ quấn quanh cột trong chính điện, có khi không phải rồng Khmer mà là rồng Trung Quốc. Trong phật tích, người Khmer thường kể lại rằng: Rồng là con vật linh thiêng, tự nó biến thành
thuyền chở Đức Phật vượt biển đến nơi giảng kinh cứu độ chúng sinh. Do có công lao như vậy, người Khmer thường đưa rồng lên mái nhà với ý đồ mong muốn Đức Phật dừng chân lại vùng đất của họ và cứu vớt họ thoát khỏi trầm luân.
Tượng nữ thần đất – Neang Hingthôrui: Gần bên tượng phật, thường có hình tượng nữ thần đất Neang Hingthôrui đứng xỏa tóc dài chấm đất. Neang Hingthôrui được vẽ hoặc đắp nổi đứng bên tượng phật như lúc nào cũng hiện ra che chở cho Đức Phật. Theo phật tích, khi Đức Phật ngồi tu dưới cây bồ đề, có con lục ma vương Mearea hiện ra quấy phá. Neang Hingthôrui liền hiện ra che chở cho Đức Phật, nàng xõa tóc dài biến thành dòng nước lũ cuốn trôi cả lũ ma vương.
Tượng vũ nữ Apsara: Ở một số chùa có vẽ hoặc đắp nổi hình tượng vũ nữ Apsara trên tràn nhà hoặc trên tường, phía trong hoặc phía ngoài ngôi chùa. Những vũ nữ này được thể hiện trong tư thế các điệu múa dâng hoa cho Phật với một nhiệp điệu, một sự hài hòa chung về động tác, đường nét, tạo thành một vẽ đẹp dịu dàng, uyển chuyển.
Ngoài ra, nói về nghệ thuật điêu khắc tượng của người Khmer còn có một số tượng khác như: Cọp, cá sấu, chim phụng... cũng được dùng để trang trí trong chùa Khmer.
Như vây, nghệ thuật điêu khắc của người Khmer thể hiện những triết lý sâu sắc của phật giáo, mỗi hình tượng đều mang một ý nghĩa riêng. Đối với những ai một lần nhìn thấy những hình tượng điêu khắc này cũng mong muốn hiểu được ý nghĩa của nó. Trong hoạt động du lịch những sự vật hiện tượng có hàm chứa ý nghĩa triế lý nhân sinh đều rất thu hút sự quan tâm của du khách. Do đó, khi khai thác du lịch dựa trên cơ sở giá trị văn hóa của người Khmer, không thể bỏ qua nghệ thuật điêu khắc tượng.