Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 98)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.2.Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán...để thu hút khách du lịch quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Ngoài các di tích lịch sử văn hóa bản sắc, Sóc Trăng còn có thế mạnh về hệ sinh thái rừng ngập mặn rừng ngập nước...Tuy nhiên, để biến chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn cần phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Chính là việc khai thác các tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. Từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình như tham quan các danh lam thắng cảnh, các du tích lịch sử văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu theo các chủ đề và làng nghề, lễ hội, đình chùa...

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Đối với Sóc Trăng hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề bức xúc, đặc biệt là phát triển các điểm vui chơi giải trí. Mỗi điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù, bên cạnh đó phải chú ý đến việc kết hợp liên hoàn với các tỉnh bạn trong việc đầu tư tạo thêm các sản phẩm du lịch của tỉnh; tránh tình trạng sản phẩm trùng lập gây nhàm chán cho du lịch và lãng phí vốn đầu tư...

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 98)