Đánh giá chung

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 89)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.5.4. Đánh giá chung

Như đã trình bầy ở trên, giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng là điển hình cho văn hóa Khmer Nam Bộ. Sóc Trăng với gần 30% người Khmer trong cơ cấu dân số của

tỉnh, họ đã sống và định cư ở đây từ rất lâu và đã bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình qua bao thế hệ. Có thể nói giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng có một bề dày lịch sử thu hút sự quan tâm tìm hiểu mọi người.

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động du lịch đã phát triển theo hướng ngày một hoàn thiện hơn. Theo đó, các tỉnh thành trong cả nước đều coi phát triển du lịch là ưu tiên trong triến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Hiện nay, ở Sóc Trăng một trong những thế mạnh trong hoạt động du lịch của tỉnh là khai thác các giá trị văn hóa của người Khmer.

Nhìn chung, giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng trong phát triển du lịch là rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khai thác các giá trị văn hóa này sẽ góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa của dân tộc. Như chung ta đã biết hiện nay các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam nói chung và của người Khmer nói riêng đang bị hủy hoại và biến chất, cho nên việc phát triển du lịch dựa trên những giá trị văn hóa người Kmer ở Sóc Trăng là việc làm không thể thiếu.

Trong quá trình khai thác các giá trị văn hóa người Khmer trong hoạt động du lịch của Sóc Trăng trong những năm vưa qua có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Ưu điểm

Với đặc trưng là tỉnh giàu tiềm năng về văn hóa, lễ hội, Sóc Trăng đã và đang có kế hoạch khai thác mô hình du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống

Văn hóa Khmer với các ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, với các lễ hội lớn đang ngày càng được nhiều du khách biết đến.

Công tác đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch đang được tỉnh quan tâm và thực hiện. Việc tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội được vực dậy và từng bước phát triển.

Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường nhằm chỉnh sửa và hạn chế tối đa những sai phạm, rủi ro trong quá trình lễ hội diễn ra.

Thông qua lễ hội, cộng đồng người Khmer của tỉnh hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc và có thể chung tay với tỉnh, với đất nước trong việc quảng bá hình ảnh và giá trị văn hoá của mình đến với nhiều người hơn trong nước lẫn thế giới.

Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức thành công hội thảo khoa học về “bảo tồn và phát huy lễ hội Ook Om Bok và đua ghe ngo Sóc Trăng” với sự tham gia của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu về văn hóa hàng đầu Việt Nam. Từ hội thảo để có cơ sở đánh giá khoa học về giá trị của các lễ hội và chuẩn bị các điều kiện cho việc nâng cấp lễ hội ở tầm khu vực trong tương lai gần. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng đến với Sóc Trăng nhiều hơn năm tới, đặc biệt là khách quốc tế.

Hạn chế

Vẫn chưa có đội ngũ thuyết minh viên cũng như hướng dẫn viên tại điểm, du khách đến tham quan vẫn chưa có sự giới thiệu và giải thích về những vấn đề mà du khách quan tâm.

Nạn mất cắp khi tham gia lễ hội vẫn còn xảy ra do phần quản lý an ninh trật tự chưa được tốt lắm khi có một lượng người khá lớn đổ xô về.

Mùa du lịch chủ yếu là các ngày lễ hội, lượng khách du lịch đến với Sóc Trăng là rất đông. Tuy Nhiên, vào các ngày còn lại khách du lịch đến tham quan là rất ít, chủ yếu mang tính tự phát.

Chưa có sự kết hợp giữa các tuyến và điểm tham quan văn hóa Khmer. Nếu trong một trương trình du lịch chỉ chú trọng tham quan các chùa Khmer sẽ không thật sự thu hút được du khách, dễ gây nhàm chán.

Các ngôi chùa Khmer chưa được nhìn nhận và khai thác đúng tầm để phát triển du lịch. Đây là một tài nguyên du lịch mới, đặc sắc của dân tộc Khmer.

Các loại hình sân khấu Dù Kê, Rô Băm…chưa thật sự được quan tâm để đưa vào phục vụ trong du lịch.

Các điểm du lịch chùa Dơi, chùa Kleang, chùa Chén Kiểu... không được bán vé, thu tiền của khách, trong khi tỉnh phải đầu tư làm đường và các công trình phụ và vệ sinh khác

Chưa có một tổ chức nào thực hiện việc đốt lửa trại, giao lưu văn hóa của người Khmer với khách du lịch (giống như giao lưu văn hóa của dân tộc Lạch ở Đà Lạt).

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI KHMER TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu nghiên giá trị văn hóa dân tộc khmer tỉnh sóc trăng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 89)