6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.5.2. Một số loại hình sản phẩm du lịch văn hóa Khmer
Trong những năm gần đây ngành du lịch Sóc Trăng đã khai thác rất kiệu quả các loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn hóa của người Khmer.
Loại hình du lịch tâm linh: Đây là một thế mạnh trong du lịch Sóc Trăng. Sóc Trăng là vùng đất có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Chỉ riêng ở các khu vực thuộc thành phố Sóc Trăng đã có trên 20 ngôi chùa. Hầu hết đều là chùa Khmer với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Khmer Nam Bộ. Chùa đối với đồng bào Khmer là rất thiêng liêng và cao cả, là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân. Ngôi chùa, ngoài việc dùng để cử hành các nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý nhà Phật; các tác phẩm văn học, nghệ thuật và là nơi diễn ra các lễ hội mang tính văn hoá đặc trưng của dân tộc.
Hiện nay, việc khai thác loại hình sản phẩm du lịch tâm linh ở Sóc Trăng được các công ty lữ hành chọn làm sản phẩm chính trong các tour du lịch của mình. Các điểm du lịch tâm linh có sức hấp dẫn cao đối với du khách là chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Sà Lôn…Thực tế đây là những điểm du lịch hấp dẫn, nhưng vấn đề tổ chức khai thác chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều bất cập. Ở hầu hết các điểm chùa, ngoại trừ các chùa ở trung tâm Tp. Sóc Trăng hay trên các tuyến quốc lộ còn lại các chùa khác đều gặp khó khăn về giao thông đi lại. Chẳng hạn như chùa Dơi đoạn từ đường Lê Hồng Phong rẽ vào đường Mã Tộc khoảng hơn 2km đường nhỏ và xuống cấp nghiêm trọng gây kho khăn cho du khách khi đến đây (mới đây tỉnh Sóc Trăng dự án nâng cấp tuyến đường này). Bên cạnh đó tại các điểm chùa hầu như không có những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách, chủ yếu là các điểm bán hàng rong ngay cổng chùa hay ngay trong khuôn viên chùa, chẳng hạn như ở chùa Sà Lôn các hàng bán rong tự phát bầy bán từ cổng vào tới bậc tam cấp lên chánh điên…Hiện
tượng ăn xin, bán vé số dạo rất phổ biến tại các điểm du lịch, gây khó chịu đối với khách thăm quan.
Để khách du lịch hiểu và hứng thú với các giá trị văn hóa người Khmer thì vai trò của đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp về lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, hướng dẫn viên ở các điểm du lịch văn hóa Khmer hầu như không có, chẳng hạn như tại các điểm chùa để hiểu về các giá trị văn hóa mà ngươi Khmer trong chùa thường du khách phải tìm hiểu thông qua các vị sư Cả. Những hướng dẫn viên của các công ty lữ hành cũng còn nhiều hạn chế về hiểu biết các giá trị văn hóa của người Khmer. Do đó rất khó để có thể truyền tải hết những giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer đến với du khách.
Loại hình du lịch lễ hội: Chính sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa trên mảnh đất Sóc Trăng đã tạo nên nhiều lễ hội phong phú, đa dạng và độc đáo. Đây chính là cơ sở để khai thác một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo khác của Sóc Trăng – du lịch văn hóa lễ hội. Trong năm người Khmer có rất nhiều lễ hội bao gồm: Tết Chol Chnăm Thmây, lễ Dolta, lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo, lễ hội Thắc Côn, lễ hội Cúng biển Vĩnh Châu... Đặc biệt nhất là lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo còn gọi là lễ cúng trăng, là sự đưa tiễn mùa mưa chào đón mùa khô. Lễ hội hàng năm, không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách từ các nơi trong cả nước và khách quốc tế về tham dự. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và thu hút hàng chục vạn người theo dõi, tham gia trong những ngày chính của hội đua ghe ngo. Tâm điểm của tuần lễ hội là ngày hội Đua ghe Ngo truyền thống được người dân cả 3 dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung háo hức chờ đón.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch lễ hội đã được ngành du lịch Sóc Trăng chú trọng đầu tư khai thác. Các lễ hội truyền thống của người Khmer được tổ chức bài bản và và quy mô lớn hơn, những ngày diễn ra lễ hội không phải chỉ là ngày vui riêng của người Khmer nữa mà là ngày hội chung của người dân Sóc Trăng. Chẳng hạn như để phục vụ cho lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng khán đài đua ghe Ngo với kinh phí gần 60 tỷ đồng (hoàn thành năm 2009), gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè 2 bên đoạn gần đích đua đã hoàn thành, giúp cho người đi cổ vũ dễ xem, theo dõi, cổ vũ nhiệt tình và đông vui hơn.
Vào những ngày này công tác tổ chức được tổ chức kỹ lưỡng, từ các nghi thức tế lễ đến hoạt động vui chơi giải trí đều được lập kế hoạch, triển khai tốt. Đặc biệt lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo, lễ hội cúng Dừa, cúng Biển Vĩnh Châu…có số lượng du khách tập trung
về đây rất đông việc đảm bảo an ninh, chỗ ăn nghỉ của du khách cũng được ngành du lịch tỉnh đảm bảo. Tuy nhiên, về mặt tổng thể công tác tổ chức đã được quan tâm nhưng để dữ chân khách lưu lại đây và quay trở lại thì vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất, vấn đề an ninh, các tệ nạn nhừ bài bạc, ăn xin, mê tín dị đoan vẫn cò khá phổ biến ở các lễ hội. Thứ hai, vào những dịp diễn ra lễ hội ngoài các sản phẩm chính là tham gia các nghi lễ, các hoạt động vui chơi (diễn ra vào ban ngày) thì vẫn còn thiếu các hoạt động bổ trợ khác như các điểm vui chơi vào ban đêm, các khu ẩm thực, các hoạt động văn nghệ truyền thống của người Khmer…
Loại hình du lịch làng nghề: Trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống của người Khmer Sóc Trăng đã và đang được ngành du lịch tỉnh đưa vào khai thác như một sản phẩm không thể thiếu trong các tour du lịch. Các làng nghề truyền thống ở đây rất đa dạng như: dệt chiếu, đan lát, đóng xe bò, chế tác nhạc cụ truyền thống … ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu hay làng nghề vẽ tranh kiếng ở Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Loại hình du lịch làng nghề mới được ngành du lịch tỉnh đưa vào khai thác trong những năm gầy đây nhưng đã có những tín hiệu khả quan, lượng khách tham gia các tour du lịch làng nghề ngày môt đông. Tuy nhiên hầu hết các làng nghề truyền thống của người Khmer hiện nay hoạt động mang tinh cầm chừng, lamg theo thời vụ, có đặt hàng mới làm, do đó rất khó để tổ chức các tour thăm quan. Hiện nay, ở Sóc Trăng mới chỉ có làng nghề đan lát thủ công ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành được tổ chức tốt phục vụ cho tham quan mua sắm. Tới làng nghề du khách không chỉ trực tiếp xem bà con địa phương hành nghề với những vật liệu giản đơn quanh làng, với sự cần mẫn, đôi tay khéo léo của các nghệ nhân để tạo ra những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày đến những món đồ lưu niệm. Có thể nói, có làng nghề đan lát thủ công ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là một loại hình du lịch cần được nhân rộng trong những năm tới.
Loại hình du lịch văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng là một nét độc đáo. Do đó trong những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh đã kết hợp khai thác loại hình văn hóa ẩm thực với các loại hình khác. Hiện nay, các món ăn đặc trưng của người Khmer như: Bún nước lèo, cốm dẹp, bánh cống...đã trở thành những món đặc sản trong thực đơn của hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Sóc Trăng. Ngoài ra, các món ăn của người Khmer được người dân chế biến và bày bán ngay tại nhà đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của du khách với giá bình dân.
Bên cạnh đó, các hoạt động văn nghệ truyền thống của người Khmer như các điệu múa, sân khấu Robam, Yuke… chưa được tổ chức thành những chuyên nghiệp để phục vụ cho du khách. Hiện nay, ở Sóc Trăng có đoàn nghệ thuật biểu diễn văn hóa Khmer trực thuộc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch được tổ chức bài bản, chuyên dàn dựng, tổ chức các chường trình biểu diễn văn nghệ. Tuy nhiên, hoạt động của đoàn này chủ yếu phục vụ trong các sự văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh chứ không phải phục vụ riêng cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy mà phần lớn khách du lịch, nhất là khách quốc tế chưa có điều kiện tiếp xúc với nét văn hóa độc đáo này
Nhìn chung, Những loại hình du lịch trên được ngành du lịch Sóc Trăng khai thác một cách tổng hợp. Trong loại hình du lịch tâm linh và văn hóa lễ hội thu hút nhiều khách du lịch nhất và được tổ chức tương đối tốt, loại hình du lịch ẩm thực mặc dù rất độc đáo song do mùi vị và cách chế biến làm cho không phải du khách nào cũng có thể thưởng thức được. Du lịch làng nghề đang trong bước đầu đưa vào khai thác nên chưa đem lại hiệu quả cao.