Vai trò với với người nhà bệnh nhân:

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 77)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

3.2:Vai trò với với người nhà bệnh nhân:

4. Vai trò, trách nhiệm của nhân viên xãhộ

3.2:Vai trò với với người nhà bệnh nhân:

Nhân viên công tác xã hội không chỉ can thiệp với thân chủ mà cần quan tâm và chăm sóc cho gia đình của họ. Ở đây,, vai trò cụ thể của nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nhà thân chủ là: vai trò của người tư vấn,

người môi giới, người giáo dục, biện hộ cho thân chủ và người có vai trò trung gian.

Việc hình thành nên các vai trò trên là dựa vào đặc điểm tâm lý xã hội và nhu cầu của chung của thân chủ, gia đình thân chủ. Vào những giai đoạn cụ thể thì họ có những trạng thái tâm lý và nhu cầu tương xứng.

Để phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người thân, ta có thể đi theo chiều hướng nhu cầu của người thân, đặc điểm tâm lý xã hội của họ ở mỗi giai đoạn nhưng như vậy sẽ không thể làm rõ được từng nhiệm vụ trong vai trò cụ thể.

- Vai trò tư vấn (hỗ trợ tâm lý)

Tư vấn được xem như là một quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định. Hay tư vấn là sự phát biểu những vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định. Tư vấn trong công tác xã hội với thân chủ chính là việc gia đình của thân chủ đưa ra những thắc mắc của họ mong được những nhà công tác xã hội cung cấp ý kiến, cung cấp lời khuyên, giải pháp cho những vấn đề của họ. Đó thường là những vấn đề như: cách giải quyết khủng hoảng tâm lý, chia sẻ lo lắng băn khoăn, tư vấn về thụ hưởng chính sách, bảo hiểm, tư vấn về cách lựa chọn phương pháp can thiệp…

Tư vấn được chia thành 3 bước. Bước 1, tìm hiểu làm rõ vấn đề.

Bước 2 là tích cực tìm hiểu và đạt mục tiêu. Bước 3 là hành động.

Trong đó mỗi bước lại có những công việc cụ thể và những kỹ năng phù hợp, cần thiết.

Bước 1: Tìm hiểu làm sáng tỏ vấn đề

Khi bắt đầu tư vấn cho khách hàng, trước tiên nhân viên công tác xã hội phải tìm hiều làm sáng tỏ vấn đề. Đây là bước quan trọng vì chỉ khi biết thân chủ

đang gặp phải vấn đề gì thì nhân viên công tác xã hội mới có thể tư vấn cho thân chủ được.

Trong bước này nhân viên công tác xã hội cần chú ý giúp thân chủ tự nói ra vấn đề của mình. Bởi vì chỉ có thân chủ là người hiểu vấn đề của mình nhất vả lại không phải ai cũng dễ dàng bày tỏ sự việc của mình. Nhân viên công tác xã hội có thể giúp khách hàng tự nói ra vấn đề bằng cách đặt vấn đề bảo mật về thông tin cho thân chủ, nói lên mục đích của việc chia sẻ thông tin và vấn đề thời gian. Đây cũng như là một bước tiếp cận thân chủ, nhưng khi làm được những điều trên ta có thể khiến thân chủ chấp nhận chia sẻ và tự nói ra vấn đề của mình. Một ví dụ cụ thể: “... tôi thấy bà rất buồn khi người thân của bà phải vào viện, tôi hy vọng bà có thể chia sẻ những suy nghĩ của bà, những chia sẻ đó hoàn toàn là bí mật. Chúng ta sẽ nói về chuyện đó được chứ? Sẽ không lâu đâu, chỉ khoảng nửa tiếng thôi...”.

Sau đó nhân viên công tác xã hội bắt đầu thiết lập mối quan hệ và tìm hiểu hiện trạng vấn đề thông qua cách đặt câu hỏi, lắng nghe... Trong quá trình lắng nghe, cần phải phát hiện những tình huống và cơ hội bị bỏ qua để giúp thân chủ nhận biết và làm sáng tỏ tình huống đó. Trong cuộc sống có những tình huống diễn ra rất đơn giản nhưng đôi khi chính những tình huống đó lại là nguyên nhân của một vấn đề hay có ý nghĩa nhất định trong câu chuyện. Chính vì những tình huống đó rất đơn giản và có thể thân chủ thiếu kinh nghiệm nên khi gặp phải lại không chú ý và bỏ qua nó. Nhân viên công tác xã hội nắm bắt những điểm bị bỏ xót khi thân chủ tự kể ra vấn đề của mình và nhắc nhở thân chủ về tình huống đó.

Ngoài việc giúp thân chủ tự nói ra vấn đề của mình và nhận biết làm sáng tỏ các tình huống, nhân viên công tác xã hội cũng cùng thân chủ tìm kiếm những triển vọng mới, cơ hội mới và những vấn đề mà chính thân chủ cũng chưa rõ.

Một số kỹ năng cần sử dụng trong bước này: lắng nghe, thái độ ân cần, đặt câu hỏi mở, kỹ năng đối chiếu, kỹ năng diễn giải, kỹ năng khuyến khích thân chủ đi vào trọng tâm, kỹ năng tóm tắt vấn đề của thân chủ. Khi thực hiện tốt các

kỹ năng này, nhân viên công tác xã hội đã thu thập được một số thông tin cơ bản của thân chủ, qua đó làm sáng tỏ phần nào vấn đề của thân chủ.

Bước 2: Tích cực tìm hiểu vấn đề của thân chủ và xác định mục tiêu:

Trong bước này, nhân viên công tác xã hội phải cùng thân chủ tiến hành các công việc cụ thể. Đầu tiên đó là tạo ra bối cảnh mới. Trong đó, việc làm rõ vấn đề mấu chốt, lựa chọn những vấn đề chính cần thay đổi và đưa ra mục tiêu mới cho thân chủ là những việc cần phải hoàn thành. Thứ hai là xem xét kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra. Đồng thời từ những mục tiêu đặt ra, nhân viên công tác xã hội hướng thân chủ vào từng mục tiêu cụ thể, qua đó chọn ra và phân loại mục tiêu hàng đầu.

Các kỹ năng cần dùng trong bước này là: - Xác định vấn đề chính.

- Tóm tắt và đối chiếu những điểm chính.

- Kiểm tra lại xem thân chủ và nhân viên công tác xã hội có hiểu nhau không. - Cân bằng giữa những khó khăn và thuận lợi.

- Đưa ra các ý tưởng hỗ trợ.

- Sử dụng phản xạ quan sát và chia sẻ. - Đương đầu.

- Chiến lược cụ thể: chiến lược giải quyết xung đột nhận thức hành vi… Ngoài ra cũng cần phải sử dụng các kỹ năng ở bước 1 để thu thập thông tin.

Bước 3: Hành động

“Hành động” là bước cuối cùng để đưa ra kế hoạch can thiệp và giải pháp sau khi đã thu thập thông tin, xác định vấn đề, xác định mục tiêu ở các bước trên.

Khi hành động cũng phải thực hiện đủ 3 bước đó là:

- Suy nghĩ về chiến lược hành động, các giải pháp đã được đưa ra.

- Lựa chọn chiến lược và lập thành kế hoạch hành động. Trong đó cần xem xét và cân nhắc lại các giải pháp đã chọn. Nhân viên công tác xã hội đánh giá chiến lược hoặc kết hợp các chiến lược với nhau sao cho phù hợp với khách hàng.

- Thực hiện giải pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kỹ năng cần thiết khi “hành động ” là: - Thúc đẩy, khuyến khích.

- Thực hiện kế hoạch đánh giá và hành động.

- Sử dụng các chiến lược cụ thể: chiến lược ứng xử.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 77)