Kỹ năng đối phó của thân chủ

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 62)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

2. Một số kỹ năng cơ bản trong Công tác xãhội 1 Kỹ năng nghe

2.6. Kỹ năng đối phó của thân chủ

Kỹ năng đối phó của thân chủ là các kỹ năng được sử dụng để giúp thân chủ đạt được mục đích hoặc giải toả những vấn đề và mối lo lắng của họ.

Các kỹ năng giúp thân chủ đối phó bao gồm: + Liệu pháp tư duy

Giúp thân chủ nhận biết về những suy nghĩ méo mó trong tư duy của họ từ đó giúp họ thay thế bằng những suy nghĩ tiến bộ hơn.

Các bước can thiệp

Bước 1: Tìm sự sai lầm trong tư duy của thân chủ, xem xét những sai lầm

tư duy nào phổ biến, những sai lầm nào đúng với trường hợp thân chủ. Theo Burns (1980) có mười sai lầm về tư duy : Cách nghĩ cực đoan, quá cường điệu, quá khái quát hoá, sự sàng lọc của tư duy, đánh giá sai vấn đề, kết luận vội vàng, phóng đại hay tối thiểu hoá, lập luận dựa trên cảm tính, tự động viên, nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực, cá nhân hoá.

Bước 2: định hướng cho thân chủ ghi lại những suy nghĩ và câu nói tiêu

cực của họ hàng ngày và cùng xem lại những méo mó tư duy đã được sửa đổi của tuần trước.

Bước 3: thay những câu tiêu cực bằng những câu phản ứng tiến bộ.

Để liệu pháp tư duy được thành công, thân chủ phải nhất trí, hoặc thống nhất với hai tiền đề cơ bản của mô hình điều trị này: (1)suy nghĩ, ý tưởng, kinh nghiệm, tương lai mỗi người có tác động tới cách mà mình cảm nhận, cư xử và (2) phải thay đổi suy nghĩ, ý kiến.

+ Kĩ thuật huấn luyện sự kiên định Huấn luyện tính kiên định là phương pháp được sử dụng phổ biến để chỉnh sửa hành vi liên nhân cách thích nghi sai, đặc biệt là hành vi buồn bã và hiếu chiến

Theo Kirst- Ashmanvà Hull “việc huấn luyện tính kiên định khiến thân

chủ nhận ra và hoạt động dựa trên nhận định rằng họ có quyền là bản thân họ và thể hiện cảm giác của mình một cách tự do” (Buttell, 2002, Hull & Kirst-

Ashman, 2004)

Theo Albert và Emmons (2001) Các bước trong mô hình huấn luyện sự kiên định bao gồm:

Bước 1: Xem xét hành vi của thân chủ.

Bước 2: Ghi lại những biểu hiện kiên định của thân chủ. Bước 3: Đặt ra những mục tiêu thực tế cho bản thân. Bước 4: Tập trung vào tình huống cụ thể

Bước 5: Xem lại các hành vi thân chủ trong thời gian cụ thể và nhận biết những

hành vi phản ánh không kiên định và hành vi phản ánh sự kiên định

Bước 6: Quan sát một mô hình thể hiện sự kiên định. Bước 7: Cân nhắc những phản ứng kiên định khác.

Bước 8: thực hành sử dụng những hành vi kiên định ở tình huống cụ thể.

Bước 9: Đóng kịch phân vai hành vi kiên định với nhân viên CTXH, bạn

Bước10: Tập đóng vai đến khi bạn đạt được những điều thân chủ muốn Bước 11: Hãy kiên định trong một tình huống có thật ngoài đời

Bước 12: Xem lại thái độ của thân chủ qua những tình huống thật sự đó. Bước 13: Tiếp tục cư xử kiên định trong mối quan hệ liên nhân cách bạn. Bước 14: Học cách sống kiên định và chú ý thực hiện những vấn đề đó.

Như vậy, huấn luyện tính kiên định giúp những người rụt rè trở nên tự tin và những người hiếu chiến ít thù địch hơn.Tuy nhiên. nhân viên tham vấn phải hỗ trợ thân chủ với sự quan tâm và thân trọng.

Theo Lange và Jakubowski có 5 kiểu kiên định chính:

Kiên định cơ bản: Là việc giữ quyền, niềm tin hay ý kiến cá nhân

Kiên định cảm thông: kiểu kiên định thân chủ cảm nhận được cảm giác và

những trải nghiệm cuả người khác.

Kiên định tăng cường:

Thể hiện sự cứng rắn, kiên định và thẳng thừng khi trao đổi vấn đề.

Kiên định đối đầu: sử dụng khi lời nói mâu thuẫn với hành động của họ. Kiểu gồm: miêu tả những gì họ đã làm được và cảm giác của người nói.

Kiên định về cái tôi: hữu ích cho thân chủ khi thể hiện những cảm giác tiêu

cực khó nói. Nó bao gồm 4 phần: (1)Khi người nói miêu tả hành vi của người kia, (2) Hệ quả của miêu tả xem nó ảnh hưỏng tới cuộc đời hay cảm giác của người nói như thế nào (3) tôi cảm thấy: Người nói miêu tả cảm giác (4) tôi muốn ... ( người nói miêu tả những gì anh ta muốn)

+ Quy trình kiểm soát cơ tức giận

Liệu pháp tiếp cận chế ngự sự tức giận bao gồm ba bước: (1) hạn chế tối đa sự tức giận trong cuộc sống của thân chủ, (2) giải quyết trước khi cơn tức giận bùng lên, (3) phản ứng một cách kiên định khi thân chủ tức giận.

Để hạn chế tối đa sự tức giận trong cuộc sống của thân chủ, Alberti và Emmons (2001) cung cấp những gợi ý như sau:

1. Cải thiện mối quan hệ của thân chủ với những người khác thông qua công tác hỗ trợ của cộng đồng, qua sự chịu đựng, tha thứ, thậm chí nuông chiều.

2. Chấp nhận thái độ tích cực trong cuộc sống bằng phong cách hài hước, hài hước

3. Tránh bị kích thích quá mức bởi thuốc men, căng thẳng công viêc, sự ồn ào, giao thông.

4. Hãy lắng nghe người khác.

5. Hãy kiếm một người bạn tâm giao. 6. Hãy cười cợt bản thân mình

7. Hãy ngồi thiền. Hãy tĩnh tâm lại

8. Hãy tăng cường sự cảm thông của thân chủ. 9. Hãy khoan dung chịu đựng.

10. Hãy tha thứ.

11. Hãy hướng tới việc giải quyết vấn đề cùng người khác, chứ không phải chiến thắng những người khác.

12. Hãy khiến cuộc sống của thân chủ được trong sáng.

Alberti và Emmons (2001) kết luận bằng một số điều quan sát được nói chung về sự tức giận:

1. Hãy nhớ rằng thân chủ chịu trách nhiệm cho chính những cảm giác của riêng mình.

2. Hãy nhớ rằng sự tức giận và sự hung hăng không phải là một. 3. Hãy hiểu lấy bản thân mình.

4. Hãy dành chút ít thời gian xem xét vai trò của cơn tức giận trong cuộc sống của mình

5. Hãy lập luận với bản thân mình

6. Hãy đánh chệch hướng các suy nghĩ ích kỉ của mình 7. Đừng có để mình rơi vào những tình huống dễ cáu giận. 8. Hãy học cách thư giãn.

9. Hãy phát triển một vài chiến lược ứng phó với cơn tức giận khi nó xuất hiện

10. Hãy dành cơn thịnh nộ lại cho đến khi thật cần thiết..

11. Hãy phát triển và thực hành các cách kiên định để bộc lộ cơn tức giận Ở bước cuối cùng bằng sự kiên định khi có cáu giận, Alberti và Emmons

1. Hãy cân nhắc xem tình huống đó có đáng cho thân chủ bỏ thời gian và sức lực không, các hậu quả có thể có nếu cá nhân bộc lộ sự cáu giận ra.

2.Hãy quyết định xem tình huống này thân chủ muốn giải quyết một mình hay với ai khác

Nếu thân chủ quyết định hành động:

1. Hãy nói vài câu về cái điều thân chủ đang bận lòng. 2. Lập lịch trình để giải quyết vấn đề.

3. Hãy thể hiện cảm giác của thân chủ một cách trực tiếp. 4. Nhận trách nhiệm cho các cảm giác thân chủ có

5. Hãy nhìn vào vấn đề cụ thể, vào tình huống hiện tại. 6. Hãy hướng tới giải pháp cho vấn đề

+ Liệu pháp chế ngự sự căng thẳng

Monat và Lazarus (1991) xác định một số chiến lược để ứng phó với chức năng căng thẳng. Có thể kể đến như sau:

Hình tượng tích cực: Nhân viên CTXH hưóng dẫn thân chủ qua một

trường đoạn tường thuật được xây dựng lên nhằm giúp khách hàng thư giãn và tĩnh tâm lại. Khung cảnh hay hoạt động có thể đuợc nhân viên CTXH gợi lên hay do chính khách hàng tự xác định lấy.

Luyện tập hít thở: Việc luyện tập hít thở có thể giúp làm giảm căng thẳng

thần kinh. Đây là một trong những kĩ thuật chế ngự sự căng thẳng hữu ích

Luyện tập thư giãn cơ bắp: Bài luyện tập này giúp thân chủ chuyển trọng

tâm chú ý từ những gì đang lo lắng sang cảm giác khi cơ bắp căng lên và được thả lỏng ra. Từ đó sẽ mang lại cảm giác thư giãn và tĩnh tâm cho khách hàng

+ Kĩ thuật ngăn ngừa sự căng thẳng- một phương pháp tiếp cận về hành

vi- tư duy.

Sự căng thẳng là một phần trong cuộc sống con người. Miechenbaum (Sharf, 2000) đã phát triển một mô hình điều trị để xử lí những sự kiện gây căng thẳng dựa trên lí thuyết hành vi và tư duy là chủ yếu.

Ở đợt điều trị đầu tiên thân chủ sẽ tháy cách nhìn nhận của họ về sự căng thẳng- chứ không phải chính sự căng thẳng đó đã thực sự gây ra cho họ.

Giai đoạn tiếp thân chủ được học những kĩ năng giải toả nỗi sợ hãi và căng Giai đoạn cuối cùng của đợt điều trị thân chủ thực hành các chiến lược đó.

+ Các chiến lược kiểm soát sự khủng hoảng

Một cơn khủng hoảng là trạng thái mất cân bằng trong quãng thời gian giới hạn nào đó thường bị dồn đọng lại sau những mất mát lớnnhư cái chết của người yêu dấu, sự chia tay hoặc li hôn.Theo Gerald Caplan (1964) một cuộc khủng hoảng thường diễn ra trong bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sự gia tăng căng thẳng ban đầu do một sự kiện gây khủng

hoảng đem lại.

Giai đoạn 2: cơn khủng hoảng được đánh dấu bằng sự căng thảng tăng

cường do cá nhân vẫn chưa giải quyết

Giai đoạn 3: Sự căng thảng lớn đến mức cá nhân cảm thấy thua cuộc và

tuyệt vọng

Giai đoạn 4: cá nhân sẽ hoặc là trải qua cuộc khủng hoảng hoặc là sẽ giải

toả được sự căng thẳng

Trong việc chế ngự khủng hoảng, đối với từng loại khủng hoảng cần phải có những cách giải quyết riêng biệt. Việc điều trị chỉ kết thúc khi khách hàng đạt được trạng thái cân bằng trong việc thực hiện các chức năng.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w