Các quan điểm giá trị, nguyên tắc và quy chuẩn đạo đức của ngành Công tác xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 68)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

3Các quan điểm giá trị, nguyên tắc và quy chuẩn đạo đức của ngành Công tác xã hộ

3.1. Các quan điểm giá trị trong nghành công tác xã hội (Social Work Values) Values)

Chúng ta ai chũng biết, trong một lĩnh vực nào đó, một vấn đề nào đó thường tồn tại các quan điểm giá trị xã hội, giá trị nghề nghiệp và giá trị cá nhân. Những quan điểm này luôn chịu sự chi phối của các yếu tố của môi trường như : ý thức hệ chính trị, nền kinh tế, văn hoá xã hội và đặc điểm tâm lý – xã hội của những nhóm người, cộng đồng tại địa phương đó.

Quan điểm ngành nghề không tách khỏi quan điểm xã hội, nó chịu sự chi phối của các quan điểm, hệ giá trị - chuẩn mực xã hội thông qua các văn bản pháp lí, các chính sách và các nguồn kinhn phí cho các hoạt động chức năng của nghành nhằm bảo đảm tính hợp lý, tính đúng đắn của nghành.

Đối với công tác xã hội, quan điểm nghề nghiệp, quan điểm giá trị của ngành và quan điểm giá trị cá nhân được thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan điểm về con người, về mục đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi đến mục đích đó.

- Quan điểm giá trị trong ngành ( hiện nay đang được áp dụng ở một số nước đang phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Thuỵ Điển...) là:

+ Mỗi người một nét riêng biệt, vì vậy cần có sự tôn trọng tính cách của họ khi làm việc.

+ Là một con người nên ai cũng mong muốn có những hỗ trợ cần thiết để ứng phó với những khó khăn và trở ngại của cuộc sống.

+ Mọi người đều có quyền tự do, miễn sao tự do đó không xâm phạm vào quyền của những người khác. Vì thế khi làm việc, cần thiết phải có những tính khích lệ tự chủ, tự quyết ở mỗi người ( khả năng tự thân vận động).

Ở đây đòi hỏi cá nhân và xã hội phải hiểu, phải thống nhất các quan điểm trên và có trách nhiệm với nhau. Xã hội cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người được tham gia và đóng góp, ngược lại mọi cá nhân cũng phải có trách nhiệm tham gia và đóng góp một cách tích cực trở lại trong quá trình thực hiện. -

Quan điểm giá trị cá nhân trong ngành : Mỗi cá nhân tuy có một cá tính riêng biệt với những quan điểm khác nhau, song ở trong ngành họ phải nhận định rõ quan điểm của mình và nhất quán quan điểm của ngành khi làm việc với đối tượng. Điều đó có nghĩa họ phải hiểu rõ được mục đích của hoạt động giúp đỡ, đối tượng cần được giúp đỡ, nhận định đúng những nguyên nhân chính gây nên những thiếu hụt các chức năng của đối tượng và phương pháp làm việc với đối tượng…

3.2. Các nguyên tắc trong ngành công tác xã hội (Social Work Principles)

Cũng như nhiều ngành khoa học khác, những người làm công tác xã hội phải tuân thủ một số nguyên tắc đã được đề ra trong khi thực hiện các chức năng hàng ngày của mình. Các nguyên tắc này định hướng các hoạt động của người nhân viên xã hội trong quá trình giúp đỡ đối tượng. Sau đây là một số nguyên tắc căn bản thường gặp trong các hoạt động của ngành công tác xã hội.

- Nhân viên xã hội cần chú ý tới các mặt tích cực và khả năng tiềm tàng của đối tượng để nhấn mạnh vào đó tạo niềm tin, hi vọng mà giải quyết các khó khăn một cách tích cực, có hiệu quả do mọi người đều có khả năng phân tích vấn đề và đưa ra những giải pháp cho những tình huống khó khăn của họ.

- Nhân viên xã hội cần cố gắng tạo cơ hội tối đa để giúp đối tượng tăng thêm niềm tin, tính độc lập, tự chủ để họ giải quyết khó khăn của mình một cách hiệu quả. Ở đây nhân viên xã hội cùng đối tượng nỗ lực làm việc để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

- Nhân viên xã hội phải có trách nhiệm tạo ra một số thay đổi trong môi trường của họ nhằm hạn chế những tác động bất lợi cho họ, ở đây, gia đình, cộng đồng và nơi làm việc của đối tượng chính là những môi trường mà người Nhân viên xã hội hoạt động để giúp đỡ đối tượng giải quyết các vấn đề khó khăn của họ. - Nhân viên xã hội cần hướng dẫn, giúp đỡ đối tượng nếu họ có xu hướng muốn học hỏi những hành vi, niềm tin mới một cách hợp lý (cho dù trên thực tế chúng ta đều biết việc thay đổi hành vi và niềm tin vốn cóở con người, đặc biệt là những người lớn tuổi không phải là dễ).

- Nhân viên xã hội cần giúp đỡ đối tượng bộc lộ những tiềm năng và sức mạnh của họ (do các vấn đề nảy sinh thường thiếu nguồn hỗ trợ, thiếu kỹ năng đối phó với các vấn đề), từ đó giúp họ sử dụng những năng lực này một cách thích hợp trong giải quyết vấn đề.

- Nhân viên xã hội cần giúp đối tượng nhận ra được một điều: những khó khăn thường là tất yếu của cuộc sống con người. Vượt qua được những điều này, con người chắc chắn sẽ trưởng thành hơn do học được những kỹ năng và các chiến lược đã được sử dụng trong khi giải quyết vấn đề.

- Nhân viên xã hội cần giúp đối tượng nhận thấy và hiểu được nguyên nhân sâu xa của vấn đề mà họ hành động do cá hành vi đó của họ thường mang tính định hướng bởi các mục tiêu và mục đích đã được xác định - những điều mà nhiều khi họ không ý thức được.

- Nhân viên xã hội cần chấp nhận đối tượng của mình ngay cả khi những quan điểm giải trị, thái độ, niềm tin và cách sống của họ trái ngược với mình, thậm chí có khi mình hiểu được chính các quan điểm trên là nguyên nhân gây trở ngại cho họ. Khi đó không nên áp đặt quan điểm của mình đối với họ, không khiển trách và đỗ lỗi cho họ mà cần giúp họ hiểu được các giá trị và niềm tin đó đã tác động thế nào tới vấn đề của họ, từ đó giúp họ tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.

- Do mỗi người có những cá tính riêng, có thể chất và tinh thần khác nhau cùng với vốn kinh nghiệm sống, niềm tin, các giá trị, các mục đích, ước vọng và hành vi riêng…mà nhân viên xã hội cần chấp nhận đối tượng của mình. Đặt mình vào địa vị của họ để hiểu và thông cảm với họ (điều này không đồng nghĩa với việc đồng ý với những việc làm sai trái của đối tượng). Cần cố gắng giúp đỡ đối tượng nhận rõ những đúng sai, tăng cường sự tự chủ và khả năng xác định có ý thức của họ, làm cho các kinh nghiệm trong cuộc sống của họ trở nên có giá trị và được khẳng định.

3.3. Những quy chuẩn đạo đức trong ngành công tác xã hội (Social Work Ethics) Ethics)

Quy chuẩn đạo đức là sự tập hợp các nguyên tắc, quy định, các giá trị chuẩn mực mà nhân viên xã hội cần phải tuân thủ. Nó mô tả các trách nhiệm và hành vi cần có ở người nhân viên xã hội với đối tượng, với cộng đồng, với bạn đồng nghiệp và cơ quan tổ chức nơi họ làm việc. Đây chính là những quy điều nhằm xác định các thực hành của người nhân viên xã hội, đồng thời đóng vai trò như một sự định hướng ngăn chặn những hành vi lệch lạc với chuẩn mực đạo đức.

Quy chuẩn đạo đức không phải là những nguyên tắc hoàn chỉnh cho một hành vi cụ thể của nhân viên xã hội trong mọi tình huống và mọi hoàn cảnh. Nó chỉ là những quy định chung, đặc biệt đối với các tình huống có tính phức tạp. Mục đích của quy chuẩn đạo đức ở đây là:

- Quy định những hành vi của nhân viên xã hội.

- Xác định những quyền hạn và trách nhiệm của người nhân viên xã hội khi thực hiện công việc.

- Bảo vệ đối tượng khỏi sự lạm dụng của nhân viên xã hội thiếu lương tâm và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 68)