. Đánh giá hành vi cá nhân trong nhóm
CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG I.CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN.
I.1.Khái niệm
“Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” là một khái niệm hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người cho rằng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là những trẻ nghèo, những trẻ bị rơi vào nhữnghoàn cảnh éo le như mồ côi, bị khuyết tật, phải lang thang, tham gia lao động nặng, bị xâm hại tình dục, trẻ hư, bị nghiện ngập ma tuý. Ý kiến khác lại cho rằng thống nhất với những đối tượng trẻ em đã nêu ra ở quan niệm trên, riêng đối với trẻ nghiện và trẻ em hư là những đối tượng không thể đưa vào nhóm những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được do trẻ em nghiện ma tuý thường là con trong các gia đình không thật khó khăn về kinh tế, thậm chí nhiều gia đình có mức sống giàu và trẻ em mắc nghiện là do chúng hư hỏng chứ không phải do những điều kiện khách quan đưa lại như trẻ mồ côi, tàn tật. Mọi ý kiến khác lại mở rộng quan niệm này hơn cho rằng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải kể cả trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ sống trong vùng sâu, vùng xa. Đồng ý với các ý kiến trên, nhưng một quan niệm khác khi đưa ra lại cho rằng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn phải bao hàm cả trẻ bị ngược đãi…
Theo UNICEP – 1994: trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là những trẻ em song trong một hoàn cảnh vì một lý do nào đó mà việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các em bị hạn chế.
Theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải là những trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị:
- Rơi vào hoàn cảnh éo le, khó khăn khác thường so với trẻ em khác. - Cần đến sự giúp đỡ đặc biệt ( về vật chất, tinh thần hoặc cả vật chất lẫn
tinh thần) mới có điều kiện phát triển bình thường như mọi trẻ em khác. Những hoàn cảnh éo le khó khăn đó bao gồm: bị trở thành mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, đẻ ra không biết cha mẹ mình là ai… được gọi chung là trẻ mồ côi.
- Bị tàn tật ( khuyết tật) về thể chất hoặc tâm thần như: động kinh, thiểu năng trí tuệ, điếc, câm , mù, tàn tật vận động…( do bẩm sinh, bệnh tật hoặc một tai nạn bất thường nào đó).
- Phải lang thang ( có thể bỏ hẳn nhà đi theo thời vụ hoặc hàng ngày đi, tối vẫn về gia đình) để kiếm sống không ổn định tại một nơi nào đó trên đường phố, trong các đô thị, khu du lịch…
- Phải lao động làm thuê với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Bị xâm hại tình dục như bị hiếp dâm, cưỡng dâm , dung thân thể mình phục vụ cho việc quay phim, chụp ảnh khiêu dâm…
- Bị nghiện ma tuý bằng bất cứ hình thức nào: hút, hít, tiêm chích… - Bị trở thành trẻ em hư có hành vi pháp luật như : trộm cắp, cờ bạc,
quấy rối, gây mất trật tự công cộng…
Như vậy, nói tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là không chỉ nhấn mạnh tới khó khăn về kinh tế, mà phải chú trọng tới những khó khăn về tinh thần của trẻ, những hậu quả do hoàn cảnh éo le trẻ gặp phải, những hậu quả gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của chúng. Điều quan trọng nhất ở đây, đó phải là những trẻ em bị ảnh hưởng do hậu quả tệ nạn xã hội mà chính đáng là nạn nhân.
Trên thực tế ở Việt Nam, trẻ em thuộc nhóm “ Trẻ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” bao gồm các nhóm sau đây:
- Trẻ em lang thang đường phố (Treet children)
- Trẻ bị lạm dụng tình dục (Sufually exploited children).
- Trẻ thiệt thòi (disadvantaged children): gồm trẻ sống ở những vùng hẻo lánh, thiếu điều kiện giáo dục, y tế sức khoẻ cần thiết…
- Trẻ khuyết tật (disabled children) - Trẻ mồ côi (orphaned children)
- Trẻ phạm pháp (children in confiet with law). - Trẻ lao động sớm (working children).
- Trẻ bị ngược đãi.
Sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất lượng tương đối vì một đối tượng có thể lại thuộc vào một vài nhóm.
I.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em.
- Nhu cầu vật chất: bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc vệ sinh sức khỏe. Các yếu tố này đảm bảo cho sự phát triển thể lực của các em.
- Nhu cầu về mái ấm gia đình: đó là tình thương yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần, là sự an toàn tuỵet đối của trẻ, là cái nôi đầu tiên xã hội hoá trẻ em, từ đây các em học cách làm người, học cách “ cho” và “ nhận” tình thương yêu nhân loại, học cách gánh vác trách nhiệm của cha mẹ, anh chị… Mối quan hệ sau này ở tuổi trưởng thành có thành công hay không là phụ thuộc nhiều vào chất lượng mối quan hệ trong gia đình của trẻ.
- Nhu cầu đựơc vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ: hoạt động vui chơi cũng như học hành sẽ giúp trẻ trải nghiệm cuộc sống, ít trí tuệ và tích luỹ những hiểu biết, kiến thức cho mai sau.
- Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng: việc thừa nhận những đặc
nhận thành tích ở trẻ sẽ làm tăng nghị lực của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn mỗi khi vấp phải.