Lý thuyết học tập xãhộ

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 29)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

1.5.Lý thuyết học tập xãhộ

Thuyết học tập xã hội còn gọi thuyết thay đổi hành vi là nhóm nguyên tắc chung thứ 3 trong công tác hành vi và có xuất xứ từ công trình của Bandura. Trọng tâm của thuyết học tập xã hội là xã hội hoá. Theo thuyết này, phần lớn việc học tập đạt được do sự nhận thức của con người và sự suy nghĩ về những điều họ trải nghiệm. Họ học bằng cách sao chép những ví dụ về người khác xung quanh họ. Đối với trẻ em, đây là một quá trình mà trong đó xã hội cố gắng dạy trẻ cách ứng xử như những người lớn- một hệ thống dạy trẻ dựa trên các quy luật học tập có thể có hiệu quả mạnh mẽ.

Quy trình chính này được Hudson và Macdonald mô tả như sau:

• Nhìn thấy ai đó thực hiện một hành động và chú ý tới hành động đó

• Người quan sát “ hình thành một ý niệm” hay mã hoá trong đầu óc mình về cách mà hành vi đó được tiến hành.

• Người quan sát xác định tình huống trong đó hành vi diễn ra và kết quả của nó

• Khi một tình huống thích hợp nảy sinh, người quan sát nhắc lại hành vi theo ý niệm về nó mà họ đã hình thành.

Thuyết học tập xã hội theo Goldstien gồm 3 phần liên quan với nhau: triết lý xã hội (đạo dức), học thuyết về nhân cách và các kỹ thuật ảnh hưởng tới hành vi. Có thể tóm tắt chúng trong 4 điểm:

•Con người xây dựng những phân bản của chính mình thông qua những điều họ đã học.

•Con người đạt được sự chắc chắn trong cuộc sống bằng cách thích nghi - quá trình giúp họ quản lý thế giới bên ngoài.

•Sự thích nghi của con người bị ảnh hưởng bởi sự nhận biết về cái tôi, về bản thân và cách tác động của nó lên nhận thức.

Nghiên cứu về sự nhận biết và học tập của con người, thuyết học tập cho rằng cần phải xem xét sự năng động của cái tôi (cái tôi tác động đến việc họ làm và bị tác động bởi điều xảy ra với họ). Có 3 tác động chính khi tác động đến thế giới bên ngoài của cái tôi:

• Sự thích nghi: thích nghi với thế giới bên ngoài nhằm đạt các mục tiêu và sự cố gắng của môi người.

• Sự ổn định: Giữ cho hệ thống của con người ở trạng thái cân bằng khi thu nhận những sự kiện mới.

• Lập các ý định: Tìm cách thay đổi để phù hợp mục tiêu bên trong Theo Goldstien có 3 loại học tập:

• Học tập có chiến lược: nhận thông tin, kĩ năng dựa trên mục tiêu đặt ra

• Học tập có chiến thuật: có liên quan đến thích nghi với những áp lực của cuộc sống hàng ngày

• Học tập thích nghi: thay đổi bản thân và những cơ cấu của nó về thế giới như một phần của quá trình đối mặt với cuộc đời theo một cách khác Tất cả các kiểu học tập của con người khi diễn ra thường bị ảnh hưởng bởi chính họ hoặc môi trường nơi họ sinh sống.

Goldstein đã đặt ra 4 giai đoạn học tập, mỗi giai đoạn phải được hoàn tất trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo. Đó là:

•Học tập phân biệt để thân chủ tăng thêm nhận biết và có những nhạy cảm với các vấn đề xảy ra trong thế giới của họ

•Học tập khái niệm để thân chủ học các biểu tượng, các ý niệm mà họ sử dụng theo quy ước trong xử lí thông tin

•Học tập nguyên tắc có liên quan đến các giá trị và khái niệm về bản thân

•Giải quyết một cách khái quát những vấn đề thân chủ gặp khó khăn trong môi trường của họ.

Tóm lại: theo lý thuyết học tập, học tập được coi như một sự nhận thức thông qua quá trình nhận thức thông tin. Nó nhấn mạnh đến hành vi đã được học, đến sự kiểm soát của môi trường đối với hành vi, phá vỡ hành vi thành những đơn vị đơn giản và tập trung vào hành vi có thể quan sát được

Mặt mạnh: Nó chỉ ra được những kinh nghiệm xã hội có tác động tới

nhận thức của thân chủ bằng cách “mô hình hoá” chỉ dẫn do người khác truyền dẫn thông tin và cung cấp thông tin. Đây còn là thuyết có khả năng trác nghiệm cao nhất trong tâm lí học. Thông qua lịch sử của thuyết những nhà nghiên cứu về học tập đã định nghĩa rõ ràng các từ ngữ, các giả thuyết có tác động đến đối tượng nghiên cứu.

Mặt hạn chế: Những mô tả của lý thuyết còn chưa phù hợp về phát

triển nhận thức và chưa phù hợp với môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 29)