Các phương pháp trong Công tác xãhội 1 Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 85)

Là phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành công tác được xây dựng từ cuối những năm 1800 với các tổ chức từ thiện Mỹ. Đây là phương pháp can

thiệp để giúp một cá nhân (đối tượng) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát. Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của nhân cách mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống. Nói một cách khác công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động.

- Mục đích phương pháp công tác xã hội cá nhân: là thiết lập mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp cho họ hiểu rõ về mình xác định lại mối tương quan với những người xung quanh mình, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hộ và của bản thân để thay đổi.

Tóm lại: đối tượng công tác xã hội cá nhân là bản thân người được giúp đỡ. - Công cụ tác động là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội (người thực hành công tác xã hội) và đối tượng.

- Cách tiếp cận để sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân:

Trong thời gian qua đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả.

Cách tiếp cận tâm lý xã hội:

Mối quan tâm chính là thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con người ( cách nhìn về mình và cách nhìn vấn đề) và bối cảnh xã hội đang sống.

Cách tiếp cận "giải quyết vấn đề":

Việc đối tượng chịu dấn thân (nhờ sự tác động của nhân viên xã hội) vào tiến trình giải quyết vấ đề tự nó là một cách trị liệu.

Cách tiếp cận chức năng:

Tích cực tức động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng (can thiệp khi khủng hoảng). Cách này tập trung vào

việc giúp đối tượng đạt một mục tiêu cụ thể do họ chọn và trong một thời gian giới hạn và thực hiện mục tiêu ấy cũng chính là trị liệu.

Ngày nay, công tác xã hội có xu hướng mang tính tổng quát- tức là nhấn mạnh đến sức mạnh của đối tượng hơn là chỉ chú ý đến nhưng khó khăn của họ (vì khi gặp khó khăn đối tượng thường bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình). Chỉ nhờ sự phân tích của nhân viên xã hội, đối tượng thấy được các mặt tích cực của mình, xây dựng phương hướng cho giải pháp giải quyết vấn đề.

- Các thành tố của công tác xã hội với cá nhân:

Công tác xã hội với cá nhân có bốn thành tố: Con người thân chủ, vấn đề, tổ chức xã hội và tiến trình.

• Con người thân chủ:

Vì mục đích của công tác xã hội là giúp cá nhân và gia đình hành động hiệu quả hơn trong các mối quan hệ tâm lý xã hội nên nhân viên xã hội cần phải có những hiểu biết cơ bản về hành vi con người. Con người luôn luôn thay đổi, vị thúc đẩy bởi những như cầu cơ bản, các hoạt động cá nhân phải chịu những ảnh hưởng sinh lý, văn hóa, xã hội. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu hành vi quá khứ và dự báo hành vi tương lai của đối tượng. Tìm hiểu và giúp tạo động lực, phát huy khả năng sẵn có và tiềm năng của đối tượng vì chính đối tượng là người phải hành động để giải quyết vấn đề của mình.

Để làm được những điều trên, nhân viên xã hội phải thừa nhận có sự khác biệt về giá trị giữa mình, thân chủ- tin rằng mỗi người phải có nhu cầu cơ bản để mà sống mà mọi thân chủ đều phải được chấp nhận cho dù họ là ai, (chấp nhận giá trị chứ không phải chấp nhận hành vi) chỉ nhân viên xã hội là người phải tôn trọng giá trị của thân chủ và không thể mong đợi đối tượng đối xử với chúng ta theo cách ta mong muốn.

Vấn đề mà đối tượng gặp phải có thể là vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội, do tác động của môi trường sống hoặc so sự kết hợp của cả hai- chính những vấn đề này làm cản trở đối tượng thực hiện mục đích, chức năng, vai trò của mình trong hoạt động tâm lý và xã hội của họ. Sau đây là các dạng vấn đề mà thân chủ gặp phải:

 Nhu cầu cơ bản không được đáp ứng: Nghèo đói, thiếu ăn, thất nghiệp.

 Khó khăn về quan hệ xã hội: Thiếu tình thương, bị bỏ rơi, mâu thuẫn trong gia đình; khó khăn khi thực hiện vai trò xã hội.

 Khó khăn về mặt thể chất: Bệnh hoạn, khuyết tật.

 Khó khăn do thiểu năng, trình độ học vấn thấp, do thiếu tài nguyên kinh tế hay xã hội.

 Khó khăn do cảm xúc trước một thử thách nặng nề, thất bại trong cuộc sống.  Khó khăn do hành vi làm trái pháp luật.

• Tổ chức xã hội:

 Nhân viên xã hội là người đại diện cho Tổ chức xã hội (như: Hội chữ thập đỏ), trực tiếp cung cấp dịch vụ và tài nguyên mà đối tượng cần đến.

 Tổ chức xã hội có thể thuộc chính phủ, phi chính phủ tùy theo nguồn tài trợ.  Mỗi tổ chức xã hội có chiết lý và chức năng riêng biệt và phục vụ xã hội cho một hay nhiều loại đối tượng: Trẻ em (mồ côi, khuyết tật, lang thang), phụ nữ ngèo, người già neo đơn, người nghiện, phát triển cộng đồng, giáo dục sức khỏe, môi trường...

 Các dịch vụ do tổ chức xã hội cung cấp hỗ trợ cho đối tượng đều nằm trong phạm vi chức năng “ tài nguyên giới hạn của mình ( Tổ chức xã hội cần đóng thêm vai trò môi giới, giới thiệu đối tượng đến nơi mà họ cần đến mỗi khi họ có nhu cầu vượt ngoài phạm vi chức năng của mình.

.

 Tiếp cận thân chủ: Có thể do đối tượng tự đến với nhân viên xã hội vì họ có nhu cầu muốn được giúp hoặc ngược lại. Nhân viên xã hội chủ động do trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình.

Nếu bước tiếp cận này mà nhân viên xã hội tạo được ấn tượng ban đầu tích cực (cởi mở, thái độ, sẵn sàng đón nhận) thì các bước sau sẽ thuận lợi.

 Xác định vấn đề của thân chủ:

Bước này đòi hỏi nhân viên xã hội nhiều kỹ năng để thiết lập mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp. Trước khi xác định vấn đề, nhân viên xã hội cần:

- Xác định ai thực sự là thân chủ (người bị hụt hẫng, nạn nhân...)

- Xác định thân chủ không có nghĩa là loại bỏ tất cả những người còn lại.  Thu nhập dữ kiện:

Là bước thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của đối tượng. Nhân viên xã hội cần hỗ trợ đối tượng từ từ nhìn rõ lại vấn đề và thường những

Tiếp cận thân chủ

Lượng giá

Xác định vấn đề

Trị liệu

Thu thập dữ liệu

mâu thuẫn, mập mờ mà đối tượng đang hiểu lại bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa.

Công việc thu thập và kiểm chứng trước thông tin được duy trì liên tục trong thời gian thực hành công tác xã hội vì đối tượng và hoàn cảnh của họ luôn thay đổi nhất là từ khi có sự can thiệp của nhân viên xã hội.

Nguồn thu thập: Chính bản thân đối tượng, người thân, bạn bè, trường học, cơ sở làm việc, tổ dân phố, tài liệu, biên bản có liên quan...

 Chuẩn đoán:

Là xác định trọng tâm vấn đề dựa trên cơ sở các dữ kiện thu thập được: - Các điểm mạnh và giới hạn của đối tượng.

- Các điểm thuận lợi và bất lợi của hoàn cảnh. - Tâm trạng, nhận thức, mong đợi của thân chủ.

• Nhân viên xã hội phải phân tích soi rọi và phản ánh các trạng thái, cảm nhận, sự kiện, tình huống để đối tượng chủ động nhận diện tâm tư, ước muốn, vấn đề của chính mình; phải ý thức rõ về giới hạn của chính mình, cũng như của Tổ chức xã hội mà mình đang làm việc.

• Đối tượng cần có thời gian và khoảng cách để nhìn lại chính mình.  Lên kế hoạch trị liệu:

- Là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên chuẩn đoán chi tiết của giai đoạn trước nhằm giúp đối tượng hướng tìm lối thoát cho mình.

- Giai đoạn này nhằm xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt mục đích. Sự lựa chọn mục đích cuối cùng phụ thuộc vào: sự mong muốn của đối tượng, điều mà nhân viên xã hội cho là cần thiết và khả thi; có thuộc phạm vi chức năng của tổ chức xã hội không.

- Nhân viên xã hội hỗ trợ bằng cách phản ánh, phân tích, tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng và chính đối tượng là người chủ động trong sự lựa chọn

giải pháp. Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương cách trị liệu: tính chất của vấn đề, các tài nguyên có được, động cơ và năng lực của thân chủ. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: giá trị của đối tượng, cách họ đánh giá vấn đề.

 Trị liệu:

Các mục đích của trị liệu bao gồm:

- Thay đổi hoặc cải thiện hoàn cảnh của đối tượng (giúp tài chính, tạo công ăn việc làm...)

- Thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ (giải quyết mâu thuẫn gia đình, gửi trẻ bị bạo hành đi nơi khác...)

- Giúp đối tượng thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mắt (Giúp người nghiện thấy được hậu quả của HIV, AIDS...)

Trong giai đoạn này, đối tượng là người vừa chèo chống, vừa định hướng mục tiêu cho mình. Nhân viên xã hội là chỗ dựa, chia sẻ niềm vui khi đối tượng có tiến bộ, an ủi, khuyến khích.

Khả năng đối tượng trị liệu đạt hiệu quả phụ thuộc vào: Tâm lý, thể trạng, nhân cách của họ, sự tự ý thức về bản thân, các tài nguyên và cơ hội mà thân chủ đang có.

Khó khăn chỉ xuất hiện khi kế hoạch được đi vào thực thi và nhân viên xã hội phát huy năng lực để cùng đối tượng đánh giá lại vấn đề để tìm một hướng giải quyết khác.

 Lượng giá:

Là động tác đo lường, thẩm định các biến chuyển, xem sự can thiệp của nhân viên xã hội có đem lại kết quả mong muốn không.

Lượng giá giúp nhân viên xã hội xem các mục tiêu đã được đặt ra đạt đến mức nào để điều chỉnh lại phương cách trị liệu.

Nếu kết quả theo chiều hướng tích cực- thì sự tăng trưởng của đối tượng sẽ thu hẹp vai trò của nhân viên xã hội; vai trò này sẽ sớm chấm dứt để đối tượng càng được hoàn hảo hơn và ngược lại, cần thẩm định rõ mức độ chuyển biến xấu để có thể nhờ sự giúp sức của các đồng nghiệp khác.

Điều bắt buộc: phải có hồ sơ ghi chép lại tiến trình giải quyết vấn đề để có quyết định cuối cùng cho giai đoạn này- việc chấm dứt hay tiếp tục phụ thuộc vào mối quan hệ nhân viên xã hội và đối tượng- tùy thuộc vào những tình huống:

• Dịch vụ của cơ quan đã hoàn tất.

• Mục đích đã đạt được hay chưa.

• Đối tượng đã được chuyển đến một cơ quan khác.

• Đối tượng muốn chấm dứt.

• Nhân viên xã hội nhận thấy việc tiếp tục không còn cần thiết nữa

III.2.Phương pháp công tác xã hội nhóm

Là phương pháp mà đối tượng tác động vào là nhóm, là mối tương quan giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm.

- Đặc điểm công tác xã hội nhóm:

+Lấy hoạt động nhóm làm nơi thoả mãn nhu cầu của nhóm.

+Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm từ đó giúp nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề.

+Lấy ảnh hưởng của nhóm để tạo sự đổi mới thái độ và hành vi của cá nhân thông qua hoạt động nhóm.

+ Công tác xã hội nhóm thường được sử dụng khi: Có vấn đề nảy sinh giữa hai hay nhiều người, khi một số người có vấn đề, nhu cầu giống nhau. tạo môi trường để trao đổi thông tin, kinh nghiệm…

+ Nhóm giải trí: Mục đích là cung cấp những hoạt động vui chơi giải trí có mục đích cho các thành viên. Qua đó các thành viên giúp nhau xây dựng những tích cách cần thiết. Ví dụ: Sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên.

+Nhóm giáo dục: Nhằm truyền đạt những kỹ năng, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó như: Kiến thức làm cha mẹ, kiến thức chăn nuôi bò…

+Nhóm trợ giúp: Là những nhóm nhỏ có tính chất tình nguyện với mục đích hỗ trợ qua lại lẫn nhau để hoàn thành mục đích cụ thể. Nhóm này được thành lập bởi những người cùng cảnh ngộ tập hợp lại để giúp nhau cùng đáp ứng những nhu cầu chung giúp nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống và tạo ra những thay đổi cá nhân hay xã hội cần thiết… Việc giúp đỡ này là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên với họ…

Người điều động trong nhóm là một trong những thành viên có cùng cảnh ngộ. Vai trò của nhân viên xã hội là tạo điều kiện để tập hợp và hoạt động thông qua sinh hoạt nhóm.

+Nhóm trị liệu: Mục đích là giúp cá nhân chia sẻ những cảm xúc với các thành viên khác từ đó hiểu rõ vấn đề tình cảm của mình và đưa ra chiến lựợc giải quyết các vấn đề đang mắc phải.

Người điều động trong nhóm đòi hỏi phải có hiểu biết về cơ chế tâm sinh lí, tâm lí xã hội, hành vi con người, có kĩ năng sử dụng năng động nhóm để hỗ trợ tinh thần, khuyến khích những thay đổi hành vi, có kĩ năng tư vấn nhóm… Cần sử dụng các kĩ thuật trị liệu đồng bộ để giúp đối tượng giải quyết những vấn đề tình cảm cá nhân.

+Nhóm với mục đích xã hội hoá: Mục đích phát triển nhân cách, giáo dục con người là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội cá nhân, từ đó thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân theo hướng tích cực. Ví dụ: để nâng cao khả năng xã hội, tinhd tự tin, khả năng đề ra kế hoặch cho tương lai…

Người điều động nhóm cần có kĩ năng và hiểu biết nhất định về hành vi con người và cách tác động qua nhóm. Bởi ở đây, khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiều chứ không chỉ chú trọng đến dạng kĩ năng.

+ Nhóm trợ giúp: Mục đích tìm điều kiện để cá nhân nhìn nhận về bản thân cũng như tăng cường khả năng đồng cảm với người khác nhằm phát triển các mối quan hệ tương tác có hiệu quả hơn.

Loại nhóm này đòi hỏi sự thân mật, tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm để giúp nhau hiểu được tại sao họ cư xử và hành động như vậy.

Nhân viên xã hội thường sử dụng loại hình này để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, những cảm nhận trong các trường hợp khó xử ( loại này thường đựơc dung nhiều trong huấn luyện các chủ tư vấn chuyên nghiệp, giúp họ tăng cường khả năng đồng cảm khi làm việc với đối tượng.

- Tiến trình công tác xã hội nhóm: Trong công tác xã hội nhóm, nhân

viên xã hội lấy tiến trình sinh hoạt làm công cụ để giúp đỡ đối tượng.Công cụ giúp đỡ là các hoạt động nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong nhóm.

Tiến trình công tác nhóm, nhân viên xã hội cần phải xác định rõ: Để giải quyết vấn đề gì? Tại sao dung phương pháp nhóm? Cho ai? Đối tượng như thế nào? Đặc điểm nhu cầu đối tượng của cá nhân là gì? Mục tiêu của sinh hoạt nhóm là gì? Mục tiêu của cá nhân là gì? Cơ cấu hình thức nhóm là gì?...

+Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị.

Xác định hiện trạng vấn đề: Nhận diện, đánh giá tình hình, tìm hiểu.

Xây dựng nhóm: Xác định kiểu lãnh đạo, xác định thành phần nhóm dựa trên đặc điểm, tuổi, giới tính, xác định dạng nhóm (nhóm mở hay nhóm đóng: có thể thay đổi người trong quá trình sinh hoạt hay không); xác định quy mô của nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w