Kỹ năng quan sát

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 50)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

2.3.Kỹ năng quan sát

2. Một số kỹ năng cơ bản trong Công tác xãhội 1 Kỹ năng nghe

2.3.Kỹ năng quan sát

Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống và trong bối cảnh của công tác xã hội cá nhân, mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu thân chủ và hoàn cảnh của họ.

Trong công tác xã hội cá nhân, quan sát là kỹ năng không thể thiếu trong quá trình giao tiếp. Khi tiếp xúc với thân chủ, nhân viên xã hội phải quan sát. Việc quan sát không phải để doạ nạt hay để khó chịu, mà để đo lường và nhận định tâm trạng của thân chủ, để việc giao tiếp có thể chính xác và hữu hiệu hơn. Vì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp là tâm trạng của thân chủ. Tâm trạng trong lúc giao tiếp ảnh hưởng đến thái độ, phương pháp truyền đạt, phong cách đối xử, cách phản hồi, quan điểm và cách nhận định vấn đề. Khi tâm trạng của thân chủ không được bình tĩnh thì dễ xảy ra những hiểu làm hoặc mâu thuẫn. Vì vậy trong giao tiếp, nhân viên xã hội phải nắm bắt được tất cả những thông tin biểu hiện của thân chủ thông để từ đó có những hành động phù hợp. Cụ thể là:

a. Dáng vẻ bên ngoài: Nhân viên công tác xã hội cần chú ý đến quần áo thân

chủ mặc(vì nó biểu thị cho tầng lớp kinh tế xã hội của họ), mức độ sạch sẽ, gọn gàng,...

b. Biểu hiện qua nét mặt: buồn, giận và thù địch... từ đó giúp nhân viên xã hội

hiểu biết được những cảm nghĩ che giấu của họ.

c. Những dấu hiệu của sự lo lắng bất an: qua cách thân chủ ngồi ( ngồi vì

căng thẳng, cảm thấy xa lạ, hay ngồi một cách tự nhiên thoải mái...), qua phong cách tham gia vào câu chuyện( thoải mái, căng thẳng, tiếp thu, không chú ý,tin cậy hay nghi ngờ...). Từ đó giúp nhân viên xã hội nắm được các biểu hiện về cảm xúc của thân chủ và có giải pháp thích hợp.

d. Phong cách của thân chủ: phong cách và những cử chỉ theo thói quen cũng

có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp nhân viên xã hội hiểu được những vấn đề ẩn dấu bên trong.

e. Ngôn ngữ cơ thể: là những cử động của cơ thể để biểu lộ cảm nghĩ. Những

điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền thông không lời nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự truyền tải ngoài ý muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là xúc cảm, cảm nghĩ. Người nói muốn giấu diếm thông tin về cảm nghĩ mà họ trải qua, tuy thế thông tin vẫn cứ lộ ra. Vì vậy, để hiểu cảm nghĩ của thân chủ thì cán sự xã hội phải quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ.

f. Biểu lộ cảm nghĩ không tự ý qua nét mặt: quan sát những cảm nghĩ không

tự ý này có ý nghĩa rất quan trọng giúp nhân viên xã hội nắm được những cảm nghĩ thật của thân chủ mà đôi khi chính họ cũng không tự nhận biết được.

Tóm lại, trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, nhân viên xã hội muốn giải quyết được vấn đề của họ thì phải tạo cho họ niềm tin vào mình rằng: mình là người mà họ có thể chia sẻ, có thể giúp họ vượt qua vấn đề của chính họ và có thể giữ bí mật cho họ. Để họ làm được điều đó thì nhân viên xã hội phải đánh giá được thân chủ thông qua: hành vi, thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ… của họ. Đó là nhiệm vụ cơ bản của quan sát. Chỉ có thông qua quan sát, nhân viên xã hội mới hiểu được thân chủ một cách toàn diện vì nhiều khi biểu hiện ngôn ngữ của họ khác hoàn toàn so với những gì mà họ nghĩ. Khi ta có được những thông tin đầy đủ, chính xác về thân chủ qua quan sát ta mới có thể thấu cảm với họ, có thể giúp họ vượt qua vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 50)