Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 31)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

I.6Lý thuyết hệ thống

Thuyết Hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hoà nhập.

Khái niệm hệ thống theo Theo từ điển tiếng Việt là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất Dưới góc độ công tác xã hội, hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Một hệ thống là một chỉnh thể với các đưòng biên mà các năng lượng thể chất và tinh thần được trao đổi nhiều hơn trong

đường biên so với ngoài đường biên. Hệ thống còn có những khái niệm cơ bản khác như:

• Hệ thống đóng là khi không có sự trao đổi lẫn nhau qua đường biên.

• Hệ thống mở là khi có các năng lượng thẩm thấu qua đường biên. Theo lý thuyết hệ thống, trạng thái của hệ thống tại bất kì thời điểm nào cũng được xác định bởi 5 đặc tính:

• Trạng thái vững, ổn định (steady state): khả năng duy trì bản thân thông qua việc nhận đầu vào sử dụng nó

• Sự điều bình hay cân bằng: khả năng duy trì các bản chất cơ bản.

• Sự phân biệt: qua thời gian, các hệ thống sẽ trở nên phức tạp hơn với càng lúc càng thêm nhiều loại thành phần cấu tạo khác nhau

• Tính phi tập hợp: Hệ thống thiên về tính tổng thể nhiều hơn là sự tổng cộng của các bộ phận

• Sự trao đổi lẫn nhau: Nếu một phần của hệ thống thay đổi, thì sự thay đổi tác động tới tất cả các phần khác, và các phần khác đó cũng thay đổi. Đại diện cho những người đi theo lý thuyết hệ thống : Bertalanffy (1901-1972), Hanson, Mancoske, Siporin, Germain, Giterman và đặc biệt Hearn là người có những đóng góp sớm nhất trong việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong công tác xã hội. Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lí thuyết hệ thống tới công tác xã hội phải kể đến sự xuất hiện của hai tác phẩm được dịch thuật cùng lúc về ứng dụng những quan điểm hệ thống trong thực hành công tác xã hội là Goldstein, Pincus và Minahan.

Thuyết hệ thống tác động lớn đến công tác xã hội kể từ thập niên 1970 theo nguyên tắc: con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống. Các tư tưởng lí thuyết về hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ hệ thống khái quát của von Bertalanffy. Đây là một thuyết sinh học trong đó đề xuất rằng mọi tổ chức đều là các hệ thống. Một ngươì là một phần của xã hội và được làm nên bởi các hệ thống chu kì. Các tế bào và hệ thống này đến lượt

mình được làm nên bởi các nguyên tử vốn được tạo ra bởi các phần tử nhở hơn. Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người:

• Hệ thống thân tình/ tự nhiên như: gia đình, bạn bè, người đưa thư...

• Hệ thống chính quy như: các nhóm cộng đồng, công đoàn...

• Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội như: bệnh viện hay trường học Những người có vấn đề có thể không sử dụng hệ thống trợ giúp vì:

• Những hệ thống đó không tồn tại trong cuộc sống của họ, không có những nguồn hỗ trợ cần thiết hay thích hợp với vấn đề của họ.

• Con người không biết, không thích sử dụng những hệ thống như vậy

• Các chính sách của hệ thống tạo ra vấn đề mới cho người sử dụng

• Các hệ thống có những mâu thuẫn lẫn nhau

Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trưòng của họ đang có những vấn đề. khó khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống. Vì thế nhiệm vụ của công tác xã hội là:

• Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giải quyết vấn đề

• Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực

• Giúp, chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực

• Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội

• Đưa ra sự trợ giúp thực tế

• Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hôi

Pincus và Minahan (1973) đã đưa ra một cách tiếp cận đến công tác xã hội trong đó họ áp dụng các tư tưởng hệ thống. Nguyên tắc của những đường hướng của họ là con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ để có cuộc sống thoả mãn, do đó công tác xã hội phải tập trung vào làm việc với những hệ thống như vậy. Dưới đây là

Hệ thống Mô tả Thông tin thêm

Hệ thống tác nhân thay đổi

Nhân viên CTXH và cơ sở nơi họ làm việc

Hệ thống khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con người, các nhóm, các gia đình, các cộng đồng tìm kiếm sự giúp đỡ và tham gia vào làm việc với hệ thống tác nhân thay đổi

Khách hàng thực sự đã đồng ý nhận sự trợ giúp và đã tự gắn kết vào, các khách hàng tiềm năng là những người mà nhân viên CTXH đang cố gắng làm việc với

Hệ thống mục tiêu

Những người mà hệ thống tác nhân thay đổi đang cố thay đổi để đạt được mục tiêu của họ

Hệ thống khách hàng có thể là hoặc không phải là hệ thống mục tiêu

Hệ thống hành động

Những người mag hệ thống tác nhân thay đổi làm việc với để đạt được các mục tiêu của họ

Các hệ thống khách hàng, mục tiêu hoặc hành động có thể hoặc là không phải là một

Các mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và người khác có thể là:

• Hợp tác- có chung mục đích

• Thương lượng- cần đạt được một thoả thuận

• Mâu thuẫn- Các mục tiêu của họ đối ngược nhau

Một lần nữa việc phân tách bản chất các mối quan hệ với mỗi hệ thống giúp nhân viên CTXH làm sáng tỏ vấn đề và giúp thân chủ tham gia vào các mối quan hệ một cách phù hợp và chân thành.

I.7 Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội

Mỗi xã hội có cơ câu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị

trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “ là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù”. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.

Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng: “ hành vi con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động”, rằng: “ hành vi phần nào được tạo ra bởi những mong đợi của người hành động và những người khác. Như vậy, vai trò xã hội: “ là sự tập hợp hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó”.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng như hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu như họ được coi trọng, được có tiếng nói riêng của mình, được bình đẳng như mọi người trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược lại.

I.8. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber

Coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Nó là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định và cái mà weber gọi là “ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là những hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì, và sẽ thực hiện nó như thế nào? Khác hẳn những hành động bản năng sinh học hay là hành động có sự tham gia của ý thức.

Với nhãn quan của thuyết hành động xã hội, những quan niệm nhu cầu và nhu cầu mong muốn của các cá nhân, nhóm, cộng đồng được nhìn nhận như là nguồn gốc sâu sa của các hành động của họ.

Vận dụng lý luận quan điểm của Weber, cần phải nghiên cứu hành động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng theo hướng tiếp cận văn hoá. Mỗi con người vừa là chủ thể sáng tạo của văn hoá, vừa là sản phẩm của văn hoá cộng đồng và tiểu văn hoá gia đình. Bằng quá trình xã hội hoá, con người tiếp nhận hệ giá trị, chuẩn mực của cộng đồng và các khuôn mẫu ứng xử để trở thành con người xã hội. Họ được nhào nặn khuôn theo văn hoá của cộng đồng, khiến cho những đặc trưng cơ bản của văn hoá đó luôn hiện diện trong họ, chi phối từ nhận thức tới hành vi và tư duy của họ. Trong điều kiện đó, mỗi hành động của con người đều không thể vượt ra ngoài sự chi phối của khuôn mẫu văn hoá ấy. Trong thuyết hành động của mình, Weber đã từng nhấn mạnh vai trò của “ hệ thống mẫu” này chỉ với 4 định hướng hành động: hành động thuần lý đối chiếu với một giá trị, hành động thuần lý đối chiếu với một mục đích, hành động thuần lý đối chiếu

với cảm xúc, hành động truyền thống. Rõ ràng văn hoá cộng đồng, tiểu văn hoá gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng không thể xem nhẹ khi nghiên cứu về hành động của các cá nhân trong các gia đình, của cá nhân, nhóm ngoài xã hội. Tất cả luôn ghi đậm dấu ấn văn hoá của cộng đồng và tiểu văn hoá gia đình đã được thẩm thấu vào cá nhân thông qua quá trình xã hội hoá.

Vì vậy, trong công tác xã hội, khi nghiên cứu tìm hiểu về hành động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, không được tách chủ thể khỏi môi trường văn hoá nơi họ sinh sống. Hiểu biết về phong tục tập quán, về thói quen và tâm lý cộng đồng, về tín ngưỡng, niềm tin và những quan hệ xã hội của chủ thể, là cơ sở đáng tin cậy để lý giải các hành động của họ.

I.9 Một số kiến thức cơ bản về sự phát triển con người

Công tác xã hội là hoạt động hướng tới giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng thoả mãn nhu cầu cần thiết, để giúp họ hoạt động có hiệu quả hơn. Vì vậy muốn giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng đòi hỏi Nhân viên công tác xã hội phải có những hiểu biết nhất định về đặc điểm tậm lý xã hội của con người và các hành vi của họ. Tại sao họ lại có những hành vi như vậy? Hành vi đó nhằm đáp ứng nhu cầu gì?

I.4.1 Nhu cầu của con người

Con người vừa là một thực thể sinh vật vì nó là cơ thể sống, vừa là một thực thể xã hội vì nó chứa đựng “ tổng hoà các mối quan hệ xã hôi” với một cơ chế tâm lý đặc thù. Vì thế ba mặt: sinh lý, tâm lý và xã hội thường xuyên biến đổi và tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển con người nói chung, nhân cách nói riêng và nói tới phát triển của con người là nói tới sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tình cảm, xã hội. Để đảm bảo các yếu tố trên được phát triển một cách hoàn thiện, con người cần có các điều kiện cần thiết, có nghĩa là các nhu cầu cơ bản của con người cần được đáp ứng, thoả mãn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thoả mãn thù sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định. Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hoạt động, quyết định mọi hoạt động của con người, nhưng thực chất nhu cầu là gì? đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Khi nói đến nhu cầu, người ta thường nói đến hoạt động. Thông qua các hoạt động mà cá nhân nảy sinh những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là động lực kích thích hoạt động và ngược lại, hoạt động là điều kiện nảy sinh nhu cầu.

Theo định nghĩa, Nhu là cần thiết, Cầu là đòi hỏi, mong muốn. Như vậy, “

Nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân”. Nếu nhu cầu được thoả mãn thì sẽ tạo ra cảm giác thoải mái và an

toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không đáp ứng được nhu cầu thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định.

Theo từ điển tiếng Việt (2002 của Nhà xuất bản Đà Nẵng): “ Nhu cầu là

điều đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội”

Theo Loenter ( 1971): “ Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt cái gì đó, trạng

thái hướng hoạt động của cá nhân đến sự bù đắp, thoả mãn cái thiếu hụt đó”.

Theo các nhà kinh tế học, nhu cầu chia làm hai loại: nhu cầu tuyệt đối và nhu cầu tương đối. Nhu cầu tuyệt đối là nhu cầu mà bất cứ thành viên nào của xã hội cũng được thoả mãn ở một mức độ khuôn khổ tối thiểu. Còn nhu cầu tương đối là nhu cầu mà sự thoả mãn chúng đem đến cho con người niềm ao ước, ấp ủ. Về phương diện tâm lý học - xã hội, nhu cầu tương đối đem lại cho con người ta niềm kiêu hãnh rằng mình cao hơn đồng loại. Sự phát triển nhu cầu tuyệt đối tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế xã hội thoả mãn nhu cầu tương đối.

Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 31)