CÔNG TÁC XÃHỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ 1 Khái niệm về ma tuý và sự nghiện ma tuý

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 136)

IV.1. Khái niệm về ma tuý và sự nghiện ma tuý

IV.1.1.Khái niệm vè ma tuý

- Ma : là cây gai - Tuý : là say

Ma tuý theo gốc Hán - Việt có nghĩa là mê mẩn.

- Theo từ điển tiếng Việt : ‘ ma tuý là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất từ Moóc phin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác thần kinh bị tê liệt và lâu dần có thể nghiện’.

- Theo tổ chức y tế thế giới OMS : ‘ Ma tuý là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể’. Theo

nghĩa đó, ma tuý bao gồm những chất được sử dụng hợp pháp như : rượu, thuốc lá đến những chất chỉ được sử dụng hạn chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh như Moóc phin, và những chất bị cấm như thuốc phiện, heroin, cocain…

- Hiểu theo nghĩa hẹp và thông dụng : thì ma tuý là một số thảo mộc

dược hoá chất có tác dụng kích thích thần kinh mạnh hoặc gây ảo giác dùng để chữa bệnh, đúng liều đúng lúc, đúng bệnh là thuốc tốt, dùng vào mục đích giải trí với liều cao để có cảm giác đặc biệt, dùng nhiều thành thói quen trở thành nhu cầu và nghiện.

- Theo nghĩa rộng (1982) của Tổ chức y tế thế giới nêu và được

UNESCO và nhà nước công nhận : ‘ Ma tuý là một thực thể hoá học hoặc là

sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những chất đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần của của con người’.

Như vậy có thể hiểu ma tuý bao gồm : thuốc phiện, cần sa, heroin, moóc phin, và các chất kích thích thần kinh...

IV.1.2. Khái niệm nghiện ma tuý

Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc là :

- Cần tăng liều tiêu dùng.

- Sự lệ thuộc vào tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc. - Người nghiện ma tuý là những người thường xuyên dùng một chất gây

độc, có hiện tượng phụ thuộc thuốc (bắt buộc dùng thường xuyên, nếu không, xuất hiện hội chứng cai như : vật vã, lo âu, rối loạn giấc ngủ, đau mình mẩy...). Nói một cách khác, nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng chúng, có nghĩa là lệ thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần (tức là phải tăng liều).

IV.1.3. Các phương thức sử dụng

Ma tuý được đưa vào cơ thể bằng các con đường như : - Hút : thuốc phiện, bạch phiến, cần sa.

- Tiêm (chích) : gồm tiêm chích dưới da, tiêm bắp hoặc trên tĩnh mạch. - Nuốt, uống : thuốc phiện sống, moóc phin, các thuốc an thần.

- Nhai : lá coca.

- Hút : heroin, cocain.

IV.2. Đặc điểm chung của người nghiện ma tuý

Ham muốn chất thuốc khó có thể kiềm chế được : lệ thuộc nhiều về tâm lý và thể chất do sự tác dụng của thuốc.

- Sự lệ thuộc về tâm lý : là hiện tượng mà đối tượng khi đã cai nghiện một thời gian, nhưng chỉ nghe nói chuyện về thuốc, hoặc thấy người nào sử

sử dụng lại. Còn lệ thuộc thể chất : là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau một thời gian dùng ma tuý liên tục xuất hiện những triệu chứng vật vã nếu như không có thuốc.

- Sự lệ thuộc thể chất có thể giảm đi nhanh chóng, nhưng sự lệ thuộc tâm lý là yếu tố làm cho người nghiện quay trở lại dùng thuốc nhanh nhất và nhiều nhất.

- Có khuynh hướng tăng dần liều lượng thuốc dùng. IV.3. Văn hoá của người nghiện ma tuý

IV.3.1. Các nhu cầu của người nghiện

- Những người nghiện và những người đã cai nghiện trở về muốn sống trong tình thương yêu của gia đình, cộng đồng và trong lòng tin của mọi người – chính tình thương yêu và lòng tin đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc sống của những người nghiện, giúp họ vượt qua tất cả để trở về với cuộc sống đời thường.

- Những người nghiện muốn được sống trong một môi trường trong sạch không còn ma tuý. Không chỉ trong khoảng thời gian điề trị, mà còn cả sau khi đã cai nghiện trở về, cho dù là chỉ thấy hoặc nghe nói tới ma tuý.

- Những người nghiện có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để chữa trị bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khoẻ.

- Những người nghiện cần có các thông tin, kiến thức về bệnh của mình để hiểu rõ được nguyên nhân, tác hại và có các phương pháp phòng chống căn bệnh này. Từ đó giúp họ chủ động tham gia vào chương trình cai nghiện cũng như phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Những người nghiện cần được xã hội giúp họ có một nghề nghiệp ổn định để giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống ; tìm lại được niềm vui trong lao động, niềm tin, tình thương yêu của gia đình, cũng như ngoài xã hội và cũng thông qua đó họ mới không còn cảm giác bị gia đình, xã hội bỏ rơi, mà cảm thấy mình như được tái hoà nhập với cộng đồng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, không bị đối xử phân biệt.

- Về phương diện hoạt động lao động : phần lớn những người nghiện

(theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội- chiếm khoảng hơn 60%) là thất nghiệp, khoảng hơn 20% là những người lao động tự do đi vào con đường nghiện hút, số còn lại là những người đang làm việc trong các cơ quan xí nghiệp, học sinh, sinh viên... Đó những người bị nghiện do nhu cầu công việc (vận động viên thể thao muốn chạy nhanh hơn, học sinh sinh viên muốn thức đêm để học...) và những người bị bệnh nặng buộc phải dùng ma tuý để điều trị vết thương...

Như vậy có thể nói, hoạt động lao động của những người nghiện là không có, hoặc nếu có thì cũng không ổn định, bấp bênh, vì thế thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào gia đình như : Bố mẹ, chồng, con, vợ...dưới nhiều hình thức : xin gia đình, lừa đảo gia đình một cách khéo léo, ăn cắp...và nếu như trong gia đìnhkhông còn khả năng để giúp họ có tiền thoả mãn nhu cầu hút, chích thì họ ra ngoài xã hội- cũng thông qua hàng loạt các hành vi : từ ăn xin, móc túi cho tới cướp của giết người- miễn sao có tiền, càng nhiều tiền càng tốt để hòng thoả mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu hưởng lạc hòng quên đi tâm trạng chán chường, cay đắng vì thực tế xã hội, vì cuộc sống của chính cuộc đời họ, cả vì tò mò hay do áp lực của nhóm bạn nữa...

- Về sinh hoạt : những người lao vào con đường nghiện hút là những ngươờ bị khủng khoảng niềm tin, là những người tò mò muốn thử và cũng là những người bị ấp lực của nhóm bạn mà mình quan hệ...cho nên họ đã đi tìm sự bù đắp qua ma tuý. Ma tuý sẽ giúp họ bớt lo âu từ đó họ hoàn toàn phụ thuộc và ma tuý. Họ lệ thuộc đến mức phải dùn liên tục để khỏi bị vật vã khi không có thuốc (vòng luẩn quẩn này đưa họ đến sự nghiện ngập ngày càng nặng). Họ sống co mình thu hẹp vào các phạm vi thích thú, họ luôn u sầu, lãnh đạm và trở lên phó mặc đối với người thân, gia đình, thờ ơ và bỏ bê công việc với cả vui buồn, họ chai lì cảm giác đối với mọi mặt của cuộc sống đời thường như : tình yêu, vui chơi, giải trí, học hành...Tất cả đối với họ đều vô nghĩa. Ở họ, khi có ma tuý thì thương cha, thương mẹ, kêu gào tình thương, nhưng khi hết ma tuý thì tỏ ra thù ghết,

phẫn uất tất cả - thậm chí tới mức độ liều lĩnh mất hết tính người, hung hãn và đi đến con đường phạm pháp.

Trong quan hệ với gia đình, những người nghiện thường cảm thấy thiếu thốn về tình cảm do bị gia đình mải mê làm kinh tế không quan tâm, do gia đình bỏ rơi vìcảm thây bất lực khi bỏ ra quấ nhiều tiền bạc và sức lực mà không giúp được người thân cai nghiện hẳn, hoặc cũng có khi do bỏ mặc không quan tâm vì cho rằng những người nghiện trong nhà làm ảnh hưởng tới uy tín của chính bản thân họ...Tuy nhiên cũng có những người nghiện vẫn sống trong tình thương yêu của gia đình, cộng đồng, bản thân họ cũng nhận thức được hoàn cảnh và tình trạng sức khoẻ của chính mình và những điều mà họ đã gây ra cho gia đình và bạn bè...trong lúc lúc tỉnh táo. Nhưng tuy nhiên họ vẫn không vượt qua được chính mình để tái hoà nhập với cộng đồng. Chính vì lẽ đó họ vẫn thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, không thiết quan hệ với người nào cả.

- Về sức khoẻ : theo y học phân tích, khi con người hút, chích thì chất ma tuý sẽ phá hủy vỏ não, gây nên ở người nghiện tình trạng giảm trí nhớ và giảm tốc độ phản ứng ở hệ thần kinh- vì thế, xét trên toàn diện, thì ở những người này sức khoẻ bị giảm sút rõ rệt cả về trí lực lẫn thể lức- Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự biến đổicủa cơ thể theo chiều hướng tiêu cực là : ngáp vặt, đờ đẫn, gầy guộc, môi thâm, da xanh xám, mặt tái...Bên canh những dấu hiệu trên, ở người nghiện còn xuất hiện một số bệnh kèm theo như : xuất huyết phổi, dạ dày, ghẻ, ung mủ, gan thận, tóc khô và rụng...thậm chí còn bị giang mai và có nguy cơ bị nhiễm HIV / AIDS cao.

Cho đến nay, người ta đã phát hiện khoảng 25 loại bệnh phát sinh do nghiện ma tuý.

IV.3.4. Hậu quả của những người nghiện :

Hậu quả do nghiện hút mang lại thật nặng nề, gây thiệt hại lớn không những cho bản thân,cho gia đình mà còn cho cả ngân sách của nhà nước và cho cả xã hội.

- Đối với bản thân người nghiện hút : dù sử dụng ma tuý bằng con

đường nào thì cũng sẽ dẫn con người đến tình trạng suy đồi đạo đức (lợi dụng lòng tin và tình thương yêu của gia đình va xã hộ để lừa đảo lấy tiền, đem đồ đi bán) và bị huỷ hoại sức khoẻ cảu chính bản thân họ. ở những người nghiện sẽ phát sinh ra nhiều rối loạn vè mặt sinh học, cùng với những bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ.

- Đối với gia đình người nghiện : những gia đình có người thân mắc vào

nghiện hút, chích thì kinh tế sẽ bị suy sụp. Từ suy sụp kinh tế dẫn tới xung đột trong gia đình, người thân trong gia đình luôn luôn cảnh giác với họ, còn tình cảm thì bị rạn nứt, gia đình khôn ghạnh phúc và điều nguy hại hơn, những đứa trẻ sinh ra từ các ông bố bà mẹ nghiện ngập sẽ bị tật nguyền về thể xác hoặc tinh thần.

- Đối với xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội. Nghiện hút ma tuý phá

hoại hạnh phúc gia đình và kinh tế gia đình là tiền đề của sự rối loạn xã hội. Chẳng hạn như : ảnh hưởng đến anh ninh xã hội,, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội...trong đó yếu tố an ninh xã hội được mọi người coi trọng gấp 10lần so vớinhững người nghiện đã tiêu tốn không ít phí ã hội cho việc chữa trị cai nghiện, bởi những người cai nghệin hẳn vẫn còn quá ít.

IV.4. Phản ứng xã hội đối với những người nghiện hút :

nếu thừa nhận tệ nạn ma tuý là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội do con người gây ra, do con người làm chủ thể thì rõ ràg có thể thấy được để đẫn tới hành vi lệch chuẩn xã hội đó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài và còn phụ thuộc và yếu tố bên trong với những kết cấu phức tạp cảu tâm sinh lý, ý thức tư tưởng. Vì vậy phản ứng của xã hội đối với nhữgn người nghiện hút cũgn theo hai chiều hướng : tích cực và tiêu cực.

- Phản ứng của xã hội theo chiều hướng tích cực : Nhiều người khi tiếp

xúc hoặc khi nói về những người nghiện ma tuý , cho rằng đó là những con gười đáng thương, đáng được quan tâm giúp đỡ bởi lẽ họ bị nghiện có tểh do nguyên

nhân như bị bạn bè lôi kéo, chưa hiểu biết hết tác hại cảu ma tuý, do hoàn cảnh xô đẩy...họ chưa hẳn là những người xấu.

Trên cơ sợ sự hiểu biết này bày tỏ thái độ quan tâm nhưn vậy mà nhiều người muốn tham gia vào các hoạt động giúp đỡ những người nghiện như : động viê, khuyên nhủ...nhất là đối với những người cai nghiện trở về thì họ tỏ ra rất vui vẻ, tìm mọi cách tạo điều kiện cho những người nghiện quy trở vè học tiếp văn hoá (đối với những người học dở) và giúp tìm việc làm. Thậm chí còn tạo điều kện cho họ tham gia các hoạt động xã hội...bởi họ nghĩ rằng khi đã được đi học văn hoá, có vốn tri thức nhất định, những người nghiện sẽ tiếp thu được phần nào những tác hại của ma tuý, của việc dùng mà tuý, và cũng khi đã được đi học, người nghệin mới được sống trong môi trường đầy ắp tình người (thầy cô, bạn bè...)

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực còn không ít những người có thái độ với người nghiện.

- Phản ứng của xã hội theo chiều hướng tiêu cực : Nếu như ở những

người còn nhìn nhận những người nghiện theo khía cạnh nhân văn, mặt tích cực của họ thì trong xã hội cũng không ít người luôn cảnh giác, lo lắng trước nhữgn người nghiện. Họ luôn cho rằng đó là những con người xấu, luôn rình rập, trộm cắp, là những ngươờ có những hoạt động không trung thực, thậm chí có những việc làm mất tính ngưòi...chính vì vậy mà họ không những luôn xa lánh, không cho con em mình tiếp xúc, giao du với những ngưòi nghiện sợ rằng con em mình sẽ bị tiêm nhiễm không những với những người nghiện mà họ còn có thành kiến với cả gia đình của nhữgn người nghiện, bỏ mặc không quan tâm giúp đỡ.

IV.5. Công tác xã hộ cho người nghiện hút :

IV.5.1 Nhận định tình hình chung của đối tượng (người nghiện)

- Mức độ nghiện : chất gì, từ bao giờ, cách dùng (hút, hít, uống, tiêm

chích tĩnh mạch...), liều lượng (bao nhiêu/ 1 lần và một ngày). - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện.

- Tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình : tình hình kinh tế, quan hệ trong gia

đình và sự quan tâm của gia đình.

- Tìm hiểu nhu cầu đặc biệt của đối tượng : các khó khăn mà thân chủ đang gặp phải...

- Trình độ hiểu biết về ma tuý của đối tượng và gia đình họ. - Đối tượng và gia đình có muốn cai nghiện không.

- Nghề nghiệp và khả năng tạo lập kinh tế của thân chủ.

- Tình trạng sức khoẻ, tuổi, các rối loạn nhân cách, các bệnh kết hợp, các hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w