Kỹ năng tăng cường năng lực tình cảm

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 56)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

2.5.Kỹ năng tăng cường năng lực tình cảm

2. Một số kỹ năng cơ bản trong Công tác xãhội 1 Kỹ năng nghe

2.5.Kỹ năng tăng cường năng lực tình cảm

Theo từ điển tiếng việt: Tình cảm là sự yêu mến, gắn bó giữa người với

người và năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Vì vậy, tăng cường năng lực tình cảm là giùp cá nhân lấy lại thăng bằng hoặc phục hồi năng lực tình cảm để có thể giải quyết cuộc vấn đề trong cuộc sống của mình.

Tăng cường năng lực tình cảm bao gồm:

- Tăng cường năng lực tình cảm yếu: những cá nhân có biểu hiện tình cảm

yếu như việc không hoặc không giám bày tỏ cảm xúc của mình. Họ ít có sự giao lưu về mặt tình cảm với mọi người xung quanh ngay cả với người thân. Đó có thể là những đứa trẻ tự kỉ, những người nhiễm HIV- AIDS,

gái mại dâm...Với những thân chủ có tình cảm yếu chúng ta cần phải giúp họ tăng cường tình cảm của mình.

- Tăng cường năng lực tình cảm mạnh: là những đối tượng không thể kìm

nén được tình cảm của mình trước một vấn đề hoặc một hiện tượng mà họ gặp phải trong cuộc sống. Đó có thể là biểu hiện của những người mất người thân, sinh viên không đỗ đại học, những người thất tình...Với những đối tượng này cần giúp họ kiềm chế cảm xúc, lấy lai sự thăng bằng. Tuy nhiên không có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 loại tình cảm này vì trong nhiều trường hợp tình cảm yếu và tình cảm mạnh luôn đan xen lẫn nhau có khi diễn ra theo từng giai đoạn. Vì vậy mà khi tiếp cận đối tượng cần phải hiểu rõ thân chủ đang trong trạng thái nào để ta có thể vận dụng những kỹ năng phù hợp để can thiệp có hiệu quả

Các kỹ thuật tăng cường năng lực tình cảm

a) Chấp nhận xúc cảm của thân chủ:

Cháp nhận là một trong những kỹ thuật cơ bản của sự giúp đỡ. Nguyên tắc chấp nhận được cụ thể hoá qua kỹ thuật chấp nhận. Đó là một cách tiếp cận, là một cách xếp đặt mà qua đó thân chủ cảm thấy mình được chào đón khi đến cơ sở xã hội và thấy rằng nhân viên xã hội muốn giúp đỡ mình. Nhân viên xã hội chấp nhận thân chủ thông qua lời nói, âm điệu và toàn bộ hành vi của mình mà thân chủ có thể thấy được . Nó còn được biểu thị bằng sự nhiệt tình, nhã nhặn, những biểu hiện quan tâm, lòng nhân ái và sự chân thành của nhân viên xã hội. Cách thức mà thân chủ được đón tiếp, được mời ngồi và lắng nghe là quan trọng để tạo ra một bầu không khí chấp nhận. Chấp nhận là một thái độ, một quan điểm, một thiên hướng một thái độ tinh thần hoặc một sự kết hợp của hai hay nhiều điều này.

Một phần quan trọng của sự chấp nhận thân chủ là chấp nhận những xúc cảm của thân chủ. Khi đến gặp nhân viên xã hội, các thân chủ mang đến nhiều xúc cảm khác nhau. Có thể là sự buồn rầu, giận dữ, thất vọng, tội lỗi hay những cảm xúc không vui, không hài lòng, không thoải mái. Đôi khi cũng có thể là sự

riêng. Trạng thái xúc cảm, tình cảm của họ cũng khác nhau.. Khi họ tìm đến nhân viên xã hội thì nhân viên xã hội phải để thân chủ giãi bày, bộc lộ tất cả những khó khăn cùng với những xúc cảm đó. Muốn giúp đỡ thân chủ, trước hết nhân viên xã hội phải đáp ứng điều đó với sự chấp nhận. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi sự biểu lộ xúc cảm đó không được chấp thuận và thực sự không dễ dàng để bày tỏ ở những nơi công cộng. Việc đó có thể bị coi là hành động trẻ con, thiếu suy nghĩ hay bất lịch sự, … Tuy nhiên, những cảm xúc đó có thể dễ dàng để bộc lộ trong những cuộc tiếp xúc giữa thân chủ và nhân viên xã hội. Và điều này cũng thực sự rất cần thiết đối với cả thân chủ và nhân viên xã hội trong việc cùng giải quyết vấn đề. Để có thể chấp nhận xúc cảm của thân chủ, nhân viên xã hội phải có được mức độ thấu cảm. Tức là nhân viên xã hội phải đặt mình vào trạng thái tâm thần của thân chủ và cảm nhận được những xúc cảm của họ. Đó không chỉ là những cảm nghĩ quan tâm, thương cảm hoặc đau buồn cho hoàn cảnh của người khác mà còn phải có cái nhìn tưởng tượng về tình huống như là thấy nó, hiểu được những cảm xúc của người đó và chuyển về mình những cảm xúc đặc thù ấý.

b) Tạo thuận lợi trong việc bộc lộ cảm nghĩ

Mục đích của công tác xã hộ cá nhân là giúp con người giải quyết được những vấn đề, thực hiện chức năng xã hội của họ một cách có hiệu quả. Tăng cường năng lực tình cảm là một kỹ thuật giúp đỡ thân chủ vượt qua khó khăn của nhân viên xã hội. Ngoài kỹ thuật “chấp nhận xúc cảm của thân chủ” thì việc tạo thuân lợi cho thân chủ bộc lộ cảm xúc cũng là một kỹ thuật cần thiết trong sự tăng cường năng lực tình cảm. Một số cách thức được áp dụng nhằm giúp cá nhân có thể bộc lộ được suy nghĩ của mình như sau:

+ Đưa ra cảm nghĩ

Đối với thân chủ thì việc bộc lộ cảm xúc rất cần thiết.Thái độ chấp nhận của nhân viên xã hội giúp thân chủ có thể bộc lộ cảm xúc một ách dễ dàng nhất . Những cảm xúc mạnh, dâng trào sẽ gây nên những cản trở trong suy nghĩ từ đó làm tổn hại khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ .Những cảm xúc như giận dữ , tội lỗi ,buồn rầu , thất vọng tiêu hao đáng kể năng lực tinh thần ,phải tự

mình làm nhẹ gánh . Nhân viên xã hội với sự lắng nghe chu đáo ,đặt những câu hỏi thích hợp và kiềm chế những lời phê phán sẽ tạo thuận lợi cho thân chủ bộc lộ .Nhân viên xã hội đóng vai trò người khích lệ và thúc đẩy.

+ Giúp thân chủ làm thủ tục giấy tờ

Nhân viên xã hội phải làm công việc liên quan đến các thủ tục liên quan đến các thủ tục như viết đơn xin trợ cấp tài chính và điền vào đơn theo quy định . Những thân chủ mù chứ không hiểu được nội dung hồ sơ giấy tờ nhà nước .Họ cũng không viết được những thông tin yêu cầu điền vào .Nhân viên xã hội cần giải thích nội dung, làm rõ các chất vấn ,gợi ra thông tin và cuối cùng là đưa thông tin ra giấy. Nguời ta nhận thấy rằng trong các trường hợp của nghiên cứu hồ sơ cá nhân ,nhân viên xã hội đã sử dụng khá nhiều thời gian để làm hồ sơ và viết đơn thỉnh cầu cho thân chủ .Đối với các yêu cầu thì các bản khai có tuyên thệ phải có và cần có thời gian để đến tòa án .

+ Nạn hành chính và quan liêu khủng khiếp

Những góa phụ không biết chữ cảm thấy khó khăn khi phải nhận tiền bảo hiểm chồng qua đời, tiền tiết kiệm và những thứ nhu thế nếu không có sự hỗ trợ trực tiếp của nhân viên xã hội. Có nhiều sự kiện đi ngược lại lợi ích của người nghèo, người có học vấn thấp và các nỗ lực của họ trong việc đáp ứng các thủ tục như: phong cách làm việc của nhiều cán bộ nhà nước thường thô lỗ, không tích cực đáp ứng và hết sức vô tình trước những vấn đề của người nghèo; người có vấn đề làm đơn thì bị buộc phải đi lui đi tới các cơ quan nhiều lần mà không có kết quả gì.... Điều này nhiều khi buộc nhân viên xã hội phải đích thân đến cơ quan để làm cho xong việc. Tuy nhiên không phải vấn đề nào nhân viên xã hội cũng làm được .

Có thể nói việc giúp thân chủ có thể tin tưởng và bộc lộ được hết cảm nghĩ của mình cho nhân viên công tác xã hội không phải là việc đơn giản đòi hỏi nhà cán sự xã hội phải có nhưng kỹ năng nhất định mới có thế thực hiện được một cách có hiệu quả nhất .

Những biến cố gây căng thẳng tạo ra những cảm giác mạnh trong thân chủ thường ảnh hưởng tới năng lực suy nghĩ và hành động một cách thích hợp, vì thế cần phải làm giảm nhẹ những cảm xúc cao độ đúng lúc bởi một khi tâm hồn đầy ắp những cảm nghĩ phiền muộn, cá nhân có khuynh hướng tự co mình lại và nghiền ngẫm về vấn đề đã gây ra căng thẳng đã đầy ắp tâm hồn, không còn chỗ cho tư duy hợp lý, vì thế đòi hỏi nhân viên xã hội khi can thiệp cần phải giúp thân chủ ngừng tiến trình co cụm và suy ngẫm của mình lại bằng cách trò chuyện giúp họ bộc lộ, giảm nhẹ những cảm xúc, nhận thức đang phấn khích của họ một cách thực tế, từ đó giúp họ thấy được và đối phó.

d)Gây tin tưởng và tạo sự tự tin:

Mục đích của CTXH cá nhân là giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề chức năng xã hội của họ một cách có hiệu quả. Đây là sự giúp đỡ có kế hoạch, thận trọng, và phải gây được sự tin tưởng và sự tự tin cho thân chủ với hai mục đích chính: đưa ra sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề mà thân chủ không thể đối phó nếu không có sự trợ giúp và tăng cường hành động chức năng bản ngã của thân chủ để vận dụng năng lực giải quyết vấn đề của chính thân chủ. Việc giúp đỡ thân chủ tự tin và gây được sự tin tưởng cho họ là điều rất cần thiết mà nhân viên xã hội hướng tới. Vì nhân viên xã hội không thể làm giúp, làm thay cho thân chủ mà chỉ khơi dậy năng lực tiềm tàng của thân chủ để thân chủ giải quyết vấn đề của chính họ. Khi thân chủ có được sự tự tin và sự tin tưởng và cảm thấy mình còn hữu ích thì việc tự giải quyết vấn đề của họ sẽ hiệu quả hơn và khi thân chủ hoàn thành công việc một cách có hiệu quả, nhân viên xã hội cần khen ngợi, động viên những thành tích mà họ làm được sẽ tạo được sự tự tin nơi thân chủ. Do vậy, tạo niềm tin và sự tin tưởng là những kỹ thuật rất quan trọng của công tác xã hội cá nhân.

e) Khuyến khích và làm yên tâm

Trong công tác xã hội cá nhân, việc khuyến khích và làm yên tâm của nhân viên xã hội tới thân chủ của mình có hiệu quả rất lớn trong việc giúp thân chủ giải quyết các vấn đề. Khi thân chủ gặp phải một vấn đề khó khăn mà đang do dự trong việc giải quyết thì sự khuyến khích mạnh mẽ từ phía nhân viên xã hội

giúp cho thân chủ có thêm động lực và sự tự tin giải quyết tốt vấn đề của mình. Sự khuyến khích động viên là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giúp đỡ thân chủ. Khi thân chủ còn do dự trong giải quyết vấn đề, cán sự xã hội cần phải trấn an tinh thần của thân chủ, tạo niềm tin cho thân chủ và khẳng định rằng việc giải quyết vấn đề đó chắc chắn sẽ thành công. Đồng thời nhân viên xã hội cần tìm ra những điểm mạnh, những công việc thân chủ đã làm được trong quá khứ để khuyến khích và làm yên tâm, giúp thân chủ hoàn thành tốt công việc của mình.

g) Có mặt với thân chủ

Một trong những kỹ thuật khá cần thiết trong việc tăng cường năng lực tình cảm cho thân chủ, đó là: có mặt với thân chủ. Có mặt với thân chủ trong thời điểm khẩn cấp hoặc đi cùng với thân chủ đến bệnh viện để tư vấn về y tế hoặc đến công sở gặp một viên chức nhà nước có trách nhiệm sẽ là điều đôi khi cần làm như là một phương thức giúp đỡ. Không phải tất cả mọi tình huống đều cần đến sự hiện diện của nhân viên xã hội bên cạnh thân chủ. Có những trường hợp để thân chủ hành động một mình, lý do chủ yếu là muốn cho thân chủ phát huy tinh thần độc lập. Khi thân chủ thiếu tự tin hay vì quá lo lắng trước công việc cấp thiết nào đó thì sự hiện diện của nhân viên xã hội là một sự hỗ trợ tinh thần quý báu. Vì vậy, sự thận trọng trong khi gần gũi với một người phù hợp với tình huống là một kỹ thuật khác với phong thái thân thiện. Việc nhân viên xã hội có mặt đúng lúc cùng với thân chủ sẽ giúp thân chủ điều chỉnh, cân bằng cảm xúc, từ đó sẽ giúp thân chủ tự tin hơn khi thể hiện cảm xúc của mình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h)Hỗ trợ cảm xúc:

Tất cả những kỹ thuật: chấp nhận xúc cảm của thân chủ, tạo thuận lợi cho việc bộc lộ cảm nghĩ, làm dịu đi những cảm xúc đang áp đảo, gây tin tưởng và tạo sự tự tin, khuyến khích và làm yên tâm,… là những kỹ thuật hỗ trợ trong công tác xã hội. Chúng cung cấp “ thức ăn bổ dưỡng” về mặt tình cảm cho thân chủ và chúng được sử dụng với mục đích là làm cho thân chủ vững vàng và đủ sức đi những bước kế tiếp.

Nâng đỡ, hỗ trợ cảm xúc là một thuật ngữ thường dung trong cách nói của CTXH. Người nói dung thuạt ngữ ấy như là một kỹ thuật đơn lẻ. Thực tế mà nói, thuật ngữ chỉ một nhóm các kỹ thuật mà sự kết hợp tát cả chúng hoặc kết hợp một số kỹ thuật đã được nói đến ở trên. Vì vậy, nâng đỡ cảm xúc được xem như là một kỹ thuật đa dạng. nang đỡ, hỗ trợ cảm xúc một khi sử dụng có hiệu quả sẽ làm cho thân chủ tràn đày hi vọng, nâng đỡ tinh thần của anh ta và chuẩn bị cho anh tat ham gia giải quyết vấn đề. Hầu hết thân chủ đều cần đến hỗ trợ cảm xúc để họ cảm thấy yên tâm, dễ chịu với nhân viên xã hội, với cơ sở và từ đó tự họ có thể sử dụng sự giúp đỡ để giải quyết những khó khăn của họ.

Tóm lại: trong thực hành CTXH, việc hỗ trợ cảm xúc là một kỹ thuật đa dạng đòi hỏi nhân viên xã hội phải sử dụng một cách khéo léo, vận dụng các kỹ năng như: lắng nghe, quan sát, thấu cảm,… để có thể thực hành kỹ thuật hỗ trợ cảm xúc một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 56)