Vai trò giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 81)

Vai trò giáo dục có thể hiểu là việc chuyển thông tin đến thân chủ. Đây là một vai trò quan trọng nhằm nâng cao ý thức, hiểu biết của người thân chăm sóc. Đồng thời nó có tác dụng gián tiếp tới việc can thiệp tâm lý cho thân chủ này. Các thông tin quan trọng, cần thiết được đưa đến cho gia đình của thân chủ là: thông tin về thực trạng các ván đề trầm trọng của thân chủ mà họ hiện nay đang

chủ. Công việc này bao gồm cả hướng dẫn chia sẻ gánh nặng với thân chủ, cùng thân chủ ra quyết định. Ngoài ra, vai trò giáo dục còn thực hiện khuyến khích gia đình thân chủ và những thành viên khác trong gia đình..

- Vai trò trung gian

Nhân viên công tác đóng vai trò trung gian nhằm giúp nhiều thân chủ hiểu nhau, hiểu quan điểm của nhau và có chung một quan điểm. Vai trò này có thể được thực hiện trong can thiệp với gia đình thân chủ. Nhân viên công tác xã hội là trung gian giữa gia đình và thân chủ. Lúc này, thân chủ là cả chính bản thân người có ván đề và gia đình họ. Trong quá trình điều trị, giữa gia đình họ với họ có thể có bất đồng quan điểm, bất đồng ý kiến, có xảy ra xung đột thì nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người ở giữa, làm trung gian hoà giải, bày tỏ ý kiến của thân chủ với người nhà của họ và ngược lại. Từ đó, nhân viên công tác xã hội dung hoà giữa các ý kiến để giảm xung đột.

Ngoài ra, vai trò trung gian của nhân viên công tác xã hội là vai trò cầu nối giữa gia đình thân chủ và nguồn lực hỗ trợ.

4.2. Trách nhiệm của Nhân viên công tác xã hội4.2.1. Trách nhiệm với chính mình 4.2.1. Trách nhiệm với chính mình

- Về sự phù hợp: Nhân viên xã hội cần phải có phẩm chất, năng lực và trách

nhiệm phù hợp với công việc.

- Về ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn: nhân vien xã hội cần có ý thức phấn đấu để có kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động chức năng chuyên môn của mình.

- Về tinh thân phục vụ: nhân viên xã hội cần phải coi trách nhiệm phục vụ là

hàng đầu trong công tác xã hội. Phải phục vụ đối tượng hết mình. Những niềm vui sự thoả mãn của đối tượng chính là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên xã hội.

- Về tính liêm chính trong nghề nghiệp: Nhân viên xã hội ngoài việc cần phải

môn của mình còn không được lạm dụng vị trí của mình để lợi dụng người khác nhằm thoả mãn nhu cầu riêng.

- Về việc nâng cao kiến thức: Nhân viên xã hội làm công tác nghiên cứu cần

có những hiểu biết rõ về yêu cầu trình độ học vấn cần có, đó là học hỏi và nghiên cứu. Ngoài ra nhân viên xã hội cần phải lưu ý các điểm sau:

+ Cần lưu tâm trước tiên tới tác dụng của kết quả nghiên cứu đối với đối tượng trong thiết kế kế hoặch nghiên cứu của mình.

+ Trong nghiên cứu cần để đối tượng của mình tự nguyện tham gia. Những vấn đề họ từ chối thì không nên đòi hỏi họ.

+ Những thông tin từ đối tượng tham gia cần được giữ bí mật. Chỉ có thể cung cấp cho những nhà chuyên môn khác nếu họ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này.

4.2.2. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với các đối tượng

- Coi đối tượng là mối quan tâm hàng đầu: Trách nhiệm của nhân viên xã

hội trước hết là nhằm vào các đối tượng của họ. Phải phục vụ hết khả năng của mình, coi quyền lợi thiết thực của đối tượng là mối quan tâm của mình. Tuy nhiên trong một số tình huống buộc người nhân viên xã hội phải có sự lựa chọn giữa quyền lợi của đối tượng với quyền lợi của tổ chúc quản lý – nơi mình đang công tác. Chẳng hạn: đối với nhân viên xã hội đang làm trong các bệnh viện với tình huống khó xử: nhu cầu của bệnh nhân - đối tượng cần phải đựơc nằm lại trong bệnh viện do bệnh chưa thuyên giảm nhiều với kinh phí hạn hẹp của bệnh viện.

- Phát huy tối đa khả năng tự quyết của đối tượng: Nhân viên xã hội cần

giúp đối tượng tự lập và có khả năng tự quyết từ đó chính họ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau hoặc chọn một quyết định đúng đắn, có cơ sở. Đối với những tình huống khó xử chẳng hạn: đối tượng quyết định chọn giải pháp tự vẫn thì buộc nhân viên xã hội phải dùng những nguyên tắc pháp luật làm kim chỉ nam đưa ra những quyết định cho hành động của mình.

- Tôn trọng những vấn đề riêng tư của đối tượng: Nhân viên xã hội cần giữ

bí mật tất cả các thông tin về đối tượng, không nên chia sẻ với người khác trừ phi được đối tượng đồng ý. Nhân viên xã hội cũng cần cho đối tượng biết những quyền này (đựợc giữ bí mật, chia sẻ thông tin nếu cần thiết) của mình.Nhân viên xã hội có thể chia sẻ các thông tin bí mật của đối tượng với người khác - những người có trách nhiệm liên quan nếu như đối tượng đang gặp nguy hiểm hoặc sẽ gây nguy hiểm cho mình và cho người khác. - Bảo đảm giá cả (kinh phí phục vụ) với mức phải chăng so với công việc

giúp và khả năng chi trả của đối tượng: Nhân viên xã hội cần bảo đảm

phẩm chất, tính cách nghề nghiệp, thái độ ứng xử phù hợp với mọi đối tượng ngay cả khi những đối tượng không trả thù lao cho việc phục vụ.

4.2.3 Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với các bạn đồng nghiệp

- Tôn trọng, bình đẳng: Nhân viên xã hội cần tôn trọng, bình đẳng, tin

tưởng đồng nghiệp và giúp họ nâng cao khả năng chuyên môn. Nếu có những sự cố, cần dàn xếp vấn đề vào buổi thảo luận chuyên môn.

- Thái độ với các đối tượng của đồng nghiệp: Nhân viên xã hội cần thảo

luận với đồng nghiệp vè trường hợp và quyền lợi thiết thực của đối tượng mà mình sẽ tiếp nhận để có thể giúp đỡ một cách tích cực khi có trách nhiệm liên đới với các đối tượng của đồng nghiệp.

4.2.4 Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với cơ quan tổ chức của họ

Nhân viên xã hội cần trung thành với nhiệm vụ uỷ thác cuả các tổ chức sử dụng họ. Thực hiện tốt những giao phó của các cơ quan, tổ chức nơi người nhân viên xã hội nhận nhiệm vụ. Điều đó có nghĩa nhân viên xã hội cần giúp các cơ quan tổ chức của họ hoàn thành và duy trì việc chuyển giao các dịch vụ tới các đối tượng. Tuy nhiên họ cũng cần có các ý kiên khách quan không đảm bảo được lợi ích cho đối tượng, bên cạnh đó, nhân viên xã hội cần giúp cơ quan sử dụng các nguồn hỗ trợ một cách hợp lý.

- Đảm bảo tính liêm chính cho nghành: Nhân viên xã hội cần dành thời

gian cho việc trau dồi phẩm chất và đạo đức, tính liêm chính trong ngành công tác xã hội. Cần hiểu rõ chính sách liên quan đến nghành, nâng cao và ủng hộ các quan điểm giá trị, qui điều đạo đức, vốn kiến thức và sứ mệnh của ngành. Cần giúp nhau tiến bộ và ngăn ngừa những hành vi không phù hợp, trái với đạo đức nghề nghiệp.

- Phục vụ cộng đồng: Nhân viên xã hội cần tăng cường hoạt động chuyên

môn thông qua các dịch vụ công tác xã hội phục vụ tập thể và cộng đồng. Việc cung cấp các dịch vụ cho toàn dân là một mục đích chủ yếu của các hoạt động công tác xã hội.

- Trau dồi kiến thức: Nhân viên xã hội cần có trách nhiệm xác định, nâng

cao và sử dụng đầy đủ với kiến thức cho công tác chuyên môn. Cần cố gắng phấn đấu hoặc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với đồng nghiệp nhằm tăng cường kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong công tác xã hội.

4.2.6 Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với xã hội

- Tăng cường lợi ích chung của toàn xã hội: Nhân viên xã hội cần lưu ý tới

lợi ích chung của toàn xã hội thông qua việc giúp đỡ những đối tượng đang cần sự hỗ trợ và những dịch vụ cần thiết cho họ. Nhân viên xã hội cần bảo vệ những quyền lợi và sự tự do của con người vì trên thực tế, khi làm việc chuyên môn với một nhóm người nhân viên xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi ở một mức độ vĩ mô. Nhân viên xã hội cần có trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của côngj đồng về các chính sách và huy động họ tham gia vào các chính sách đó.

III. Các phương pháp trong Công tác xã hộiIII.1. Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w