CÔNG TÁC XÃHỘI VỚI NGƯỜI GIÀ 1 Khái niệm chung về người già

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 125)

III.1. Khái niệm chung về người già

Có rất nhiều cách gọi khác nhau trong lịch sử. Theo nguồn gốc dân gian, người già là những người có tuổi. Ở các địa phương như người Tây gọi là ‘cần ké’, nhiều dân tộc Bắc – Nam gọi là ‘già làng’ và hiện nay đang có xu

‘già’ dễ bị hiểu thành ‘già nua’, biểu thị một sự yếu ớt… Tuỳ thuộc ngữ cảnh, mỗi tên có thể thích hợp hơn, hay hơn. Nhưng theo như hiến pháp hiện hành thì vẫn gọi cách dễ hiểu và giản dị nhất là ‘ người già’

Hiện nay vẫn chưa có một phân định rõ ràng tuyệt đối về khái niệm tuổi già. Bởi sự lão hoá ở các cá nhân là khác nhau. Có nhiều người vào độ tuổi 70 – 80 nhưng vẫn tráng cường về mặt thể lực, minh mẫn về mặt trí tuệ, tự nhận mình ‘ so với ông Bành vẫn thiếu niên’. Song có những người tuy mới độ tuổi trên dưới 50, lại luôn cảm thấy già yếu, mọi sinh hoạt đều chậm chạp...

Vậy thế nào là tuổi già ?

- Theo quan điểm y học : sự già hoá có những đặc điểm vừa chung mọi người, vừa riêng của mọi người.

- Theo pháp luật :

+ Việt Nam chưa có quy phạm tuổi già. Quan niệm hết tuổi lao động đã có từ nhiều năm ở các văn bản dưới luật ( Nữ trên 55 tuổi, Nam trên 60 tuổi).

+ Trên phạm vi quốc tế, quan niệm người già tính từ 60-65 trở lên (dựa trên nguồn gốc chủ yếu từ các nước phát triển).

Trong cuộc sống có nhiều người cho rằng người già là người già xã hội, là người hưu trí. Nhưng thực ra các khái niệm đó khác hẳn nhau :

- Người hưu trí : là khái niệm dùng để chỉ những người đã nghỉ ngơi

hoàn toàn sau một thời gian dài làm trong khu vực nhà nước.

- Người già xã hội : là khái niệm dùng để chỉ những người thật sự ở tuổi

già và các trường hợp được tập quán xã hội coi như người già.

- Người già (tuổi già) : là giai đọn cuộc sống sau tuổi chín mùi, là giai

đoạn mà hoạt động của các chức năng cơ thể bị chậm lại do suy thoái.

Dưới góc xã hội học : tuổi già không chỉ là hiện tượng sinh lý, mà còn là một hiện tượng xã hội sâu sắc. Tính chất xã hội của thời kỳ này trong cuộc đời mỗi con người được đặc trưng bởi những đặc điểm sau :

- Sự rời bỏ hoạt động nghề nghiệp tích cực ( hay là sự thay đổi tính chất của hoạt động đó).

- Sự thay đổi địa vị trong xã hội.

- Sự thay đổi những chức năng và vai trò của cá nhân trong gia đình. III.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của người già

Người già là một người bình thường như bao người khác, nhưngtuy nhiên họ có thêm một số những dấu hiệu đi kèm theo do sự suy thoái tự nhiên của các tế bào như : tóc bạc, da nhăn nheo, khả năng tình dục giảm, cơ bắp nhão, xương dễ bị giòn, dễ bị gãy do vôi hoá nhiều, trí nhớ ngắn hạn giảm ( là những sự việc vừa mới xảy ra, họ có thể quên ngay) nhưng những trí nhớ dài hạn lại vẫn ở mức độ cao ( chẳng hạn những kỉ niệm xưa cũ, họ vẫn có thể nhớ từng chi tiết nhỏ), quá trình đồng hoá và dị hoá giảm mạnh, hoạt động của các cơ quan nội tạng như phổi bị teo, bộ phận tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết... giảm sút do vậy việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Đối với những người già yếu, hoặc có bệnh dài lâu thường trong họ có những phản ứng tâm lý như : lo âu, buồn chán, và đôi khi chán sống. Khi nói về cái chết, ở trong họ có hai khả năng xảy ra : Khi nghĩ về cái chết gần kề của bản thân, nhiều người đã muốn chuẩn bị việc an táng, ma chay trước cho mình, nhưng cũngkhông ít người không bao giờ nhắc đến chuyện này, họ lạnh nhạt, phủ nhận vì cảm thấy sắp phải xa người thân, có người lại gần gũi với người thân hơn, số khác thì đến với tôn giáo.

Khi nhìn thấy những người thân chết ( hoặc vợ, chồng hoặc những người bạn cùng lứa tuổi) thì ở người già thường có những phản ứng tâm lý như : trầm cảm hơn, cô đơn, sợ hãi, buồn đau hơn... chính vìlẽ đónhiều người muốn ‘đi theo’ người đã chết đó luôn.

III.3.1 Các nhu cầu cơ bản của người già

Cũng như ở mọi lứa tuổi, người già cần phải được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó còn có những nhu cầu đặc biệt cần được quan tâm hơn như :

+ Nhu cầu chế độ ăn uống, ở phù hợp thuận tiện...( chẳng hạn người già mắt kém nên cần có kính lão để họ có thể tự túc hoạt động mà không phải phụ

+ Nhu cầu an toàn cho cuộc sống: đây là nhu cầu quan trọng của người già bởi lúc này họ đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Giai đoạn của sự thoái hoá tự nhiên của con người. Sự thoái hoá này không những chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất, mà cả về mặt tâm lý. Vì vậy đối với những người già, việc chăm sóc sức khoẻ là vô cùng cần thiết. Từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh, phòng bệnh đến môi trường sống lành mạnh, ít căng thẳng...

+ Một nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất ở người già là được tôn trọng và được mọi người chấp nhận quý mến. Cho dù họ không còn trực tiếp đóng góp cho xã hội nữa, nhưng họ vẫn cần có sự chấp nhận của xã hội, của gia đình về những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, về khả năng và tính tự lập rằng : họ không phải là những người thừa vô ích trong xã hội, mà ngược lại, họ vẫn còn quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với những người thân.

Hơn bao giờ hết, người già rất cần mối quan hệ mật thiết với những người thân trong gia đình như : con, cháu, vợ chồng... và với xã hội là bạn bè. Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm này, người già dễ nảy sinh cảm giác cô đơn và đôi khi có thể tăng thêm trong quá trình lão hoá.

III.3.2. Những lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của người già

+ Vè hoạt động lao động : nhiều người già nhất là những người sau khi về hưu vẫn tiếp tục làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau như : tiếp tục làm những công việc cũ, làm những việc mới phù hợp với sức lực, năng lực và điều kiện của mình, làm các công việc nội trợ, trông cháu trong gia đình... không mấy ai chịu ‘bó tay’ nghỉ ngơi hoàn toàn. Ở những nước khan hiếm người lao động, lực lượng người già, người về hưu còn được xem xét như một nguồn lao động bổ sung quan trọng ( tất nhiên họ phải có chính sách sử dụng hợp lý). Có rất nhiều động cơ khiến người già tiếp tục tham gia vào công việc. Từ những động cơ kinh tế (do hoàn cảnh bức bách), động cơ mang tính chất tâm lý- xã hội (do không muốn mất đi uy tín và địa vị xã hội)... cho đến những động cơ mang tính chất nghề nghiệp thuần tuý ( những người say mê với nghề nghiệp, sống bằng ‘ công việc’. Các động cơ nàykhông hẳn lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người mà nó bị quy định bởi nhân tố kinh tê-xã hội. Quan trọng nhất là nó phụ

thuộc vào tâm thế xã hội hoặc các định hướng giá trị của các nhóm xã hội trong đó người già là đặc biệt. Nhưng tuy nhiên, những nguồn thu nhập trên tuy không nhiều song lại đem đến cho người già cảm giác sống hữu ích, họ không phải là những người thừa, gánh nặng cho con cháu.

+Về thu nhập : do phải lao động để kiếm sống vào lúc tuổi cao sức yếu, mà thu nhập cuộc sống của người già thấp thậm chí nhiều người còn khó khăn chật vật. Thu nhập của người già phụ thuộc chủ yếu tương đối ổn định là dựa vào bảo hiểm, lương hưu, lợi tức, việc làm, sự giúp đỡ của cộng đồng và sự trợ giúp của con cháu ( về bản chất là sự tuỳ tâm)

+ Về sinh hoạt : trong mọi thể chế xã hội hiện tồn dưới mọi hình thức hiện có, gia đình là một thực thể văn hoá song hànhbiến đổi theo hai chiều : không gian và thời gian. Chiều không gianlà những đặc trưng văn hoá giữa các vùng khác nhau, còn chiều thời gian là sự biến đổi của gia đình từ truyền thống đến hiện đại. Gia đình còn là một thể chế cơ sở coi như tế bào của xã hội, và vì thế gia đình đóngmột vai trò to lớn trong việc chăm sóc người già.

+ Về cách sắp xếp cuộc sống : khi còn sức khoẻ và khả năng lao động và nhất là khi con cái đã trưởng thành và có gia đình riêng người già mong muốn được tách ra để có cuộc sống độc lập với con cái ( tách ra nhưng không có nghĩa là ở quá xa con cái, mà phải gần, thậm chí thật gần với gia đình các con hoặc sống với gia đình một người con trai đã có vợ). Họ chỉ muốn quay trở về sống với con cháu cho vui vẻ hơn, để có được những điều kiện chăm sóc tốt hơn, khi tuổi đã cao, sức đã yếu và một trong hai vợ chồng họ có người không may bị mất sớm hơn. Vì thế, trong gia đình con cái luôn đóng một vai trò lớn trong việc chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ già, nhất là khi cha mẹ họ muốn quay trở lại sống cùng con cháu.

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội và văn hoá hiện nay đang tạo ra những thay đổi rất lớn trong cấu trúc, quy mô và chức năng của gia đình. Gia đình tuy vẫn là nguồn trợ giúp cơ bản của người già về cả điều kiện vật chất, tinh thần cung như khi chăm sóc sức khoẻ. Nhưng nói chung trong sinh

trò truyền thống của gia đình trong việc chăm sóc và giúp đỡ họ đang chịu nhiều sức ép vả về kinh tế, xã hội và tâm lý. Do vậy mà trong gia đình, nhiều người già cảm thấy bất lực, sức yếu và mất tự chủ trong mọi công việc từ việc nhà, hôn nhân của con cái... cho đến việc mất quyền lực kinh tế, chính trị bảo tồn và truyền bá văn hoá, mặc cảm về sự mất uy thế - cái uy thế và quyền lực đã được người già tạo dựng nhiều năm từ chiều dài của năm tháng, bề dày của kinh nghiệm, của tập quán, thói quen,... Nhất là ở phương Đông, khi người già đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của trật tự kỉ cương nho giáo đó là : nối tiếp, làm theo và không bao giờ thay đổi (kế, thuật vô cải) theo nguyên lý : sai khiến, phục tùng (sử và sự) một chiều từ trên xuống... Nhiều người già cảm thấy bị đứng ngoài cuộc, bị rút ra khỏi trào lưu của xã hội mà họ đã lớn lên trong đó, họ không còn được tôn trọng như trước ( già rồi biết gì). giới trẻ tự lập sớm, học nghề ở người khác, không còn học ở cha mẹ nữa, xã hội ưu ái giới trẻ hơn ( trong cái mới, sự thay đổi, hăng say, sinh lực...) nhiều con cháu còn cho việc chăm sóc bố mẹ họ, nhất là trong những lúc ốm đau là một gáng nặng cho người thân gia đình và thậm chí ở xã hội phương Tây, nhiều con cháu còn đưa người già đến viện dưỡng lão để nuôi... vì thế trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ con cái cũng bị biến dạng đi ít nhiều. Nếu như trước đây việc người già trông nom, chăm sóc con cháu là một nhu cầu tình cảm, thì tới nay, việc đó được coi là một sự phân công sòng phẳng để người con đi lao động sản xuất...

Tất cả những điều trên khiến người già cảm thấy dễ bị mủi lòng, dễ bị uất ức và dẫn tới dỗi hờn... họ giận bản thân mình và đôi khi giận cả người khác.Họ chối từ mọi sự giúp đỡ, cho dù lúc đó họ rất cần sự giúp đỡ của cả gia đình và xã hội... do vậy mà quan hệ xã hội của người già bị thu hẹp đáng kể.

+ Về việc sử dụng thời gian rỗi : Ở cái tuổi gần đất xa trời, người già bị hạn chế bởi bệnh tật bởi sức khoẻ, bởi khả năng đi lại... nên thời gian rỗi của người già thường dùng trong những hoạt động có tính chất cá nhân nhiềuhơn là các hoạt động mang tính tập thể và cộng đồng.

Những hình thức sinh hoạt mang tính chất hưởng thụ cá nhân được người già tham gia thường xuyên là đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến...

Những hình thức sinh hoạt có tính chất nhóm ít thường xuyên hơn, nhưng lại có số đông người già thích tham gia là hoạt động giao tiếp trong gia đình, họ hàng và trong các bạn bè tri kỷ

Các hình thức sinh hoạt cộng đồng có tính phi chính thức như cưới hỏi, cúng giỗ, lễ hội, chùa chiền đặc biệt là ma chay ở các nước phương Đông là những hoạt động được nhiều người già tham gia. Còn đối với các sinh hoạt cộng đồng có tính chất chính thức hơn như : hội bảo thọ, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ... mặc dù có tên trong danh sách các hội viên, nhưng thực chất không được người già quan tâm nhiều lắm.

Chính những điều trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện nhu cầu văn hoá của họ. Nhất là nhu cầu tâm linh còn tiềm ẩn sâu trong cuộc sống của người già. Cho dù là đức tin của mỗi người già không giống nhau, nhưng chỗ gặp gỡ của họ chính là nó đã tạo nên động lực bên trong giúp họ sống.

Ở Việt Nam, việc phục hồi các sinh hoạt giỗ tổ, tết Thanh minh, khôi phục tộc họ, lập gia phả, lễ mừng thọ... là một cố gắng của người già tìm cách khẳng định lại vị trí của mình sau một thời gian thiếu vắng. Đây cũng là một biện pháp giúp người già giải toả được những tâm trạng tiêu cực và hòng lan truyền trong họ tính lạc quan xã hội.

+ Về tính tích cực xã hội của người già : So với các nước phương Tây,

người già Việt Nam có được những điều kiện thuận lợi để thực hiện được nguyện vọng của mình hòng đóng góp công sức, kinh nghiệm và kiến thức cho xã hội.

Trong các thành phố lớn, tỷ lệ người già, người về hưu đảm nhiệm trực tiếp các công việc của bộ máy chính quyền, đảng, tổ chức quần chúng ở cơ sở... đặc biệt trong công tác hoà giả chiếm một tỉ lệ cao. Cho dù công việc bận rộn, chiếm nhiều thời vất vả... nhưng với vốn sống phong phú, kinh nghiệm công tác nhiều năm trong các cơ quan xí nghiệp cộng với lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm trước xã hội, trước công việc chung khiến người già tham gia một cách tích cực, họ quên đi sự hụt hẫng do thay đổi nếp sống quá nhanh, quên đi

sự cô đơn, và mất đi những mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già. Họ cảm thấymình sống vui, sống khoẻ, sống có ích hơn.

+ Về sức khoẻ : Ở tuổi đáng được nghỉ ngơi, song do thích lao động (đối

với các cụ chưa quen hẳn với cách sống mới), do phải lao động kiếm sống (đối với những người già có hoàn cảnh khó khăn) và với mức sống hạn chế ( có thể nói là thấp)... mà sức khoẻ của người già ngày càng bị suy giảm nhanh chóng theo độ tuỏi và theo giới tính.Cùng với sự tăng lên của tuổi tác là sự xuất hiện thường xuyên hơn của bệnh tật. Nhất là các bênh về tim mạch, thiếu dinh dưỡng, phong thấp, hen suyễn... Những người già nào càng hút thuốc, uống rượu nhiều, lại ít tập thể thao, ít vận động thì sức khoẻ lại càng tồi tệ. Đặc biệt là những người già nào rơi vào hoàn cảnh có nhiều vấn đề như : cô đơn, mất người thân trong gia đình, nghỉ hưu do mất vị trí xã hội và thu nhập thấp, quan hệ với con cái có những xung đột thế hệ... thì họ dễ bị nhiếm bệnh, thậm chí có thể bị rối loạn tâm thần.

Theo các chuyên gia về sức khoẻ cho người già, thì những người già nàobình thường, không cảm thấy bị đe doạ về sức khoẻ... lại là những người dễ bị nguy hiểm hơn là những người già bệnh hoạn vì những người già này lúc nào cũng cảm thấy cơ thể mình khoẻ mạnh, nên chủ quan không phòng bệnh tật.

III.4. Phản ứng của xã hội đối với người già

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w