Lý thuyết trị liệu nhận thức

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 26)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

I.3.Lý thuyết trị liệu nhận thức

Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập trung xung quanh khái niệm tư duy. Sự tư duy của một cá nhân được định hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy. Trên chiều cạnh này, tư duy quyết định cảm xúc và hành vi. Thông qua tư duy, con người đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống. Điều này có nghĩa, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một cá nhân bị khiếm khuyết thìcó nghĩa là tư duy của người ấy không hoàn hảo. Chính vì vậy, hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng phải thay đổi theo.

Đại biểu là Albert Ellis, nhà tâm lý trị liệu với cái nhãn “trị liệu xúc cảm có lý trí”và Sheldon(1995), Beck .

Trong công tác xã hội, Nếu như nhận thức:là cách nhìn nhận của một người về một vấn đề nào đó theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực thì trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận

thức tiêu cực của họ. Phương thức này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy” trong hoạt động giúp đối tượng.Kỹ thuật này gồm các yếu tố:

• Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của thân chủ.

• Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm và thay vào đó là những tư duy xác thực và các hành động có tính chất tích cực để tăng cường các hoạt động chức năng của thân chủ.

• Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là chương trình “lý luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình Dịch vụ về quản chế và những môi trường tư pháp khác.

• Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của hình thức trị liệu nhận thức.

• Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến ba cấu trúc về niềm tin trong ý thức của thân chủ.

• Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi,giúp những người thiếu tự tin hoặc thiếu tự chủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 26)