Tiếp xúc để hiểu rõ hoàn cảnh của thân chủ. Giải thích cho thân chru rõ về tác hại của ma tuý, cùng bàn bạc với thân chủ về các giải pháp, hướng cai nghiện thông thường (về mặt lí thuyết) việc cai nghện phải qua 3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : chế ngự vật vã, tạo sự năng động, thiết lập mục tiêu cho
cá nhân.
- Giai đoạn 2 : giải quyết mâu thuẫn cá nhân có và tăng cường khả năng
tâm lí xã hội.
- Giai đoạn 3 : phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa sự trở lại
với ma tuý.
Tổ chức cai nghiện cho đối tượng tại các cơ sở cai nghiện. Thuyết phục, động viên những mặt tốt của thân chủ, hướng thiện để họ từ bỏ ma tuý. Cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong khi cai nghiện. Chẳng hạn như hỗ trợ y tê, sinh hoạt giáo dục, lao động và vui chơi giải trí.
Công tác hỗ trợ tâm lí xã hội trong cộng đồng là cần thiết để tránh tái nghiện, chẳng hạn thiết lập mối quan hệ thân thiết, tránh mặc cả, xa lánh người nghiện, cung cấp dịch vụ tư vấn khi cần thiết.
- Tổ chức các câu lạc bộ những người nghiện ma tuý, có sinh hoạt định kì, các thành vien giúp đỡ nhau vềmặt tâm lí để vượtqua sự cám dỗ của ma tuý,
các hoạt động giải tríkhác nhằm làm người nghiện thích nghi trở lại với cuộc sống.
- Tạo cho người nghiện có công ăn việc làm, tự lập về kinh tế sau khi đi cai nghiện trở về.
- Giúp những ngừoi nghiện tự điều chỉnh các tương tác sai lệch giữa bản thân họ với những thành viên khác trong gia đình thông qua việc giải thích cho họ về việc hoà nhập vào gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình.
IV.5.3. Công tác xã hội đối với gia đình người nghiện
Cung cấp thông tin cho gia đình có người nghiện về tác hại của ma tuý, cách phát ma tuý, cách cai nghiện, phục hồi chức năng tâm lí xã hội cho những người nghiện trong gia đình họ.
- Giúp gia đình những người nghiện giải quyết những xung đột trong tương tác giữa các thành viên trong gia đình để từ đó những người nghiện có cơ hội được sống trong môi trường hoà thuận.
- Thuyết phục để gia đình ngưòi nghiện quan tâm, thương yêu thực sự và tin tưởng ở họ (những người nghiện), không xa lánh hắt hủi họ mà ngược lại những ngưòi thân trong gia đình phải gần gũi , dẫn dắt, nâng đỡ họ mỗi khi họ gặp khó khăn. Và cũng từ đây, những người nghiện sẽ tìm thấy được chỗ dựa về tinh thần, vật chất để vượt qua khó khăn, từ đó họ sẽ không còn ý nghĩ dùng ma tuý để tìm lối thoát nữa.
- Kết hợp với các trung tâm để làm công tác cho người nghiện.
- Gia đình những người nghiện phải có trách nhiệm đưa thân chủ (những người nghiện) thích ứng lại trong sinh hoạt và điều kiện trước đây.
IV.5.4. Công tác xã hội với cộng đồng
Trong cộng đồng việc thực hiện công tác phục hồi chức năng, tâm lí xã hội cho những người nghiện đóng một vai trò vô cùng quan trọg, vì nếu như làm tốt nó sẽ có tác dụng đề phòng những ngừoi nghiện tái nghiện. Muốn vậy thì trước hết phải :
- Giáo dục ý thức cho mọi người trong xã hội không những không xa lánh những người nghiện, mà còn có trách nhiệm nâng đỡ, giúp đỡ họ bằng mọi khả năng có thể có.
- Tạo điều kiện cho nhữgn người nghiện được học tập làm việc tại cộng đồng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho những người đi cai nghiện trở về với yếu tố vật chất, y tế...bởi vì lúc này họ thường gặp nhiều khó khăn.
- Phối kết hợp nhiều ngành, nhiều đoàn thể để phòng chống nghiện hút ma tuý trogn xã hội như : phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán và vận chuyển ma tuý...
IV.6. Vai trò của nhân viên xã hội :
Nhân viên xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp thân chủ cai nghiện và giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng sau khi họ cai nghiện trở về.
Những công việc chính đòi hỏi nhân viên xã hội phải đảm nhận :
- Vãng gia : thăm viếng gia đình có người nghiện để nhằm mục đích
khuyến khích những người nghiện lánh xa với thuốc và khuyến khích gia đình giúp đỡ học trong những việc này.
- Cùng với những người nghiện đến tái khám định kì : tại các trung tâm
y tế.
- thường xuyên liên lạc với những người nghiện (trường hợp không gặp trực tiếp được phải liên lạc bằng thư).
- Giúp những người nghiện tìm công ăn việc làm. Bởi vì chính hoạt động lao động sẽ giúp những người nghiện tìm niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống, giúp họ thấy được giá trị của đồng tiền, của sức lao động, giá trị của bản thân mình. Và cũng thông qua lao động, những người nghiện mới cảm thấy mình được quan hệ với mọi người khác một cách bình đẳng, mình được tin, được yêu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc củng cố và duy trì lâu dài kết quả cai nghiện.
Muốn làm được như vậy, người nhân viên xãhội cần phải chú ý những điểm sau :
- Phải đặt lòng tin vào những người nghiện. Nếu nhân viên xãhội làm được như vậy, có nghĩa họ đã tiếp sức giúp những người nghiện vượt qua được bệnh tật, khó khăn của sự cám dỗ, vượt qua được chính mình và từ đó tự trách nhiệm với cuộc sống của mình.
- Phải thay đổi môi trường sinh hoạt cho những người nghiện nhằm tránh những cám dỗ, từ đó mới giúp người cai nghiện có hiệu quả.
- Người nhân viên xã hội phải dùng tình cảm để thuyết phục nhữgn người nghiện, tìm hiểu những nguyên nhân đã đảy họ vào con đường nghiện ngập, từ đó mới giúp họ thoát khỏi sự cô đơn và mặc cảm tội lỗi của mình.
- Phải tôn trọng nhân phẩm của người nghiện bởi nếu còn nghi ngờ và xúc phạm đến nhân phẩm của họ, cũgn có nghĩa là làm cho họ đau khổ thêm và đẩy họ quay trở lại với con đường nghiện ngập.
- Giúp nâng cao nhận thức cho người nghiện để họ hiểu được về tệ nạn xã hội này mà từ đó chủ động, tích cực hợp tác giải quyết chữa trị bệnh của mình.
- Tạo điều kiện cho người nghiện có được những niềm tin trong công việc làm từ đó họ không còn thời gian nào mà suy nghĩ về những chuyện không hay nữa...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.A.Akmalova, P.U.Pavlenok và các cộng sự : ‘ Cơ sở của công tác xã hội’, sách tiếng Nga (lược dịch), NXB Matxcơva, 2002.
2. Therese L. Baker : ‘ Thực hành nghiên cứu xã hội’, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 1998.
3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng chủ biên : ‘ Xã hội học đại cương’, NXB Đại học quốc gia 1997.
4. Elizabeth A. Ferguson : ‘ Social Work’, Coppyright, 1975 by J.B.Lippincott Company ( Philadelphia – New York – Toronto).
5. Encyclopediea of Sociology, vol 1, Fidzoy Dearmorn Publishes Uk and US 1995.
6. Trích bài phát biểu trong đợt tập huấn : ‘Đào tạo cho các đào tạo viên về công tác xã hội’. Tổ chức tại Hà Nội từ 3/ 6 – 10/ 7/ 1996.
7. G.Endrrweit và G.Trommsdorrff : ‘ Từ điển xã hội học’, NXB thế giới, Hà Nội 2001.
10. Trịnh Hằng Sinh (chủ biên) : ‘ Khái luận xã hội học sửa chữa và bổ sung, Nhà xuất bản đại học nhân dân Trung Quốc 2000.
11. Trịnh Hằng Sinh, ‘ Trung Quốc đại Bách khoa toàn thư, xã hội học’ Xuất bản 1991, Tr 291