II.1. Khái niệm
Người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể mà dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong thực hiện chức năng so với những cá nhân khác.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm khuyết tật, tàn tật hay tật nguyền còn chưa được thống nhất trong các nhà chuyên môn.
Khuyết tật được phân làm nhiều loại:
- Tật vận động.
- Tật giác quan ( câm, mù, điếc…) - Tật trí tuệ ( chậm phát triển)
Nguyên nhân: có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: - Khuyết tật do bẩm sinh.
- Khuyết tật do chấn thương khi sinh - Khuyết tật do ngộ độc thức ăn. - Khuyết tật do tai nạn.
- Khuyết tật do chiến tranh.
- Khuyết tật do bị bệnh khác gây ra.
II.2. Đặc điểm của người khuyết tật
II.2.1. Đặc điểm trong lối sống của người khuyết tật
Do bị bệnh tậ, khó khăn trong đi lại, hạn chế trong giao tiếp, nên hoạt động trong lao động của họ gặp rất nhiều khó khăn. Tuỳ theo từng loại tật mà họ có những khó khăn khác nhau. Song tựu chung lại họ là những người giàu nghị lực, dám vượt qua tất cả những trở ngại của bản thân và cả từ phía xã hội để đảm nhận mọi công việc khác nhau khi xã hội có nhu cầu, Từ những việc nhẹ nhàng như: chẻ tăm, đan lát… cho tới những công việc nặng nhọc như làm các nghề cớ khí: gò, hàn… Làm được những điều như vậy bởi vì họ là những người trong các nhóm tự giúp hoạt động rất có hiệu quả. Tại đây, bên cạnh cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác của người khuyết tật ( như mất đi khả năng hoạt động của các cơ quan cảm giác nào thì ở họ những hoạt động của các cơ quan cảm giác còn lại phát triển rất mạnh để giúp họ nhận biết thế giới xung quanh) thì chính tại nơi đây ( nhóm trợ giúp này) người khuyết tật đã giúp nhau vượt qua những khó khăn của bệnh tật, chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân để giúp nhau thích nghi cuộc sống tốt hơn.
Với sự hỗ trợ thích hợp của gia đình, xã hội và nghị lực của chính bản thân mà nhiều người khuyết tật đã dạt thành tích cao trong lao động, trong học tập. Tuy nhiên, với những công việc khác nhau thì mức thu nhập của họ cũng khác nhau nhưng nói chung đó là những thu nhập tương đối ổn định ( cho dù thu nhập của một số nghề còn thấp như: chẻ tăm, đan lát…)
- Về sinh hoạt:
Do sự thiếu hụt về thể chất như: mất hay giảm khả năng hoạt động của một số cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức… đặc biệt ở những người bị khuyết tật giác quan, tật thần kinh hoạt động tư duy… nên những người khuyết tật thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chán nản, tự ti, hay cáu gắt, nóng nảy… và cảm thấy nhiều khi mình là những người sống thừa trong xã hội, trong gia đình.
Trong quan hệ với gia đình, với những người trong các trung tâm phục hồi chức năng, những người khuyết tật thường nhận được hai cách cư xử khác nhau: hoặc họ là những người được mọi người thương yêu, quý mến, muốn bù
như người bình thường. Đối với những người được sống trong môi trường như vậy họ vẫn cảm thấy yêu đời, họ vẫn học tập, làm việc và vẫn tham gia vào các hoạt động của xã hội, thời gian rỗi họ dung vào những việc có ích cho sức khoẻ như chơi thể thao, đi dạo, nghe nhạc, giao tiếp với những người cũng cảnh ngộ, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ… do các tổ chức xã hội tổ chức. Chính vì vậy trong họ, không còn mặc cảm về bệnh tật của mình, về những khiếm khuyết của bản thân mình. Còn ngược lại, có khi họ không nhận được ở những người thân trong gia đình, ở những người chăm sóc giúp đỡ những lời động viên, sự đồng cảm, an ủi, thậm chí nhiều khi còn bị người đời có những hành vi miệt thị, xa lánh và gọi họ bằng những tên theo dị tật của bản thân họ… Với đời sống nội tâm nhạy cảm và tế nhị như vậy nên những người khuyết tật này thường có những khủng hoảng về tâm lý, họ cảm thấy mình bị bỏ bê, ruồng bỏ, là gánh nặng cho mọi người… Chính vì vậy ở những người khuyết tật sống trong môi trường này thường tìm đến những khía cạnh tiêu cực như không muốn giao tiếp xã hội, không tham gia lao động cũngnhư các hoạt động xã hội khác. Trừ số ít những người có chí, thì họ đắm mình vào trong học tập, thơ văn hay những công việc… Chính điều này làm cho phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật bị thu hẹp lại( trừ số ít những người có chí lao vào công việc), những người này không thể thấy được những niềm vui trong công việc, trong lao động và không thể nào giảm bớt được tâm lý nặng nề khi bị phụ thuộc kinh tế. Khi nhu cầu chính đáng của bản thân không được thoả mãn.
II.2.2. Phản ứng xã hội đối với người khuyết tật
Trước đây, những người khuyết tật thường bị coi là sự trừng phạt của thượng đế.
Thời Hy Lạp cổ đại, thời kì coi vẻ đẹp con người là một cơ thể khoẻ mạnh, vì thế con người ta thường chú trọng tới vẻ đẹp của thể xác và hình dáng đẹp được coi là biểu hiện của những điều kiện, những điều tốt lành, của sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác. Do vậy những ai bị khuyết tật thì bị người đời khinh bỉ, chế giễu, xa lánh và thậm chí còn bị nhìn theo khía cạnh tiêu cực.
Sau đó vài thế kỉ, những người La Mã cổ đại, Trung cổ có những quan niệm như vậy, cho nên những người bị khuyết tật bị coi là người thừa trong xã hội, là những bị quỷ ám và vì vậy họ bị đem đi giết.Nhưng đến thế kỷ 17, vấn đề người nghèo, người khuyết tật đã được xã hội quan tâm hơn, những người khuyết tật đã được nhận trợ cấp xã hội. Sự quan tâm này được thể hiện thông qua đạo luật dành cho người nghèo của nữ hoàng Anh Elizabeth (1609).
Từ thế kỷ 19 đến nay, tại nhiều nước trên thế giới, vấn đề người khuyết tật không những được quan tâm hơn, mà họ còn được coi trọng nữa. Nhiều luật lệ, chính sách và chương trình giáo dục dạy nghề rõ rang dành cho người khuyết tật bên cạnh các chương trình đào tạo giáo dục viên, giáo dục phòng ngừa. Chẳng hạn: có những luật lệ bắt buộc các xí nghiệp phải thu nhận người khuyết tật vào làm việc, hoặc ở các xưởng đựơc bảo vệ, người khuyết tật được giúp đỡ, tìm hiểu, đánh giá các khả năng làm việc, giao tiếp, sở thích và hạn chế của họ. Tại đây, dựa vào những khuyết tật của họ, họ được đào tạo một nghề cho phù hợp với bản thân, bên cạnh đó họ còn có những nhà tư vấn sẵn sàng trao đổi về những vấn đề khó khăn của họ, từ đó hỗ trợ cho họ trong việc học tập những vai trò mới, giúp gia đình họ hiểu và tìm mọi điều kiện cho việc phục hồi tại gia đình hoặc trong vui chơi, trong công việc, người khuyết tật có cơ hội để tham dự, ngoài đường còn có các lề đường được xây dựng dành riêng cho những người khuyết tật để họ có thể đi lại được dễ dàng, có chỗ cho họ gọi điện thoại công cộng và có nơi đậu xe riêng. Ở các ga xe lửa, thang máy còn được thiết kế sao cho người khuyết tật có thể lên xuống được dễ dàng và điểu quan trọng nhất là hiện nay, đã có sự tham gia của cộng đồng vào việc chăm sóc người khuyết tật trong các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Tất cả những việc làm trên không nhằm ngoài mục đích cuối cùng là làm thế nào để người khuyết tật có thể sống tự lực không lệ thuộc vào ai. Điều đó có nghĩa giúp họ học tập để có kiến thức, có thể lao động và nhất là có mối quan hệ mọi người một cách bình thường.
tiền trợ cấp về ăn, điều trị cơ sở vật chất còn có các cơ sở tập trung cho người già, người tàn tật, các trường học dành cho trẻ mù, trẻ điếc, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại liệt, hội bạn người mù, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm nghiên cứu và giáo dục người khuyết tật…Nhưng tuy nhiên, trên thực tế cách nhìn nhận của những con người xã hội đối với những người khuyết tật không phải là không có vấn đề.
Những người bị khuyết tật, cho dù là khuyết tật về thể chất hay khuyết tật về trí tuệ, thì về mặt tình cảm và xã hội cũng đều bị con ngươi xã hội nhìn nhận như nhau, có nghĩa là họ đều bị cô lập, bị gạt ra ngoài xã hội ( cả trực tiếp lẫn gián tiếp), họ thường sợ hãi vì sợ bị mất tình thương vì ngay trong chính gia đình họ, nhiều khi họ cũng bị bỏ rơi, hoăc ít được quan tâm đến. Thậm chí họ nhiều khi còn bị ghê tởm chế diễu và xa lánh…
Ngược lại nhiều người khác trong xã hội còn cho rằng người bị khuyết tật chức năng này, thường bị khuyết tật luôn những chức năng khác. Chẳng hạn với một người mù, dường như tai của họ cũng bị nghễnh ngãng… cho nên họ quan niệm những người tàn tật là bị thua kém những người bình thường khác, do đó cần phải thương hại họ. Bởi vì họ không thể nào quan hệ giao tiếp được với những người khuyết tật ( khuyết tật giác quan, khuyết tật trí tuệ), họ không biết nói gì hoặc làm cách nào để người khuyết tật hiểu được những điều họ muốn nói, họ sợ làm những người khuyết tật bị tổn thương.
Trong khi đó, trong những gia đình có người bị khuyết tật, nhiều cha mẹ, anh chị em họ lạicó những biểu hiện chán nản, u buồn, lo lắng, mệt mỏi thậm chí xấu hổ… khi trong gia đình mình có người bị khuyết tật bởi vì theo họ, họ cảm thấy ngại ngùng khi quan hệ với bạn bè, với hàng xóm, với cộng đồng xung quanh… những người đó họ nghĩ gì và nói gì về gia đình mình, về những người khuyết tật trong gia đình mình. Điều đó không phải là không có khi nhiều người trong xã hội cho rằng: những “gia đình có người bị khuyết tật là những “gia đinh vô phúc”, là những gia đình kiếp trước ăn ở không có hậu nên bây giờ bị trừng phạt”… Bên cạnh đó, những gia đình khi có người bị khuyết tật còn có những lo lắng khác về tình trạng sức khoẻ của người bị khuyết tật, vè tài chính trong gia
đình, vè mối quan hệ của người khuyết tật với những người thân trong gia đình, về tương lai của chính người khuyết tật…
Tất cả những điều trên khiến người khuyết tật nhận được ở gia đình hoặc là rất tốt, chăm sóc rất chu đáo, cẩn thận đến mức tiêu diệt cả tiềm năng phát triển của họ vì thiếu sự kích thích cho người đó vươn lên…hoặc là có khi ngược lại, những người thân trong gia đình bỏ bê, không quan tam chăm sóc…Những điều này làm cho người khuyết tật mặc cảm, thấy mình vụng về, kém tự tin bởi họ là những người rất nhạy cảm, họ không thích những giao tiếp giả tạo, không thích bị đối xử khác thường chỉ vì mình bị khuyết tật.
Nhìn chung xã hội Việt Nam đã quan tâm đến người khuyết tật, tuy nhiên để thay đổi cách nhìn của xã hội phải có thời gian. Phục hồi về mặt y học hay kỹ thuật giáo dục cho người khuyết tật đòi hởi phải có những phương tiện nhưng đó còn là điều làm được và dễ làm, còn phục hồi xã hội mới là điều khó khăn và phức tạp. Nó đòi hởi một hệ thống kiến thức về tâm lý xã hội, giáo dục và đặc biệt là một chính sách xã hội có luật pháp bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật cũng với một đội ngũ công nhân viên chuyên môn dược huấn luyện, có quy chế rõ rang.
Xu hướng mới hiện tại với sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc phục hồi cho người khuyết tật ngay tại địa phương là cách tiếp cận ít tốn kém và có hiệu quả, lại phù hợp với truyền thống “ tương thân tư ái”, “ lá lành đùm lá rách”, ‘chị ngã em nâng” của người dân Việt Nam.
Đây là những cơ hội không chỉ giúp cho người khuyết tật mà còn giúp cho cộng đồng cho chính bản thân gia đình những người bị khuyết tật nhận thức rõ hơn về người khuyết tật trong gia đình trong cộng đồng của mình để từ đó giữ vai trò chính yếu trong việc đáp ứng nhu cầu cho người khuyết tật có cơ hội trở thành người hữu ích và tìm được cuộc sống hạnh phúc giữa cộng đồng thân yêu.
II.2.3. Công tác xã hội với người khuyết tật
- Nhận định và đánh giá tình trạng chung của người khuyết tật
Cần tìm hiểu và có những thông tin về bệnh tật, về những biểu hiện trong bệnh tật của thân chủ để từ đó có thể đánh giá được chính xác về mức độ, tình trạng và tiểu sử của tật có những phản ứng thính giác, thị giác, khứu giác của cá nhân mình đối với những dị tật của thân chủ (Đặc biệt là trong trương hợp đến nhà thăm thân chủ).
Cần phải bày tỏ sự cảm thông, chân thành mà không thương hại đối với thân chủ. Bởi họ là những người trong cuộc sống, đôi khi đã từng bị chế giễu, chọc ghẹo, bị hắt hủi, bị bỏ rơi trong quá khứ… nên họ rất nhạy cảm và vì vậy rất dè dặt khi tiếp xúc lần đầu với những người lạ.
Khi đối xử với những người khuyết tật, cần phải có những hành vi thích ứng với từng tật của người khuyết tật một cách tế nhị. Chẳng hạn: đối với người bị mù thì cần phải dùng ngôn ngữ nhiều, đối với người ngồi trên xe lăn thì phải ngồi xuống để nói chuyện cùng tầm mắt với họ.
Lấy thông tin từ gia đình về tiểu sử quá trình bệnh tật mức độ của tật, quá trình phát triển của chính bản thân người khuyết tật với những trở ngại khó khăn hiện tại và ngoài ra còn phải lấy thông tin về những dịch vụ yếu tố, vật liệu, loại thuốc và dụng cụ chỉnh hình cần thiết của người khuyết tật.
Cần đánh giá tình trạng sức khoẻ, bệnh (nếu có bệnh), mức phát triển và nhu cầu tâm lý của bản thân người khuyết tật nhất là những nhu cầu liên quan đến dạng tật.
Khi đánh giá trường hợp và lượng đinh mức phục hồi chức năng cần phải nhận định khả năng sinh hoạt hàng ngày của người khuyết tật thông qua quan sát, hỏi những người thân trong gia đình họ và hỏi cả cộng đồng về điều kiện và sinh hoạt của bản thân người khuyết tật, về mức độ tự túc của người khuyết tật trong những sinh hoạt đời thường như: ăn uống, tắm rửa, làm vệ sinh, khả năng đi lại, khả năng diễn tả những cảm xúc, khả năng làm được những công việc trong gia đình, khả năng hiểu được những câu chuyện bình thường và khả năng chi tiêu tìên bạc…
-Công tác xã hội với người khuyết tật, với gia đình người khuyết tật. Điều
đoán về sự khuyết tật. Tìm hiểu về quá trình của sự suy yếu và những biêủ hiện của tật.
Tìm hiểu tâm trạng của người bị khuyết tật để từ đó tạo cơ hội cho họ bày tỏ nỗi niềm về những mối lo buồn, gây long tin tưởng và bày tỏ sự thông cảm với những khó khăn mà họ phải trải qua.
Bên cạnh việc tìm hiểu tâm trạng người khuyết tật, còn cần phải tim hiểu tâm trạng của gia đình từ đó giúp gia đình nhận định tình trạng của người khuyết tật trong gia đình họ và giúp gia đình họ tìm đến những dịch vụ y tế, pháp luật, giải trí trong cộng đồng.
Giúp gia đình người khuyết tật nhận định được những biến chuyển và tiến trình của bản thân người khuyết tật trong việc phục hồi chức năng.
Chỉ dẫn họ cách giải quyết những vấn đè khó khăn và nhận định được khi