Kỹ năng phỏng vấn

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 51)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

2.4.Kỹ năng phỏng vấn

2. Một số kỹ năng cơ bản trong Công tác xãhội 1 Kỹ năng nghe

2.4.Kỹ năng phỏng vấn

Phỏng vấn là một hình thức thu thập, chia sẻ thông tin và thông tin thu

được là câu trả lời của người được phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là: Thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ (2) Khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan (3) Đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ.

Nhân viên xã hội phải thu nhập dữ kiện liên quan đến các dữ kiện về bản thân, gia đình, tài nguyên của thân chủ, liên quan đến nhận thức, hành động của thân chủ... Thông qua thân chủ và những người thân của thân chủ nhân viên xã hội có thể nắm được những thông tin này về họ.

Phỏng vấn là một tiến trình hai chiều

Phỏng vấn là một tiến trình hai chiều. Nhân viên xã hội và thân chủ sẽ chia sẻ thông tin với nhau. Có thể là thông tin về thân chủ, vấn đề của thân chủ hoặc những thông tin khác có liên quan đến quá trình trị liệu

Khảo cứu và đánh giá tình huống của thân chủ

Từ những thông tin thu thận được nhân viên xã hội phân tích, phân loại để có một bức tranh rõ ràng về vấn đề của thân chủ, từ đó đưa ra một sự đánh giá về mặt xã hội. Những đánh giá này thường diễn ra khi có vài cuộc phỏng vấn. Nó có thể diễn ra trước hoặc song song với quá trình giúp đỡ.

Phỏng vấn như là một công cụ trực tiếp để giúp đỡ.

Phỏng vấn có thể được sử dụng như một phương tiện giúp đỡ trực tiếp. Vì trong khi phỏng vấn nhiều kĩ thuật của công tác xã hội sẽ được sử dụng và nó có tác động trực tiếp đến thân chủ.

Thực chất giúp đỡ của phỏng vấn

Thông qua phỏng vấn thân chủ được giúp đỡ trực tiếp ngay ở lần gặp đầu tiên với nhân viên xã hội, họ nhận được sự thân ái, chân thành từ phía cơ sở, cảm thấy được chấp nhận, đó chính là một hình thức giúp đỡ và nó khuyến khích thân chủ tiếp tục lui tới với cơ sở để nhận được các hình thức giúp đỡ khác. Có những thân chủ không tụ tìm đến với nhân viên xã hội mà bị ép buộc thì ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên thông qua biện pháp này nhân viên xã hội sẽ xoá tan mọi nghi ngờ, thành kiến của thân chủ, khiến họ thoải mái hơn trước sự giúp đỡ của công tác xã hội.

Phỏng vấn là một công việc có tính chất nghề nghiệp đòi hỏi nhân viên xã hội tự chuẩn bị cho từng lần phỏng vấn. Sau khi xem lại các lần phỏng vấn, nhân viên xã hội phải lưu ý đến các thiếu sót thông tin, những gì còn mơ hồ cần

làm rõ và các lầm lẫn và các thiếu sót của mình cần được xử lý bằng các kỹ năng giải quyết vấn đề.

* Đặc điểm của phỏng vấn

Phỏng vấn luôn là một cuộc giao tiếp có mục đích cụ thể rõ ràng: thông

tin thu được trong phỏng vấn có giá trị nhất định và có mục đích cụ thể hay mục đích tổng quát. Mục đích có thể là thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ, khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan, đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ...

Phỏng vấn cần có kế hoạch cụ thể: Do phỏng vấn là hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp của nhân viên xã hội, nên không thể tuỳ tiện mà cần vạch ra khung chương trình với thời gian biểu hợp lý, khoa học để đi theo tiến trình đó thực hiện.

Phỏng vấn cần phải có phương pháp và kĩ năng: Bất kì nghề nghiệp nào cũng

đòi hỏi đến kĩ năng, phương pháp chung và riêng bởi nó thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả của công việc phỏng vấn.

* Các thành phần cơ bản của một cuộc phỏng vấn

Bối cảnh: Bao gồm môi trường, thời gian, địa điểm của buổi tiếp cận phỏng vấn. Bối cảnh phỏng vấn phù hợp sẽ dễ tạo lòng tin cho thân chủ, giúp họ bày tỏ hết những suy nghĩ thực trong lòng và bộc lộ cảm xúc thật.

Đặc điểm cá nhân của thân chủ và nhân viên xã hội: Đó là vai trò và mối quan hệ, những mong muốn, trình độ văn hoá, quan điểm giá trị và tâm trạng của đôi bên.

* Đặc điểm cần thiết trong phỏng vấn

Sự đồng cảm giữa nhân viên xã hội đến thân chủ: Điều này quan trọng bởi nó tạo ra mối dây liên kết gần gũi giữa hai con người, tạo điều kiện để thân chủ bộc lộ hết những cảm xúc sâu kín của bản thân.

Quyền được giữ bí mật và quyền tự chủ của thân chủ: Đây là điều đòi hỏi nhân viên xã hội luôn cần phải tôn trọng. Vì thân chủ là một con người có những quyền lợi cơ bản và ý muốn của họ phải được tôn trọng.

Sự chân thành của nhân viên xã hội: luôn tạo được lòng tin ở thân chủ và khiến họ yên tâm, nói thật những gì họ gặp phải, họ nghĩ và họ cảm thấy.

Mối quan hệ thiện cảm giữa nhân viên xã hội và thân chủ trong cuộc phỏng vấn sẽ thực sự có ích trong quá trình phỏng vấn.

* Các giai đoạn của cuộc phỏng vấn

Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục đích, ý nghĩa, phương pháp và bối

cảnh của cuộc tiếp cận.

Chuẩn bị câu hỏi: Trong một cuộc phỏng vấn số lượng câu hỏi không nên nhiều, vì nếu số lượng câu hỏi quá nhiều sẽ chiếm mất nhiều thời gian của người trả lời và khiến họ mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thông tin thu nhập được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hẹn thời gian, địa điểm cho buổi phỏng vấn: Về thời gian phỏng vấn, xét trong một ngày không nên tiếp cận các cá nhân quá sớm vào buổi sáng hoặc quá muộn váo buổi tối. Đối với nông thôn thì tránh những ngày mùa vụ hoặc những đợt thiên tai. Thông thường, thời điểm thích hợp nhất là vào những mùa, những ngày, những giờ mà thân chủ sẵn sàng dành một khoảng thời gian khá thoải mái để ngồi tiếp chuyện nhân viên xã hội. Về địa điểm phỏng vấn, để phỏng vấn có hiệu quả cần chọn địa điểm phỏng vấn cho phù hợp với nội dung phỏng vấn và với đối tượng nghiên cứu.

Tham khảo một số tài liệu thông tin về thân chủ trước khi tiếp cận: Việc đó tạo điều kiện cho người phỏng vấn có thích ứng nhanh chóng với những đặc điểm, tính cách, sự hiểu biết của người trả lời.

Giai đoạn mở đầu

Chào hỏi thân chủ: để làm quen và tạo sự gần gũi,tin tưởng ở thân chủ. Tuỳ từng đối tượng để có những cách chào hỏi khác nhau.

Giới thiệu bản thân và cơ quan với thân chủ. Nhằm giúp thân chủ biết rõ và sự tin tưởng để trả lời.

Giải thích mục đích của buổi tiếp cận phỏng vấn. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề để đưa ra biện pháp hỗ trợ cho thân chủ.

Tạo niềm tin và không khí thoải mái cho thân chủ nhằm tạo hứng thú cho thân chủ trong trả lời, nhất là trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, từ đó giúp nhân viên xã hội thu thập được những thông tin cần thiết.

Đảm bảo với thân chủ về sự bí mật của thông tin nhằm giảm đi sự lo lắng của thân chủ khi hỏi tới những vấn đề tế nhị, nhạy cảm...

Giai đoạn chính

Định hướng và theo sát mục tiêu của buổi tiếp cận phỏng vấn nhằm tránh tình trạng người trả lời tự hướng cuộc đàm thoại sang một hướng khác, chiếm mất nhiều thời gian của cuộc phỏng vấn và không đáp ứng được yêu cầu cuộc phỏng vấn. Điều này có nghĩa người phỏng vấn phải có kiến thức, có kỹ năng và nắm chắc những vấn đề cần hỏi, nắm chắc câu hỏi để hướng cuộc nói chuyện đi theo mục tiêu chính.

Khai thác những lĩnh vực cần thiết qua các câu hỏi mở và khuyến khích thân chủ cung cấp thông tin (tự họ bộc bạch những tâm tư, suy nghĩ của mình). Thảo luận về tính chất và nguyên nhân của vấn đề với thân chủ. Nhằm giúp thân chủ hiểu rõ về vấn đề. Tuy nhiên người phỏng vấn phải luôn mang tính trung lập (không được để lộ quan điểm của riêng mình đối với vấn đề được nghiên cứu) vì thái độ, ý kiến của người phỏng vấn ảnh hưởng rất nhiều tới ý kiến của người trả lời.

Tỏ sự đồng cảm với thân chủ các câu phỏng vấn từ đó chia sẻ, cảm thông, an ủi, lo nỗi lo của thân chủ để thân chủ không cảm thấy cô đơn và tạo sự tin tưởng, gần gũi hơn.

Buổi phỏng vấn với thân chủ không nên kéo dài. Chỉ khoảng 50 đến 60 phút

(phỏng vấn cá nhân)và 90 phút (thảo luận nhóm). Buổi phỏng vấn có thể kết thúc khi người phỏng vấn đã thu thập đầy đủ thông tin.

Thân chủ cần được tự do bổ sung những điều còn thiếu xót khi kết thúc cuộc phỏng vấn.

Thảo luận với thân chủ về những bước kế tiếp trong tiến trình giúp đỡ. Thân

chủ có thể đưa ra những điều muốn được giúp đỡ để bàn bạc cùng người phỏng vấn. Đồng thời người phỏng vấn đưa ra hướng trợ giúp thân chủ đề tham khao ý kiến hay sự chấp thuận của thân chủ.

Giải thích cho thân chủ biết những thông tin thu thập được trong buổi tiếp cận này về mục đích sử dụng để họ yên tâm về thông tin của mình.

Cần thảo luận và xin sự đồng ý của thân chủ nếu phải chia sẻ một số thông tin của họ với người khác.

Cần bàn với thân chủ để thu xếp hoặc bố trí cuộc gặp gỡ nếu cảm thấy cần phải thu thập thêm thông tin trong việc nhận định vấn đề (đánh giá) ở những người liên hệ với thân chủ.

Bố trí cuộc gặp mặt sắp tới với thân chủ nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 51)