Quá trình phát triển của con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 41)

I. Nền tảng lý thuyết của công tác xãhộ

I.4.2.Quá trình phát triển của con ngườ

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển con người

Từ khi sinh ra tới phút cuối cùng của cuộc đời một con người là cả một quãng đường dài cùng những thay đổi, sự lớn lên và phát triển trên mọi phương diện: thể chất, tình cảm, trí tuệ và xã hội. Đó là cả một quá trình mà cá nhân trưởng thành,học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển này.

+ Yếu tố di truyền: gồm đặc điểm sinh học, thần kinh mà cá nhân thừa hưởng từ thế hệ trước.

+Yếu tố môi trường: môi trường tự nhiên (đặc điểm tâm lý, đất đai, sông ngòi … tác động vào phương thức sống của cá nhân, nhóm người sống tại đó) và môi trường xã hội ( gồm sự tác động của gia đình, hàng xóm, …, các quan hệ xã hội bên ngoài khác, các phương thức nuôi dạy và giáo dục của gia đình và xã hội, các phong tục tập quán, nền văn hoá xã hội … tất cả đều tác động mạnh tới hành vi và tính cách của con người).

Cá nhân có quan hệ chặt chẽ với nhóm, môi trường ( hoàn cảnh). Đó là một tổng thể trong đó mỗi thành viên đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đều là nguyên nhân, hậu quả của nhau.Vì vậy để có được hiểu biết đầy đủ về một thành tố nào đó ( cá nhân, nhóm) cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với các thành tố khác. Trong đó nhóm là một môi trường mà nó đưa ra những giới hạn nhất định cho hành vi con người và cùng đưa ra những cơ hội cho sự phát triển cá nhân.

Một con người có thể tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, với những vai trò khác nhau. Vai trò là sự mong đợi hành vi nào đó của cá nhân cần có được trong một vị trí nhất định trong nhóm.

Đường biên giới hạn của nhóm cùng với những giá trị, chuẩn mực của nhóm quy định khuôn khổ cho hành vi của cá nhân, song nó giúp cho cá nhân xác định đâu là tiềm năng của nhóm, là tiềm lực hỗ trợ bên ngoài để tận dụng cho sự phát triển của bản thân mình.

- Các giai đoạn phát triển:

Cuộc đời của mỗi con người biến đổi và phát triển qua một loạt các giai đoạn: bế bồng, tuổi nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên và tuổi già. Qua mỗi giai đoạn đó, con người có những thay đổi về thể chất, trí tuệ, tình cảm. Sau đây là một số đặc điểm phát triển trong từng giai đoạn dựa trên tổng hợp các lý thuyết phát triển của các nhà tâm lý học như: Freud, Erikson, Piaget …

+ Tuổi từ 0 – 1 tuổi: Trẻ thay đổi sinh lý nhanh ( biết ngồi, đứng, đi …), tìm hiểu thế giới xung quanh qua miệng ( bất cứ vật gì trẻ cũng đưa lên miệng). Đây là giai đoạn cảm giác vận động. Quan hệ xã hội chủ yếu trong gia đình - đặc biệt là với bố mẹ, việc thoả mãn nhu cầu được thực hiện thông qua sự chăm sóc của bố mẹ từ đó hình thành cảm giác về lòng tin, an toàn. Nếu không có được cảm giác đó, trẻ sẽ luôn có cảm giác sợ hãi mất an toàn. Nếu không có được cảm

giác đó, trẻ sẽ luôn có cảm giáv sợ hãi, mất an toàn. Đây thường là một trong những nguyên nhân của các nhiễu tâm sau này.

+ Tuổi từ 1 – 3 tuổi: Hình thành tính tự chủ, ý muốn độc lập ở trẻ - thể hiện rõ nét qua các câu hỏi thường gặp ở trẻ như: “của con”, “để tự con làm cơ” … Thời kì này vẫn là cảm giác vận động, tìm hiểu thế giới qua vận động của tay. Ví dụ trẻ hay tháo tung mọi thứ ra để xem, vì vậy cần kiên nhẫn với tính tò mò, bướng bỉnh của trẻ, thừa nhận những cố gắng tự chủ ở trẻ. Nếu điều này không được đáp ứng, trẻ dễ nảy sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn đến nhút nhát, lệ thuộc ở người khác. Quan hệ xã hội phần lớn vẫn là quan hệ trong gia đình, song đã xuất hiện sự hợp tác với người khác ( Ví dụ giả vờ chơi với người khác …)

+ Từ 3 – 6 tuổi: Tuổi này là tuổi của tính tò mò, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh trẻ vì vậy trẻ hay có những trò chơi nguy hiểm đặt nhiều câu hỏi tại sao. Erickson gọi đây là giai đoạn của óc sáng kiến. Ta cần động viên khuyến khích trí tưởng tượng tính tò mò của trẻ, tạo cơ hội cho sự phát triển trí sáng tạo. Nếu không được khuyến khích, không có cơ hội để hiểu, trẻ dễ có cảm giác tội lỗi dẫn tới nhút nhát, rụt rè. Tư duy ở giai đoạn này đã phát triển lên tư duy … hình ảnh trực quan. Quan hệ xã hội đã bắt đầu vươn ra ngoài khuôn khổ gia đình, nhất là quan hệ với bạn cùng lứa tuổi.

+ Từ 6 – 12 tuổi: Đặc điểm của lứa tuổi này là cần cù, chăm chỉ, thích được khen. Trẻ hào hứng tiếp thu những kĩ năng mới, thích trẻ hoạt động cạnh tranh à cần tạo cơ hội cho trẻ học hỏi ànhững lời khen sẽ tạo cho trẻ cảm giác thành công àlà yếu tố tích cực cho sự phát triển trí tuệ, đồng thời giúp cho trẻ tránh cảm giác tự ti, kém cỏi. Quan hệ xã hội của trẻ ở giai đoạn này đã thực sự vươn ra bên ngoài, quan hệ bạn bè dần dần chiếm ưu thế à cần tạo cho trẻ cơ hội hoạt động nhóm, tạo điều kiện để trẻ có được tình bạn tốt. Trẻ ở lứa tuổi này đã làm quen với những khái niệm cụ thể.

đổi nhiều. Trẻ đã có khả năng tư duy trừu tượng, lập luận, suy diễn. Lúc này, ý thức muốn được độc lập, tự chủ lại nổi lên rõ rệt, như muốn thoát khỏi gia đình, tìm niềm vui với bạn bè, quan hệ xu hướng ngoại rõ rệt à tuổi này cần sự quan tâm, hướng dẫn của gia đình trong việc tiếp cận thế giới người lớn, hướng dẫn trẻ khả năng suy luận logic xử lý khó khăn một cách đúng đắn, nâng đỡ cho trẻ khi gặp khó khăn, mâu thuẫn, đặc biệt là về tình cảm … Tạo điều kiện cho chúng có được lòng tự trọng từ đó tránh được cảm giác lo âu, rụt rè, thu mình, lúng túng trong xác định vai trò giới tính.

+ Từ 18 – 60, 65 tuổi: Là tuổi của khả năng yêu thương, khả năng lao động. Những tình yêu nhân loại mà con người đã nhận được, học được những giai đoạn trước qua quan hệ tình thương của ông bà, bố mẹ, anh chị… sẽ được họ chia sẻ sau này trong tình yêu, vợ chồng, con cái… bởi người ta chỉ cho những người khác những gì họ có như : Những kiến thức đựơc học hỏi, kinh nghiệm đã được tích luỹ sẽ được tiếp tục song nó được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn thông qua hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Đây cũng là tuổi của trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Quan hệ xã hội, xóm làng, bạn bè và đặc biệt là quan hệ nghề nghiệp trở nên rộng à là độ tuổi phát huy tính sáng tạo, thể hiện khả năng và trí tuệ của mỗi người.

+ Từ 60, 65 trở lên: do thay đổi về sức khoẻ, công việc ( về hưu), thu hẹp quan hệ xã hội dễ làm cho người già có cảm giác lo âu, bất lực, tự ti, cô đơn. Vì vậy họ có nhu cầu tình cảm thông qua các mối quan hệ gia đình thuận hoà, gắn bó, quan tâm đúng mực của xã hội. Đây là một quy luật ( hiện tượng thoái bộ) mà chúng ta cần phải chấp nhận. Đối với những ai đã đạt được sự toại nguyện trong sự nghiệp, gia đình, con cái … Trong giai đoạn trước thì ý thức mãn nguyện sẽ làm cho con người ta dễ dàng chấp nhận cái chết cuối đời không day dứt. Nếu các nhu cầu trong giai đoạn này không được đáp ứng, dẫn đến kém thích nghi với những thay đổi vì thế dễ làm đẩy nhanh quá trình thoái hoá của tuổi già.

Một phần của tài liệu Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh (Trang 41)