thành niên phạm tội
Hệ thống quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT còn chưa đồng bộ,
một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đầy đủ và cụ thể dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai trong quá trình vận dụng và thực thi. Đây chính là vật cản lớn đối với việc tôn trọng và thực thi quyền của NCTNPT. Để hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT, đối với đại biểu Quốc hội - chủ thể
lập pháp quan trọng, cần:
Một là, đổi mới hơn nữa tư duy và nhận thức của các đại biểu Quốc hội
khi xây dựng các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT. Để làm được điều này, trước hết cần xây dựng và thống nhất những nguyên tắc có tính định hướng trong tư tưởng chỉ đạo làm kim chỉ nam cho việc ban hành các quy phạm pháp luật đó. Quán triệt những nội dung làm cơ sở nền tảng trong chính sách của Đảng và Nhà nước về NCTNPT, đó là chính sách hình sự nhân đạo, là quyền con người của đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ.
Hai là, có cơ chế cụ thể để phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của đại biểu Quốc hội trong hoạt động xây dựng pháp luật về quyền của
NCTNPT, trong đó đặc biệt quan tâm tới đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Điều này đặt ra hai vấn đề:
- Phải “tăng hợp lý tỷ lệ đại biểu chuyên trách, có trình độ, hiểu biết pháp; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu Quốc hội”[7]. Đáp ứng yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT ở nước ta hiện nay, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách
trước hết cần tập trung cho một số Ủy ban như: Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư
pháp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội theo hướng tất cả các thành viên của Ủy ban này đều là đại biểu chuyên trách.
Đối với vấn đề của NCTNPT thì tăng số lượng đại biểu có kiến thức, có năng
lực và sự am hiểu về NCTN và pháp luật về NCTN.Việc hoàn thiện pháp luật
Quốc hội, mà đối với pháp luật về quyền của NCTNPT là vấn đề phức tạp,
nhạy cảm nên yêu cầu đối với đại biểu Quốc hội còn phải am hiểu về tâm sinh lý và những vấn đề xã hội của NCTNPT từ đó mới thấu hiểu và có cách giải
quyết vấn đề này phù hợp và hiệu quả nhất. Quyền của NCTNPT phải được các đại biểu Quốc hội xem xét trên cả bình diện chung (cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm) và trên bình diện cụ thể (NCTN chưa phát triển đầy đủ cả về
thể chất và trí tuệ). Chính từ những vấn đề này, các đạo luật có liên quan đến
NCTN nói chung, NCTNPT nói riêng nên thành lập nhóm tư vấn xây dựng
luật bao gồm các đại biểu Quốc hội đã có kinh nghiệm, am hiểu, hoặc đã trực
tiếplàm công tác chuyên môn có liên quan đến NCTNPT.
- Đặc biệt cần đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc thực
thi quyền sáng kiến pháp luật về quyền của NCTNPT. Các đại biểu Quốc hội là chủ thể quan trọng có quyền sáng kiến lập pháp về quyền của NCTNPT. Sáng kiến pháp luật về quyền của NCTNPT của đại biểu Quốc hội là việc đưa ra
kiến nghị với Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xây dựng,
ban hành văn bản luật, xây dựng, ban hành văn bản pháp lệnh trong một năm
hoặc một nhiệm kỳ Quốc hội để điều chỉnh các vấn đề về quyền của NCTNPT.
Kể từ ngày 15/4/1992 (ngày Quốc hội khóa VIII thông qua Hiến pháp năm 1992, trong đó có quy định quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội) đến hết khóa XI, Quốc hội đã xây dựng, ban hành được 160 đạo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng và thông qua được 119 pháp lệnh (trong số 199
pháp lệnh) nhưng chưa có luật hay pháp lệnh nào do đại biểu Quốc hội trình. Vì thế cũng chưa có luật hay pháp lệnh nào về quyền của NCTNPT do đại biểu
Quốc hội trình dự án. Bên cạnh đó, việc kiến nghị về luật, pháp lệnh về quyền
của NCTNPT cũng không có đại biểu Quốc hội nào đưa ra.
Khi dự án luật hoặc pháp lệnh có chứa đựng quy phạm pháp luật về
quyền của NCTNPT được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội một, hai hoặc
nhiều lần, thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu một cách độc lập
dự án hoặc có quyền yêu cầu thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong
nhà khoa học, các cơ quan hữu quan tư vấn, báo cáo, trình bày ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên trên thực tiễn các quy định này trong nhiều trường hợp
không thực hiện được do việc quy định không đồng bộ, không có cơ chế phối
hợp nên không thực hiện được. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
bình thường của Quốc hội, ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp nói chung, đến
việc ban hành các văn bản quy phạmpháp luật về quyền của NCTNPT. Ví dụ, trong trường hợp dự án luật có liên quan đến quyền của NCTNPT mà một đại
biểu Quốc hội cần được tham khảo, được thông tin bởi các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn nhưng không được Đoàn đại biểu tổ chức hội thảo,
thảo luận thì cũng rất khó để đại biểu đó góp ý một cách hiệu quả cho nội
dung dự án luật được hỏi ý kiến. Vì vậy, pháp luật cần bám sát thực tiễn để quy định hợp lý quyền và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, từ đó mới phát
huy sự sáng tạo và vai trò của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng
pháp luật nói chung, văn bản pháp luật về quyền của NCTNPT nói riêng.