các văn bảnquy phạmpháp luật tố tụng hình sự
Kế thừa một số quy định trong BLTTHS 1988 về thủ tục giải quyết vụ án
có NCTNPT, BLTTHS 2003 đã ghi nhận các quyền của NCTNPT trong tố
tụng hình sự phù hợp với thực tế điều kiện của nước ta. “Quyền chung”, “quyền đặc thù” của NCTNPT trong BLTTHS 2003 được quy địnhbằng cả hai
hình thức biểu hiện trực tiếpvà gián tiếp. Ngoài các“quyền chung” mà bất kỳ
ai khi phạm tội cũng được hưởng theo quy định của BLTTHS thì NCTNPT còn có những “quyền đặc thù” mà chỉ ở họ mới được hưởng. Trong nội dung này, luận án chỉ đi sâu phân tích khía cạnh đặc thù và những quy định vềquyền đặc
thù mà NCTNPT được hưởng so với người đã thành niên.
Mộ t là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh các yêu cầ u cầ n thiế t đố i vớ i ngư ờ i tiế n hành tố tụ ng. Xuất phát từ các đặc điểm về tâm sinh lý xã
hội và pháp lý của NCTNPT các văn bản pháp luật tố tụng hình sự quy định về
những yêu cầu đặc biệt đối với họ. Đây là những quy định thể hiện gián tiếp
quyền của NCTNPT. Xét về nội dung biểu hiện,BLTTHS 2003 quy định,Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với NCTNPT phải là
người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như
về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN [49, Điều 302(1)].
Quy định này thể hiện rất rõ các yêu cầuvề kỹ năng làm việc với NCTNPT của người tiến hành tố tụng. Ngườitiến hành tố tụng trong vụ án là được đào tạo kỹ lưỡng về các kỹ thuật hoạt động thân thiện với NCTN, có khả năng đảm bảo
các hoạt động tố tụng do mình tiến hành phù hợp với quyền của họ. Từ quy
định này đã gián tiếp xác lập quyền được đối xử phù hợp với lứa tuổi trong các
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Hai là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh các yêu cầ u cầ n xác đị nh rõ trong vụ án có NCTNPT. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử với
những vụ án có NCTNPT, ngoài những vấn đề chung cần phải chứng minh, để bảo vệ quyền của NCTNPT các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ: Tuổi, trìnhđộ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN; Điều kiện sinh sống và giáo dục; Có hay không có
người lớn xúi giục; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội [49, Điều 302(2)]. Đây là những đối tượng chứng minh đặc biệt, bên cạnh các đối tượng chứng minh cơ bản trong mọi vụ án hình sự quy định tại Điều 66 BLTTHS 2003. Nói cách khác, quá trình giải quyết vụ án NCTNPT được đặt ra với những đòi hỏi cao hơn về phạm vi đối tượng chứng minh để không làm oan, sai NCTNPT, không gây ra những tổn thương "pháp lý" cho các đối tượng này. Quy định trên một mặt xác lập quyền mà NCTNPT được thụ hưởng, mặt khác
NCTNPT có quyền được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh đầy đủ hơn,
toàn diện hơn các tình tiết buộc tội. Xét về khía cạnh quyền của NCTNPT,quy
định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng,
trình tự, thủ tục do luật TTHS quy định thì phải được giải thích theo hướng có
lợi cho NCTNPT. Nguyên tắc suy đoán vô tội đã được áp dụng để quy định
về hướng suy đoán tuổi đối với trường hợp một người phạm tội có thể ở độ
tuổi thành niên hay chưa thành niên, đủ 16 tuổi hay chưa đủ 16 tuổi, đủ 14
tuổi hay chưa 14 tuổi theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Ngoài độ tuổi, để bảo vệ quyền của NCTNPT, BLTTHS còn có các quy
định yêu cầu làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận
thức về hành vi phạm tội của NCTN, điều kiện sinh sống, giáo dục của
NCTNPT, có hay không có người thành niên xúi giục, nguyên nhân điều kiện
phạm tội nhằm xác định cá tình tiết giảm nhẹ về nhân thân của NCTNPT.
Ba là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh việ c áp dụ ng các biệ n pháp ngăn chặ n. Các văn bản quy phạm pháp luật về quyền của
NCTNPT đã quy định chặt chẽ về các biện pháp ngăn chặn. Việc quy định
này dựa trên những đặc điểm về tâm sinh lý, trí tuệ, hiểu biết của NCTN và
chính sách nhân đạo của nhà nước ta. Hiện nay, trong BLTTHS 2003 quy
định về các biện pháp ngăn chặn đối với NCTNPT hoàn toàn phù hợp với Điểm b Điều 37 Công ước quyền trẻ em. Tinh thần chung được quy định trong BLTTHS 2003 đó là chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với NCTNPT
trong những trường hợp thật cần thiết khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn
khác không có hiệu quả.
Trong BLTTHS 2003 quy định cụ thể việc hạn chế quyền tự do của NCTNPT để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải đáp ứng các điều kiện cụ thể
về độ tuổi, loại tội phạm, lỗi và một số yếu tố thuộc về nhân thân theo Điều 303 và các điều luật khác. Điều 303 BLTTHS 2003 đã thu hẹp đáng kể phạm vi
những trường hợp NCTNPT bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn này. Cơ hội
không bị mất quyền tự do trong quá trình giải quyết vụ án của NCTNPT cũng được mở rộng hơn. BLTTHS 2003 chỉ rõ, nếu thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTNPT là không cần thiết thì có thể ra quyết định giao đối tượng cho cha mẹ, người đỡ đầu để giám sát và bảo đảm sự có mặt tại cơ
Bố n là, pháp luậ t quy đị nh về quyề n bào chữ a đố i vớ i NCTNPT. Theo
BLTTHS 2003: Người đại diện hợp pháp của NCTNPT có thể lựa chọn người
bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho NCTNPT. Trong trường hợp NCTNPT hoặc đại diện hợp pháp của những người này không lựa chọn được người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn
phòng luật sư cử người bào chữa cho họ [49, Điều 305]. Quy định này phù hợp với tư tưởng thể hiện trong Quy tắc Bắc Kinh: trong suốt quá trình tố
tụng NCTN có quyền được nhờ cố vấn đại diện pháp luật cho mình hoặc yêu cầu giúp đỡ pháp lý miễn phí như điều khoản quy định sự giúp đỡ như thế ở
quốc gia đó. Cha mẹ, hoặc người giám hộ có quyền tham dự vào quá trình tố
tụng và có thể được yêu cầu tham dự vào quá trìnhđó [34, 15].
Quyền bào chữa của NCTNPT được thể hiện chặt chẽ thông qua quy định về việc tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc. Tuy nhiên, đối
với những trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là NCTN, nhưng khi khởi
tố, truy tố, xét xử mà họ đã đủ 18 tuổi thì không bắt buộc phải có sự tham gia
của người bào chữa. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 và Điều 305
BLTTHS 2003, thì NCTNPT hoặc đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng Luật sư cử người bào chữa cho họ. Vấn đề này cũng được quy định rõ trong Nghị quyết số 03/2004/NQ/HĐTP. Bên cạnh quyền được bào chữa, thì Nghị quyết này cũng ghi nhận quyền thay đổi người bào chữa và quyền từ chối người bào chữa của NCTNPT.
Năm là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT quy đị nh về việ c tham gia tố tụ ng củ a gia đình, nhà trư ờ ng và tổ chứ c xã hộ i.Đại diện gia đình NCTNPT,
giáo viên, đại diện nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người này học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp NCTNPT từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì việc lấy lời khai, hỏi
vắng mặt mà không có lý do chính đáng); đại diện gia đình có thể hỏi
NCTNPT nếu được người tiến hành tố tụng đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ
vật, yêu cầu, khiếu nại; được đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
Tại phiên tòa xét xử NCTNPT phải có mặt đại diện của gia đình (trừ trường hợp cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng), đại diện của nhà
trường, tổ chức [49, Điều 306]. Tại phiên toà xét xử, sự tham gia của đại diện gia đình NCTNPT,đại diện nhà trường hoặc tổ chức (nếu có) là bắt buộc.
Sáu là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT đư ợ c thể hiệ n trong các quy
đị nh về điề u tra, truy tố . Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện điều tra. Sau khi khởi tố NCTNPT (khởi tố bị can là
NCTN), NCTNPT có các quyền:
Quyền được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội. Cơ quan khởi tố NCTNPT phải thông báo cho gia đình, người đại diện
hợp pháp của họ biết về việc NCTNPT bị khởi tố về tội gì [49, Điều 303(3)].
Quyền được xem xét trả tự do. Khi bị áp dụng một biện pháp ngăn chặn
hạn chế quyền tự do của NCTNPT, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét
ngay việc áp dụng biện pháp đó có phù hợp trong trường hợp cụ thể này không; có thể thay thế việc áp dụng biện pháp này bằng biện pháp không hạn
chế tự do mà vẫn phù hợp,để từ đó ra cácquyết định trả tự do cho NCTNPT.
Quyền được trợ giúp pháp lý và những hỗ trợ phù hợp khác trong giai
đoạn này. Điều 11 quy định bị can, bị cáo có quyền nhờ người khác bào chữa. Cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ bảo đảm cho các đối tượng này thực
hiện quyền bào chữa của mình theo quy định của BLTTHS [49, Điều 11]. Theo quy định này, trong vụ án hình sự bị can, bị cáo đã thành niên hay chưa thành niên đều có quyền bào chữa. Với NCTNPT tham gia vụ án hình sự với các địa vị pháp lý này ngoài quy định ở Điều 11 BLTTHS 2003 về quyền bào chữa còn có quy định tại Điều 305 của Bộ luật này và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã trình bàyở nội dung trên.
Quyền được ưu tiên giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ án. Quá trình xử
lý NCTNPT có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của NCTN nên
Công ước quyền trẻ em quy định rằng, khi NCTN bị tố cáo hoặc bị buộc tội vi phạm hình sự có quyền được đưa vụ án ra xét xử và quyết định trong thời
gian sớm nhất có thể và thời hạn này phải ngắn hơn so với thời hạn tương ứng
trong vụ án của người đã thành niên [49, Điều 40(2)]. Phù hợp với quy định
này, BLTTHS cũng quy định về thời hạn điều tra tại Điều 119(2). Tuy nhiên,
đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, thời hạn điều tra là bốn tháng vì
các đối tượng này chỉ bị xử lý khi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hiện nay chưa có quy định riêng về thời hạn điều tra các vụ án NCTNPT. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011, khoản 6 Điều 3 quy định các cơ quan tiến hành tố tụng cần ưu tiên giải quyết nhanh chóng, kịp thời các
vụ án có liên quan đến NCTNPT. Đây là tiến bộ của pháp luật nhằm tuân thủ
khuyến nghị của Uỷ ban quyền trẻ em - LHQ về yêu cầu các vụ án có
NCTNPT cần được xử lý nhanh hơn so với các vụ án thông thường, giảm nguy cơ tổn hại và gián đoạntrong cuộcsống của các đối tượng này.
Quyền được đối xử thân thiện trong quá trình các chủ thể liên quan thu thập chứng cứ, hỏi cung NCTNPT. Quyền này thể hiện những nội dung như: Được quy định thông qua nguyên tắc của tố tụng hình sự: “Bảo đảm quyền
bất khả xâm phạm về thân thể của công dân” [49, Điều 6]; Được quy định
thông qua các yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng hình sự (khoản 1 Điều
302 BLTTHS); Sự khác biệt trong việc thu thập chứng cứ đối với NCTNPT
so với người đã thành niên phạm tội. Mặc dù BLTTHS năm 2003 chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về vấn đề này, mà chỉ có Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT hướng dẫn cụ thể tại Điều 10.
Bả y là, pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT đư ợ c thể hiệ n trong các quy đị nh về xét xử , bao gồm:
Quyền được suy đoán vô tội. Quyền này được quy định thông qua những
và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật [49, Điều 9]. Bất kỳ ai, kể cả NCTN có hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng chưa có bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì đều coi là
chưa có tội. Khi không đủ bằng chứng để chứng minh NCTNPT, việc suy đoán cần được thực hiện theo hướng có lợi chohọ.
Quyền bí mật thông tin cá nhân (quyền riêng tư) của NCTNPT. Quyền
này được thể hiện thông qua quy định về việc xét xử kín [49, Điều 307(1)].
Điều 18 BLTTHS 2003 quy định những trường hợp Toà án có thể xét xử kín
là: để giữ bí mật nhà nước, bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng; để
bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT cũng quy định, ngoài các trường hợp quy định ở Điều 18 BLTTHS 2003, Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án có NCTNPT. Đặc biệt theo Thông tư này, không được tiến hành xét xử lưu động vụ áncó NCTNPT, trừ trường hợp
cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.
Quyền của NCTNPT thể hiện thông qua các quy định về yêu cầu khi xét xử vụ án có NCTNPT. BLTTHS 2003 và Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT
hướng dẫn quy định của BLTTHS về NCTNPT đã xác định các yêu cầu này khá chi tiết như: Thành phần Hội đồng xét xử vụ án NCTNPT (phải có Hội
thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh); Xét xử kín vụ án có NCTNPT để tạo thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Khi xét xử, Tòa án có thể sắp xếp vị trí của những người tiến
hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với NCTNP. Không còng tay hoặc sử
dụng các phương tiện cưỡng chế khác trong quá trình xét xử tại Tòa án (trừ trường hợp đặc biệt). Tại phiên tòa xét xử phải có mặt đại diện của gia đình bị
cáo (trừ trường hợp khác) đại diện của nhà trường, tổ chức nơi học học tập, sinh
hoạt. Trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu, Tòa án có thể mời đại diện cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa để hỗ trợ cho họ. Việc thẩm vấn,
hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của đối tượng. Những lời giải thích về quyền
và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn
giản, rõ ràng để đảm bảo cho NCTNPT và đại diện gia đình của họ có thể hiểu
và trả lời đúng câu hỏi. Hội đồng xét xử phải cho phép NCTNPT bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan
điểm, nguyện vọng đó trước khi ra bản án, quyết định.