phạm tội phải đảm bảo yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạmnói chung và tội phạm đối với người chưa thành niên nói riêng
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian vừa qua, tình hình NCTNPT ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày một phức tạp,
tính chất của hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm. Thực trạng này đã và
đang đặt ra yêu cầu cần thiết cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở
NCTN. Công tác điều tra, truy tố, xét xử phải được thực hiện một cách chủ động hơn, nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi phạm tội
của NCTN. Bên cạnh đó cũng cần phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc quy luật
khách quan của vấn đề nêu trên đó là, khi đã có hành vi phạm tội thì xử lý
nghiêm minh nhưng vẫn phải đảm bảo quyền con người của các đối tượng đó. Pháp luật về quyền của NCTNPT cần phải vừa bảo vệ được các quyền của
NCTNPT vừa đáp ứng các yêu cầu của việc xử lý đối với hành vi phạm tội
của NCTN. Muốn giải quyết được yêu cầu này, cần có một hệ thống pháp luật
với đa dạng các quy định trong đó được đặt trong quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội là NCTN, đồng thời phải tính đến tính đặc thù củaNCTN khi phạm tội cũng như quá trình tham gia các quan hệ tố tụng hình sự.
Đấu tranh phòng chống tội phạm và quyền của NCTNPT trong cuộc đấu
tranh này liên quan mật thiết tới hệ thống TPNCTN. TPNCTN bao gồm tất cả
các quá trình và thủ tục xử lý các hành vi vi phạm pháp luật do NCTN thực
và tái hòa nhập cộng đồng sau khi đã chấp hành đầy đủ hình phạt và các biện
pháp giáo dục được áp dụng. Trên thế giới, có nhiều chương trình tư pháp
phục hồi dành cho NCTNPT. Việt Nam, yếu tố tư pháp phục hồi chưa phát
triển mà mới chỉ có rải rác trong một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với NCTN. Do vậy, với mục tiêu hướng thiện cho đối tượng này,
đồng thời có giải pháp hữu hiệu để quyền của họ được ghi nhận bằng pháp
luật thông qua các quy định trong quá trình xử lý hình sự cần được xây dựng theo hướng"mềm" hơn. Trong vụ án có NCTNPT, nên coi là một trong
những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Điều này xuất phát
từ lý do, trong tư pháp phục hồi, mục tiêu hướng tới là hàn gắn các tổn thương
mà NCTNPT đã gây ra cho các quan hệ xã hội được đề cao. Tuy nhiên, thực
tiễn tư pháp phục hồi ở Việt Nam chưa phát triển mà vẫn chỉ tồn tại với tư
cách là khái niệm khoa học. Việc áp dụng vào pháp luật về quyền của NCTNPT vẫn đang ở trong tương lai.