Những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 104)

3.3.1. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của ngườichưa thành niên phạm tội chưa thành niên phạm tội

Bên cạnh những thành tựu đạt được,pháp luật về quyền của NCTNPT ở

Việt Nam hiện nay có một số hạn chế, bất cập nhất định. Hiện tại, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật cụ thể quy định về quyền của NCTNPT. Các

quy định về quyền của NCTNPT nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, được ban hành vào những thời điểm khác nhau, và có giá trị pháp lý

khác nhau. Chính vì thế, trong thực tế có những quy định về quyền của

NCTNPT chưa thống nhất với nhau, thậm chí chồng chéo nhau dẫn đến khó thực thi, làm ảnh hưởng đến việc hưởng quyền của NCTNPT, đến quan hệ

pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến

quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

Thứ nhấ t, nhữ ng hạ n chế , bấ t cậ p củ a pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT trong các quy phạ m pháp luậ t hình sự

Quyền của NCTNPT được quy định trong các quy phạm pháp luật hình sự thông qua hai nội dung chủ yếu là tội phạm và hình phạt.

Một là, hiện nay chưa có những quy định thể hiện đường lối xử lý mang tính phân hoá giữa các trường hợp NCTNPT ở các giai đoạn phạm tội khác nhau. Trong các quy định về NCTNPT, ngoài quy định mang tính nguyên tắc

về áp dụng hình phạt là phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào

đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, không có quy định nào cụ thể hoá yêu cầu về việcgiảm nhẹ hình phạt đối với NCTNPT ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt so với trường hợp tội

phạm hoàn thành.

Hai là, quy định về hệ thống chế tài hình sự áp dụng đối với NCTNPT còn bất cập, làm cho việc hưởng quyền của các đối tượng này bị hạn chế. Trong số các hình phạt không tước tự do có thể áp dụng với NCTNPT, có hình phạt chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý cũng như nhu cầu

giáo dục, phục hồi của đối tượng này. Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ

nhất trong hệ thống hình phạt, thể hiện sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội. Sau khi Hội đồng xét xử tuyên án thì hình phạt cũng được thi hành xong. Hình phạt này trong trường hợp cụ thể không phát huy tác dụng đối với NCTNPT vì không có cơ chế theo dõi, hỗ trợ NCTN nhận

thức được lỗi lầm và khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội.

Hiệu quả giáo dục của hình phạt phạt tiền đối với NCTNPT cũng là vấn đề cần suy nghĩ. Hình phạt này “đánh” vào lợi ích vật chất của người phạm

tội, khiến cho người phạm tội không dám tiếp tục phạm tội trong tương lai.

Thực tế hiện nay, một số NCTNPT mặc dù có tài sản riêng nhưng chưaý thức được đầy đủ giá trị của đồng tiền, chưa nhận thức được những vất vả, khó

nhọc để kiếm ra đồng tiền. Việc áp dụng hình phạtphạttiền đối với những đối tượngnày vì thế không thực sự hiệu quả.

Ba là, hệ thống chế tài áp dụng đối với NCTNPT còn mang nặng tính

giam giữ. Trong số các chế tài có thể áp dụng đối với NCTNPT, chỉ có hai

chế tài có thể áp dụng đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi và cả

hai chế tài này đề là chế tài tước tự do, đó là đưa vào trường giáo dưỡng hoặc

tù có thời hạn. Lý do là bởi đối tượng này chỉ bị truy cứu TNHS khi phạm tội

rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, mà đối với những tội

phạm này thì luật lại không quy định các chế tài không tước tự do. Thực tiễn

cho thấy, cótrường hợp NCTNPT đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, không nhận

thức được đầy đủ hậu quả do hành vi của mình có thể gây ra, ví dụ như cắt

trộm đường dây điện thoại. Cũng có trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do

cố ý nhưng lần đầu, do thiếu kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng kiềm chế

nóng giận, giải quyết xung đột một cách hoà bình, v.v. Đối với những trường

hợp như vậy, nếu chúng ta có những chế tài không tước tự do và phát huy vai trò của các thành tố trong cộng đồng như dòng họ, hàng xóm láng giềng, tổ

dân phố, Đoàn Thanh niên... để kèm cặp, giáo dục thật chặt chẽ, lôi cuốn đối tượng này vào các hoạt động bổ ích ngay tại cộng đồng, kết hợp giữa giải

quyết những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phạm tội với giúp họ hàn gắn

những mối quan hệ với người bị hại, với chính gia đình và cộng đồng của

mình đã bị dạn nứt do hành vi phạm tội gây ra, thì có lẽ không cần phải đưa vào trường giáo dưỡng hay trại cải tạo - một môi trường hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách củaNCTN trong tương lai.

Đối với NCTNPT từ đủ 16 tuổi trở lên, mặc dù hai phần ba trên tổng số

tài này đối với NCTNPT lại khá hạn chế. Đây chính là nguyên nhân khiến

Toà án ngần ngại áp dụng những hình phạt này vì hiệu quả giáo dục, phục hồi chưa cao của một số hình phạt không tước tự do như đã phân tíchở trên.

Bốn là, quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với NCTNPT mới chỉ

dừng lại ở việc khống chế mức hình phạt tối đa mà chưa xác định mức hình phạt tối thiểu. Rõ ràng các quy định này thiếu tính cụ thể dẫn đến việc xác định mức hình phạt tù tối thiểu được áp dụng đối với NCTNPT trong các trường hợp cụ thể không thống nhất.

Năm là, trong các quy định về quyền của NCTNPT không có quy định

về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS 1999 nên Điều 47 quy định về vấn đề này sẽ được vận dụng chung cho cả NCTNPT và người đã thành niên phạm tội. Vấn đề nảy sinh ở đây là, do cùng sử dụng chung khung hình phạt được quy định trong các điều luật về tội phạm cụ thể, để giảm nhẹ

hình phạt theo mọi tiêu chí sẽ dẫn đến bất hợp lý trong giới hạn giảm nhẹ hình phạtkhi vận dụng Điều 47 BLHS 1999 đối với NCTNPT. Điều này không thể

hiện tính đặc thù về quyền của NCTNPT được hưởng trong việc quyết định

hình phạt nhẹ hơn quy định của pháp luật hình sự.

Sáu là, pháp luật hình sự chưa cụ thể hóa các mức hình phạt tương ứng

với tính chất mức độ phạm tội đối với NCTNPT. Tại Điều 74 BLHS chỉ quy định mức hình phạt tù có thời hạn cho 2 nhóm độ tuổi (từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi và từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi), đã tạo nên sự không hợp lý, nhiều trường hợp gây bức trong xã hội khi đặt các trường hợp phạm tội của NCTN

cạnh nhau. Ví dụ như trường hợp của Lê Văn Luyện (Bắc Giang) thực hiện

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gây hậu quả đặc biệt lớn (3 người chết, 1 người bị thương, tài sản bị chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng) khi đối tượng này

đã gần đủ 18 tuổi. Còn trong những trường hợp khác, cũng thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ gây hậu quả 1 người chết, nhân thân tương

Bảy là, pháp luật về quyền của NCTNPT khi quy định về miễn, giảmchế

tài hình sự đối với NCTNPT thể hiện rõ quan điểm hạn chế tối đa thời gian

NCTNPT phải ở trong trường giáo dưỡng và trại cải tạo. Tuy nhiên, chưa có

quy định nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục, phục hồi, ngăn ngừa tái phạmcủa các đối tượng này. Bởi vì, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù còn lại,

chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng đều theo hướng không có ràng buộc đối với NCTN được trả tự do và những yếu tố nguy cơ, nguyên nhân, điều

kiện phạm tội của NCTNPTchưa được giải quyết đầy đủ, NCTNPT được trả

tự do mà không có ràng buộc sẽ dễ quay trở lại con đường vi phạm pháp luật.

Tám là, mặc dù trong pháp luật hình sự đã có quy định về miễn TNHS

đốivới NCTNPT ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại không lớn, được gia đình, cơ quan, tổ chức nhậngiám sát, giáo dục và đây chính là con đường

mà NCTNPT được hưởng quyền không bị xử lý chính thức và giao cho gia

đình, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục. Trên thực tế, biện pháp này còn ít

được áp dụng do thiếu hướng dẫn cụ thể về cách thức giám sát, giáo dục.

Pháp luật cũng chưa quy định hậu quả pháp lý đối với trường hợp NCTN

được áp dụng chế tài này, nhưng lại tiếp tục có những hành vi vi phạm pháp

luật, không tuân thủ sự giám sát, giáo dục của gia đình, cơ quan, tổ chức.

Thứ hai, nhữ ng hạ n chế , bấ t cậ p củ a pháp luậ t về quyề n củ a NCTNPT trong các quy phạ m pháp luậ t tố tụ ng hình sự

Đánh giá quyền của NCTNPT trong các quy định của pháp luật tố tụng

hiện nay có thể khái quát ở những điểm sau đây:

Một là, một sốquy định trongcác văn bản pháp luật tố tụng hình sự chưa tương thích với các chuẩn mực quốc tế về các quyền được đảm bảo lợi ích tốt

nhất của trẻ em, quyền không biệt đối xử, quyền sống còn, phát triển của

NCTNPT. Chẳng hạn, hiện nay pháp luật về quyền của NCTNPT chưa có quy định về quyền được học văn hóa, được chăm sóc đầy đủ và cung cấp dinh

dưỡng phù hợp với lứa tuổi trong trường hợp NCTNPT bị tạm giam.

Hai là, Việt Nam chưa có hệ thống tư pháp dành riêng cho NCTN nói

một số điều luật áp dụng riêng với NCTNPT. Tuy nhiên các quy định này lại chưa chi tiết và chưa quy định một cách cụ thể NCTNPT được hưởng quyền

gì. Quyền của NCTNPT được hiểu gián tiếp thông qua các nghĩa vụ, trách

nhiệm, yêu cầu đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể liên quan.

Ba là, một số quy phạm pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định đầy đủ,

cụ thể về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và quyền riêng tư của

NCTNPT. Quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm và quyền riêng tư của người phạm tội còn khá chung chung, áp dụng cho cả NCTNPT và người đã thành niên. Quyền riêng tư của NCTNPT được thể hiện rõ nhất trong quy định

về việc xét xử kín. Tuy nhiên quy định này thực tế chưa thể bảo đảm quyền riêng tư của NCTNPT bởi lẽ, vẫn có thể xét xử công khai, vẫn thông tin trực

tiếp về nhân thân và hìnhảnh của NCTNPT cho các cơ quan truyền thông.

Bốn là, quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thể hiện một

số điểm bất cập, hạn chế về quyền của NCTNPT, cụ thể: Các văn bản pháp luật tố tụng mới chỉ hạn chế gia hạn tạm giam mà chưa có quy định về thời

hạn tạm giam rút ngắn đối với NCTNPT. Công ước quyền trẻ em khẳng định

rằng, việc giam giữ hay bỏtù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật

và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn

nhất [35]. Tuy nhiên, việc áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất chưa được thể hiện, điều này có nghĩa rằng, khi NCTNPT bị áp dụng biện pháp tạm giam thì “bình đẳng” như đối với người đã thành niên về thời hạn tạm giam. Đây

chính là biểu hiện của sự không phù hợp trong các quy định về quyền của

NCTNPT so với các chuẩn mực quốc tế; đồng thời chưa thể hiện chính sách đối xử đặc biệt đối với NCTNPT về vấn đề nàyở Việt Nam.

Hạn chế của BLTTHS hiện hành là chưa quy định về chế độ tạm giam

NCTNPT (dù chỉ là quy định mang tính nguyên tắc). Thực tế chưa có sự phân

hoá điều kiện, tiêu chuẩn mà NCTN và người thành niên được hưởng khi bị

Ngoài biện pháp ngăn chặn nêu trên, NCTNPT còn có thể được áp dụng

các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại Điều 91, 92, 93 của BLTTHS 2003.

Tuy nhiên các biện pháp ngăn chặn khác này lại chưa được quy định cụ thể được áp dụng như thế nào đối với NCTNPT, có giống như đối với người đã thành niên phạm tội không, biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú có được linh hoạt

áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam đã được áp dụng trước đó không v.v, những vấn đề này chưa được các nhà làm luật quy định cụ thể. Xét ở khía cạnh ưu tiên, đây là những biện pháp cần được áp dụng đối với NCTNPT để thay thế

các biện pháp tạm thời hạn chế quyền tự do củahọ.

Năm là, quy định về quyền của NCTNPT được nhờ người bào chữa trong BLTTHS 2003 chưa hợp lý. Các Điều 48, 49, 50, 57 BLTTHS 2003 quy định quyền của bị can, bị cáo là NCTN hoặc người đạidiện hợp pháp của các đối tượng này được nhờ người khác bào chữa. Tuy nhiên trong bối cảnh

thực tế đang tạm giam, các đối tượng này khó có thể lựa chọn được người bào chữa. Còn người đại diện hợp pháp của họ có thể lựa chọn người bào chữa nhưng thường gặp khó khăn liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận cho người bào chữa. Do vậy quy định này chưa hợp lý, mang tính hình thức, khó

thực hiện được trên thực tế.

Sáu là, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền của NCTNPT được tiếp cận kỹ năng làm việc thân thiện. Điều này rất có ý nghĩa đối với

NCTNPT. Thông qua kỹ năng tiếp cận thân thiện của người tiến hành tố tụng

làm giảm bớt những tác động tiêu cực của hệ thống tư pháp tới sự phát triển

về tâm lý xã hội và phúc lợi của NCTN. Cần thiết phải quy định một số tiêu chuẩn nhất định trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự để từ đó NCTNPT được làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng trong không gian,

bầu không khí và những điều kiện thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của họ.

Bảy là, quyền được giữ bí mật thông tin cá nhân (riêng tư) của NCTNPT quy định tại Điều 307 BLTTHS 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ

một nguyên tắc bắt buộc đối với các vụ án có NCTNPT trong tố tụng hình sự

Việt Nam. Quy định về xét xử kín nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với

việc giữ kín thông tin về NCTNPT bởi vẫn phải tuyên án công khai. Đồng

thời, cũng chưa có quy định về hạn chế việc nhận dạng NCTNPT trên các

phương tiện thông tin đại chúng.

Cũng liên quan đến vấn đề xét xử kín và quyền riêng tư của NCTNPT,

hình thức xét xử lưu động vụ án có NCTNPT để tăng tính giáo dục, răn đe chung theo quy định hiện nay đã vi phạm quyền về đời tư của NCTN. Cho dù

quy định về xét xử lưu động đối với NCTNPT đã hạn chế phạm vi áp dụng nhưng vẫn chưa triệt để, bởi trong quy định này vẫn dự kiến khả năng tổ chức

xét xử lưu động những vụ án có NCTNPT trong trường hợp cần giáo dục,

tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

Tám là, quy định về sự tham gia của đại diện gia đình NCTNPT, nhà

trường, các tổ chức xã hội… vào quá trình tố tụng nói chung, đặc biệt vào việc

xét xử chưa cụ thể và chưa thống nhất với một số quy định khác. Tại khoản 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)