Khái niệm người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 34)

* Người chưa thành niên

Thuật ngữ NCTN được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học. Tuy nhiên, thuật ngữ

NCTN chưa được thống nhất, tùy theo góc độ, lĩnh vực mà thuật ngữ này

được hiểu khác nhau.

Theo nhà tâm lý học G.Stanley Hall, thời kỳ chưa thành niên là thời kỳ quá độ tuổi trẻ em chuyển lên người lớn và là thời kỳ gắn liền với những xung đột, xáo trộn tâm trạng, nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn

hoặc đang trưởng thành [32].

Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về áp dụng pháp luật với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) không đưa ra khái niệm về NCTN mà chỉ đưa ra thuật

ngữ “người ít tuổi”. Theo Quy tắc số 2.1 mục a của Quy tắc Bắc Kinh thì

“NCTN là người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo phương thức khác với xét xử người lớn” [34]. Quy tắc của

LHQ về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 14/12/1990, có ghi nhận tại Quy tắc số 11 mục a rằng, NCTN là

người dưới 18 tuổi, giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của NCTN.

Như vậy, các văn bản pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm,

sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần mà trực tiếp hoặc gián tiếp ghi

Ở Việt Nam, theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm NCTN được hiểu như sau:

“NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân”[81, tr.1114]. Khái

niệm đã chỉ rõ, NCTN là người chưa hoàn thiện cả về thể lực, trí lực lẫn tinh

thần.Do sự phát triển chưa hoàn thiện mà NCTN chưa tự mình thực hiện quyền

cũng như chưa thể tham gia một cách đầy đủ, chủ động vào các quan hệ pháp

luật làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ cụ thể từ các quan hệ pháp luật đó.

Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét quan niệm NCTN theo Từ điển tiếng Việt thì rất khó xác định phạm vi đối tượng cụ thể trong cơ cấu dân số là NCTN. Theo quan niệm này, yếu tố để xác định đối tượng là NCTN hoàn toàn phụ thuộc

vào dấu hiệu sự phát triển về tâm sinh lý, nhận thức. Dấu hiệu này được xác định bởi yếu tố định tính, còn yếu tố định lượng (có thể coi độ tuổi là yếu tố định lượng) chưa được xác định. Pháp luật Việt Nam hiện hành, độ tuổi của

NCTN đã được thống nhấttrong BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật

khác. Các văn bản pháp luậttrên quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi.

Như vậy về độ tuổi, NCTN là người chưa đủ 18 tuổi. Đây có thể coi là giới hạn trên (tối đa) của tuổi chưa thành niên, còn giới hạn dưới (tối thiểu) thông thường là 0. Ở độ tuổi này, những đặc điểm về tâm sinh lý của NCTN

có những biểu hiện khá phức tạp và mang những đặc trưng riêng tuỳ theo

từng giai đoạn của sự phát triển. Qua việc nghiên cứu những đặc trưng về

tâm, sinh lý, xã hội của NCTN, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt của

NCTN so với người thành niên:

- NCTN là người chưa phát triển đẩy đủ về thể chất. Sự phát triển này biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan… Điểm khác biệt này là do nhân tố sinh học.

- NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ và tâm sinh lý. Cũng

là quá trình sinh học, bộ não của nhóm đối tượng này phát triển cùng với sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển về thể chất.

là ranh giới để phân biệt họ với người thành niên. Theo đó người chưa đủ 18 tuổi là NCTN, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Còn người từ đủ

18 tuổi trở lên, về nguyên tắc có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

Tóm lại, NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

* Người chưa thành niên phạm tội

Điều 40(1) Công ước quyền trẻ em đề cập đến NCTNPT là trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Điều 37 còn đề cập đến khái niệm trẻ em

bị tước tự do. Khái niệm này có thể được hiểu (tương đương với) là NCTNPT bị tước tự do. Ngoài các khái niệm trên, một thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng bởi một số cơ quan nhân quyền LHQ và tổ chức quốc tế khác, đó là trẻ em làm trái pháp luật, NCTN vi phạm pháp luật. Theo UNICEF, NCTN làm trái với pháp luật là những người dưới 18 tuổi phải làm việc với

hệ thống tư pháp do bị nghi ngờ hay bị cáo buộc là phạm tội. Cũng có quan điểm cho rằng, NCTN vi phạm pháp luật hay làm trái pháp luật được hiểu là

“những người dưới 18 tuổi đã thực hiện, hoặc bị tố cáo là đã thực hiện một

hành vi vi phạm pháp luật (hành chính hoặc hình sự)” [90]. Như vậy, khái

niệm NCTN vi phạm pháp luật có nội hàm rộng hơn khái niệm NCTNPT, do

vi phạm pháp luật không có nghĩa chỉ bao gồm pháp luật hình sự, và không có nghĩa trong mọi trường hợp sẽ dẫn đến hậu quả là NCTN bị truy cứu TNHS và bị xác định là phạm tội như với trường hợp NCTNPT.

Ở Việt Nam, NCTNPT là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong luật hình sự và tố tụng hình sự. BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có một

chương riêng (chương X): Những quy định đối với NCTNPT. BLTTHS năm

2003 cũng đề cập đến khái niệm NCTNPT trong nhiều quy định của Chương

XXXII (Thủ tục tố tụng với NCTN). Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật vẫn

chưa nêu ra một định nghĩa chính thức về NCTNPT.

Theo GS.TSKH Lê Cảm và TS. Đỗ Thị Phượng thìNCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực TNHS chưa đầy đủ, do hạn chế bởi

các đặc điểm tâm sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm [13]. Quan niệm này chủ

yếu vẫn nhắc lại quy định của pháp luật và đưa ra khái niệm trên cơ sở độ tuổi

của NCTN và tiếp cận ở góc độ hẹp- tội phạm học.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, người phạm tội là “người có đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm” [86, tr.36]. Người phạm tội có thể đã hoặc chưa thành niên, trong đó NCTNPT là một dạng đặc thù của người phạm tội nói chung, ranh giới ngăn cách NCTNPT và người thành niên phạm tội là 18 tuổi tròn [114, tr.311]. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị coi

là tội phạm, họ được xem là những người đã thành niên phạm tội, còn người chưa đủ 18 tuổi mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm

thì sẽ được xem là NCTNPT.

Theo Điều 12 BLHS 1999, NCTNPT chỉ bao gồm những người từ đủ 14

tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Việc quy định về NCTNPT trong luật hình sự trước hết có ý nghĩa xác định ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi không phải là tội phạm do họ thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả NCTN từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều

bị coi là tội phạm. Luật hình sự quy định cụ thể, một người nếu chưa đủ 14

tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc một người từ đủ 14 nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất

nghiêm trọng với lỗi vô ý thìđều không phải chịu TNHS.

Như vậy, NCTNPT được quy định trong luật hình sự chủ yếu nhằm xác định tội phạm đối vớihành vi do NCTN thực hiện, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác cần áp dụng với NCTNPT cho phù hợp với tính chất, mức độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã thực hiện trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lí của họ vào thời điểm họ phạm tội. Do đó, NCTNPT có thể

là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm

Từ những phân tích trên có thể hiểu NCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, có lỗi và phải chịu hình phạt.

2.1.1.2. Khái niệ m quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i

Tổ chức Radda Barnen quan niệm, quyền là những điều mà theo lẽ công bằng và chính đáng một người phải được hưởng hoặc được làm [4, tr.16].

Theo Từ điển tiếng Việt, “Quyền” được hiểu là: Điều mà pháp luật hoặc

xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (quyền công dân,

quyền bầu cử và quyền ứng cử); Những điều do địa vị hay chức vụ mà được

làm [113, tr.815]. Cho dùở nghĩa thứ nhất hay nghĩa thứ hai, thì quyền vẫn là những gì mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm,

được yêu cầu, là khả năng xử sự nhất định của chủ thể nào đó, là khả năng

được hưởng, được làm, được yêu cầu từ các chủ thể khác.

Trong lịch sử, phản ứng của xã hội và pháp luật đối với NCTN thực hiện

hành vi phạm tội có lúc rất gay gắt. Trước đây, nhiều nước trên thế giới, trong

luật hình sự không có sự phân biệt giữa NCTNPT hay người đã thành niên phạm tội. Thực tế, cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều chưa có

một định nghĩa về quyền của NCTNPT. Khái niệm này được đa số hiểu thông

qua các quyền cụ thể của NCTN trong hình sự và tố tụng hình sự. Xét về lịch sử,quyền của NCTNPT là một thuật ngữ mới xuất hiện.

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia của các nước đều có những quy định hạn chế nhất định về quyền và tự do ở mức độ phù hợp, cần thiết để bảo

vệ chế độ, đạo đức, sức khỏe và các quyền của người khác, phù hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng của nhà nước.Hành vi phạm tội của NCTN là vi phạm nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật [47, điều 79], hành vi ấy

phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi Nhà nước xử lý NCTN có hành vi phạm tội, NCTN vẫn là con người, là công dân có những

quyền của mình. Nguyên nhân phạm tội của NCTN được giải thích từ nhiều lý

Mục đích của việc quy định các quyền này là để bảo vệ NCTNPT trong

tất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng; đặc biệt là để ngăn ngừa những hành

động tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục, cũng như sự bỏ mặc, thờ ơ của các chủ thể các liên quan. Về bản chất, quyền của NCTNPT cũng là quyền con người, quyền công dân nhưng được áp dụng với nhóm đối tượng là

NCTN đang đối mặt với Nhà nước và chế tài hình sự. Quyền của NCTNPT có

thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng: Quyền của NCTNPT được xác định từ khi NCTN thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm xét theo quy định của Luật

hình sự và bị khởi tố cho đến khi thi hành xong hình phạt theo quy định của pháp

luật hình sự tương ứng với hành vi phạm tội của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo nghĩa này, quyền của NCTNPT được thể hiện trong tất cả các quy định của pháp luật kể từ lúc NCTN thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế và bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh quan hệ

pháp luật cho đến khi người đó thực hiện xong các chế tài hình sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với họ. NCTN khi thực hiện hành vi phạm tội, họ có thể là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự, nhưng họ

cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách pháplý cụ thể như: người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành bản án, quyết định có hiệu

lực của Tòa án. Trong toàn bộ quá trình này, khi tham gia vào các quan hệ pháp

luật NCTNPT cũng có các quyền như quyền được ăn, ở, quyền không bị xâm

phạm về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền được bảo vệ không bị đánh đạp, tra tấn, dùng nhục hình, quyền được thông tin, quyền được thăm nuôi… Vì thế trong mỗi tư cách nêu trên, NCTN đều có quyền theo quy định của pháp luật.

Luận án này nghiên cứu quyền của NCTNPT trong tất cả các tư cách nêu trên.

Theo nghĩa hẹp: Quyền của NCTNPT được xác định khi NCTN thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS bị tòa án kết

tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật và cho tới khi thi hành xong bản án. Theo nghĩa này, bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa có bản án

Trong luận án này, nghiên cứu sinh xin được hiểu theo nghĩa rộng và có thể đưa ra khái niệm như sau: Quyền của NCTNPT là quyền của người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được hưởng, được làm và được bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc gia và luật nhân quyền quốc tế kể từ khi người đó có bị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án cho tới khi thi hành xong bản án hình sự.

2.1.2. Khái niệm pháp luật về quyền của người chưa thành niên

phạm tội

Cũng như các quốc gia trên thế giới tội phạm do NCTN thực hiện tồn tại

khá lâu trong lịch sử dân tộc ta. Nghiên cứu pháp luật thời kỳ phong kiến, điển hình là bộ Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) và bộ Hoàng Việt

luật lệ (Bộ luật Gia Long) có đề cập đến chính sách hình sự nhân đạo đối với

NCTNPT. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa non trẻ đã bắt tay vào xây dựng hệ thống pháp luật để điều

chỉnh các quan hệ xã hội mới, trong đó đã chú ý đến việc thiết lập hành lang

pháp lý để bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự.

Điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà nước với người phạm tội được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt

pháp luật về quyền của NCTNPT dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh giữa Nhà nước (đại diện cho Nhà nước là các cơ quan Công an, Kiểm sát,

Tòa án) với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT như các quyền về ăn, ở, quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền được

thông tin, quyền được học tập, quyền được tham gia... Ngoài ra, quyền của

NCTNPT một mặt, để bảo vệ quyền, lợi ích của các đối tượng này khi tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; mặt khác,là hành lang pháp lýđể

các chủ thể có thẩm quyền trong phạm vi theo luật định tiến hành xử lý hành vi phạm tội của các cá nhân trong đó có NCTN.

Nhà nước ta trong thời gian qua đã ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật để quy định cụ thể về quyền của NCTNPT như BLHS, BLTTHS, Luật thi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 34)