Có nhiều điều ước quốc tế về quyền của NCTN ra đời trong hơn nửa thế
kỷ qua và việc tăng cường bảo vệ các quyền của NCTNPT cũng là một khía
cạnh quan trọng trong hoạt động của các cơ quan và chương trình của LHQ. Trong cácđiều ước quốc tế và các chương trình của LHQ về vấn đề trẻ em sử
dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và NCTN. Trong một số văn bản, khái
niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh, thiếu niên. Trong quan hệ với
Nội dung các điều ước trên có tính đến sự đa dạng và cơ cấu pháp luật
của các quốc gia, phản ánh mục đích và tinh thầngiải quyết vấn đềNCTNPT. Quy tắc Bắc Kinh chỉ ra những mục đích của việc áp dụng pháp luật với
NCTN và việc xử lý đối với NCTNPT luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh
của NCTN và mức độ của tội phạm. Liên quan đến thủ tục xét xử, quy tắc này cho rằng, một NCTN bị quy là phạm tội được hưởng quyền xử lý đúng theo
luật định và quyền được hưởng sự đối xử đặc biệt, kể cả sự cần thiết phải tiến
hành tố tụng trong một bầu không khí hiểu biết, bảo đảm sự có mặt của cha
mẹ, tôn trọng quyền riêng tư của NCTN; yêu cầu phải có những người được đào tạo chuyên sâu tham gia tố tụng để giải quyết vụ án. Quy tắc của LHQ về
bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do quy định các nguyên tắc cụ thể áp dụng đối
với tất cả các hình thức giam giữ; phải tách riêng những NCTN và người lớn trong cùng các cơ sở giam giữ. Đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do không chỉ xác định các quyền mà còn quy định cách đối xử
với họ khi phạm tội. Sự tôn trọng các quyền của NCTN cũng là bộ phận khăng khít của công tác quản lý, giáo dục người phạm tội chưa thành niên .
Pháp luật và thông lệ quốc tế đã quy định một khuôn khổ pháp lý cụ thể
về vấn đề NCTN vi phạm pháp luật hình sự. Mục đích của việc đưa ra những quy định này nhằm xác định những tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc về những
quyền phải được tôn trọng đối với NCTNPT.
Trong Công ước quyền trẻ em tại Điều 37 và Điều 40 quy định các quyền và bảo vệ cơ bản bắt buộc áp dụng dành cho NCTN như: Cấmsử dụng
nhục hình hoặc bất cứ biện pháp xử lý hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hoặc
hạ thấp nhân phẩm đối với NCTNPT; không áp dụng hình phạt tử hình hoặc
tù chung thân đối với các hành vi phạm tội do người chưa đủ 18 tuổi thực
hiện[35, Điều 37].
Cũng tại Điều 40 của Công ước này quy định quyền của NCTNPT và thiết lập những bảo vệ và tiêu chuẩn cho việc quản lý như:NCTNPT được đối
xử theo cách thức phù hợp về nhân cách và phẩm giá, tăng cường sự tôn trọng đối với các quyền con người và tự do cơ bản của người khác (có tính đến lứa
tuổi); Quyền của NCTNPT được tôn trọng suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Sự bảo vệ cơ bản này bao gồm các quyền như: Được
giả định vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng đã phạm tội theo pháp luật; Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội; Được trợ
giúp pháp lý hoặc những giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lý lẽ
bào chữa của mình; Không bị ép buộc phải khaihoặc nhận tội, được thẩm vấn
hoặc nhờ người thẩm vấn những ngườilàm chứng chống lại mình,đượcmời và thẩm vấn những người làm chứng cho mình; Quyền đòi hỏi một nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn, độc lập, vô tư xét lại phán
quyết cũng như những biện pháp bị áp dụng theo quy định của pháp luật; Được giúp đỡ không mất tiền của một người phiên dịch; Quyền riêng tư của
NCTNPT được tôn trọng đầy đủ trong suốt quá trình tố tụng.
Công ước quyền trẻ em cũng quy định các quốc gia thành viên xác định
một độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó, NCTN được coi là không có khả năng phạm tội để hình thành các biện pháp xử lý với những đối tượng này mà không cần đến các thủ tục tư pháp, với điều kiện các quyền con người và những bảo vệ cơ bản về pháp lý được tôn trọng đầy đủ. Công ước này yêu cầu
các quốc gia thành viên có những biện pháp khác nhau như buộc tiếp nhận chăm sóc, chỉ dẫn, giám sát, tham vấn, thử thách, đỡ đầu, các chương trình giáo dục và dạy nghề hay các biện pháp thay thế khác để thay thế chăm sóc
tập trung, nhằm đảm bảo NCTNPT được đối xử phù hợp với phúc lợi và
tương xứng với hoàn cảnh cá nhânvà hành vi phạm tội của họ[35, Điều 40]. Cùng với Công ước quyền trẻ em, có các quy định khác về phòng ngừa
và đối xử với nhữngNCTNPT, gồm:
Thứ nhất, Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về việc ápdụng pháp luật đối vớiNCTN (Quy tắc Bắc Kinh).
Quy tắc Bắc Kinh quy định hoạt động tư pháp đối với NCTN phải chú trọng đến phúc lợi và phải bảo đảm đối xử phù hợp vớitính cách và tội phạm mà người đó gây ra. Những biện pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc
của các cơ quan và tổ chức trong thể chế phải nhằm đảm bảo cho NCTNPT
được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi và tương xứng với tình cảm và tội
phạm mà đối tượng đã thực hiện. Quy tắcnày yêu cầu vấn đề hạnh phúc và sự
cải tạo của NCTNPT phải là mục đích chính. Những hình thức như răn đe được xem xét để quyết định thời hạn của bản án áp dụng đối với NCTNPT trong thời hạn không quá dài, không phù hợp với phúc lợi và việc cải tạo.
Một đóng góp quan trọng khác của Quy tắc Bắc Kinh là sự thừa nhận
việc xử lý NCTNPT mà không cần phải đưa ra toà án. Cần cân nhắc, suy tính
bất cứ khi nào thích hợp để xử lý NCTNPT không dùng đến hình thức xét xử
chính thức (quy tắc số 11); Việc miễn TNHS nhằm tránh đưaNCTNPT ra toà vì việc xét xử có thể gây chấn thương về tâm lý và mặc cảm xấu hổ.
Liên quan đến quyền của NCTNPT trong thủ tục xét xử, Quy tắc khẳng định, NCTN bị quy là phạm tội được hưởng quyền được xử lý đúng theo pháp
luật và quyền được hưởng sự đối xử đặc biệt, tôn trọng những quyền riêng tư; yêu cầu phải có những người được đào tạo chuyên sâu để giải quyết vụ án.
Quy tắc đã đưa ra chính sách xét xử khi xét xử NCTNPT là: Hình thức
giam giữ để chờ xét xử chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng, trong thời gian ngắn nhất có thể [36, 13(1)]; không một NCTNPT nào bị tách khỏi
sự giám sát của cha mẹ, trừ khi điều đó cần thiết phải làm như vậy [37, 18(2)]; việc đưa NCTNPT vào một trại giam luôn là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn tối thiểu cần thiết[34, 9].
Thứ hai, Hướng dẫn của LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN
(Hướng dẫn Riát).
Hướng dẫn Riát đưa ra cách tiếp cận phòng ngừa tội phạm tích cực và toàn diện, trong đó coi NCTN là trung tâm. Cách tiếp cận này hướng tới giải
quyết các nguyên nhân xã hội căn bản dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN.
Theo đó, phòng ngừa NCTNPT bao gồm việc giải quyết các hoàn cảnh tiêu cực của NCTN thông qua cơ quan chức năng và cơ chế kiểm soát xã hội, dựa
Chiến lược phòng ngừa NCTNPT tốt nhất là có nhiều biện pháp để thúc đẩy
quyền của NCTN và tăng cường sự phát triển cộng đồng. Để làm được điều
này cần đầu tư vào giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho NCTN phù hợp với
kinh tế thị trường và sở thích cá nhân. Việc này đòi hỏi phải có sự hợp tác
giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên các lĩnh
vực tư pháp, phúc lợi xã hội, y tế, sức khỏe, giáo dục, lao động và việc làm.
Thứ ba, Quy tắc của LHQ về việc bảo vệ NCTN bị tước tự do.
Quy tắc này đưa ra các hướng dẫn đầy đủ và toàn diện về điều kiện và việc đối xử với NCTNPT bị tước tự do. Quy tắc này được áp dụng với tất cả
những NCTN bị đưa vào các cơ sở quản lý giáo dục tập trung (trại giam, trại
cải tạo, trung tâm giáo dục) theo lệnh của bất kỳ cơ quan tư pháp, hành chính
hoặc cơ quan công quyền nào.
Trọng tâm của Quy tắc này là đảm bảo việc tước tự do không dẫn đến vi phạm hoặc tước các quyền khác mà NCTNPT được hưởng theo Công ước
quyền trẻ em. Quy tắc này nhấn mạnh: NCTNPT bị tước tự do có quyền sử
dụng những phương tiện và dịch vụ đáp ứng tất cả các yêu cầu về sức khỏe và phẩm giá con người; NCTNPT bị tước tự do có quyền được cung cấp đầy đủ
thực phẩm, nước uống sạch, chỗ ngủ sạch sẽ, quần áo phù hợp với thời tiết,
cũng như việc phòng bệnh và chữa bệnh; NCTNPT bị tước tự do được tiếp
cận các hoạt động vui chơi giải trí có ý nghĩa cho việc phục hồi, tái hòa nhập
và phát triển của mình; NCTNPT bị tước tự do có quyền hưởng sự giáo dục và được đào tạo nghề để chuẩn bị việc làm trong tương lai; Nhân viên ở các cơ sở quản lý giáo dục tập trung được đào tạo về cách đối xử phù hợp với
NCTNPT bị tước tự do; NCTNPT bị tước tự do được hỗ trợ khi họ trở về với gia đình và xã hội, được tạo điều kiện đi học và tìm việc làm sau khi chấp
hành xong biện pháp giáo dục.
2.3.2. Pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền của người chưa thành niên phạm tội
Thực tế các quốc gia trên thế giới cho thấy đều tồn tại hiện tượng
khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật của mỗi nước.
Cùng với luật pháp quốc tế về NCTNPT, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các quy định về quyền của NCTNPT phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá,
xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước.
Thứ nhấ t, pháp luậ t Thái Lan về quyề n củ a NCTNPT
Ở Thái Lan, ngày 28/1/1952, Thái Lan đã thành lập Toà án NCTN trung
ương. Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những
NCTN dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật
hình sự. Tuy nhiên, thẩm quyền của Toà án NCTN còn được phép giải quyết
một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của
trẻ em và NCTN. Theo Điều 72 BLHS Thái Lan năm 2003, một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật quy định.
Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Toà án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào
một trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà
Toà án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó [104,
Điều 72].
NCTN từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc
biệt. Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Toà án bao giờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó [104, Điều 75]. NCTNPT bị bắt, phải được đưa ngay tới trại giam giữ trong vòng 24 giờ và trong vòng 30 ngày tạm giữ công tố viên phải hoàn thành thủ tục và
đưa ra xét xửtại Toà án NCTN (Điều 50 và 51 Luật tổ chức Toà án NCTN và
gia đình 1991 Thái Lan). Trong quá trình giam giữ NCTNPT vẫn được chăm
sóc và bảo vệ tốt. Các em được chăm sóc và kiểm tra sức khoẻ không mất
tiền. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra hoàn cảnh gia đình, môi trường
sống... liên quan đến đối tượng này. Những hoạt động này được tiến hành nhanh chóng nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tước quyền tự do chưa chính thức của NCTNPT; đồng thời có những thông tin chính xác về
Hội đồng xét xử NCTNPT gồm hai thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân và bắt buộc một trong hai hội thẩm phải có một hội thẩmlà nữ. Phiên toà xét xử
phải được xử kín và chỉ có những đối tượng sau mới được tham dự phiên xét xử: NCTN với tư cách bị cáo; người bào chữa; cha mẹ hoặc người giám hộ;
cán bộ toà án; công tố viên; bị hại; nhân chứng; người phiên dịch; cán bộ
công tác xã hội; người khác được toà cho phép. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, có
thể kháng cáo, kháng nghị lên phiên toà NCTN của Toà phúc thẩm. Thủ tục
tố tụng của Toà án NCTN ở Thái Lancũng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên sâu
hơn như các nhà tâm lý, y tế, giám sát, công tác xã hội. Mục đích tố tụng với các đối tượng này là tạo cơ hội sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau
cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạtNCTNPT như xử phạt người đã thành niên phạm tội.
Trước đây, pháp luật hình sự Thái Lan quy định áp dụng hình phạt tử
hình đối với NCTN trên 17 tuổi phạm tội. Năm 2003, Thái Lan sửa đổi quy định trên theo hướng cấm tuyên án tử hình hoặc tù chung thân đối với người chưa đủ 18 tuổi vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Mức phạt tù tối đa dành cho đối tượng này là 50 năm tù. Trong trường hợp người phạm tội dưới
18 tuổi nếu bị kết án tử hình hoặc tù chung thân, hình phạt dành cho họ sẽ tự động giảm xuống còn 50 năm tù.
Thứ hai, pháp luậ t Trung Quố c về quyề n củ a NCTNPT
Điều 44 BLHS năm 1979 của Trung Quốc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người chưa đủ 18 tuổi vào thời điểm thực hiện
hành vi phạm tội. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng vẫn có thể bị kết án tử hình và bản án tử hình sẽ được “treo” trong thời hạn hai năm. Nếu phạm nhân thực sự hối hận về hành vi phạm tội của mình thì khi hết hai năm, án tử hình sẽ được giảm xuống
thành tù chung thân. Nếu phạm nhân vừa thực sự hối hận, vừa lập được thành tích, hình phạt sẽ được giảm xuống tù có thời hạn với mức tối thiểu là 15 năm
bằng chứng cho thấy phạm nhân chống lại việc cải tạo một cách rõ ràng thì hình phạt tử hình sẽ được thực hiện.
Đến năm 1997, tại điều 49 BLHS (đã sửa đổi) của Trung Quốc đã cấm
áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa đủ 18 tuổi vào thời điểm thực
hiện hành vi phạm tội. Sửa đổi này của pháp luật hình sự Trung Quốc phù hợp với yêu cầu quốc tế, bởi nước này đã phê chuẩn Công ước quyền trẻ em
vào ngày 31/1/1992 [122]. Để bảo đảm quyền của NCTNPT, Luật tố tụng
hình sự Trung Quốc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cho người tham gia tố
tụng theo trình tự tố tụng hình sự và theo từng loại người tham gia tố tụng. Theo đó, NCTNPT khi bị bắt, bị tạm giữ, bị điều tra, truy tố và xét xử có