Hoàn thiện một số quy phạm pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 125)

chưa thành niên phạm tộitrong pháp luật hình sự

Từ thực tiễn các quy định trong luật hình sự ở nước ta hiện nay, căn cứ vào Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06/8/2011 của Quốc hội khoá XIII về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 433/NQ-UBTVQH13 ngày 30/12/2011 về việc thành lập Ban

sửa đổi BLHS trong Đề cương định hướngsửa đổi, bổ sung BLHS số 7724/ĐC- BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 có nêu sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS vềchính sách hình sự liên quan đến NCTN, đặc biệt là các quy

định nhằm mở rộng điều kiện và phạm vi áp dụng các hình phạt không mang

tính giam giữ đối với NCTNPT; mở rộng khả năng tha tù trước thời hạn có điều

kiện để sớm đưa các em trở về với cộng đồng cũng như khả năng xử lý chuyển hướng đối với NCTNPT; bảo vệ tốt hơn NCTN bị xâm hại [11, tr.5]. Theo đó,

việc tổng kết này nhằm đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực tiễnmột

số quy định của BLHS hiện nay liên quan đến quyền của NCTNPT cần đượcsửa đổi, bổ sung những vấn đềsau:

Thứ nhấ t, sử a đổ i, bổ sung quyề n củ a NCTNPT trong các quy đị nh về nguyên tắ c xử lý đố i vớ i NCTNPT

Xuất phát từ đường lối vận động, giáo dục thanh thiếu niên của Đảng và

Nhà nước, từ những đặc điểm tâm- sinh lý của NCTNPT và trên cơ sở những

kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện,

cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam, các nhà làm luật nước ta đã quy định toàn diện và thống nhất trong Điều 69 BLHS những nguyên tắc cơ bản có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt quá trình khi xử lý NCTNPT. Đặc biệt, để tăng cường khả năng áp dụng các hình phạt không

phải là hình phạt tù, hạn chế áp dụng hình phạt tù, đồng thời sửa đổi, bổ sung

các nguyên tắc xử lý NCTNPT theo hướng phù hợp hơn với Công ước quyền

trẻ em và những chuẩn mực quốc tế khác của LHQ, do đó, Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009 của Quốc hội đã bổ sung theo

hướng nhấn mạnh nội dung: khi áp dụng hình phạt đối với NCTNPT cần hạn chế áp dụng hình phạt tù trong nội dung Điều luật này. Tuy vậy, nghiên cứu Điều 69 BLHS cho thấy cómột số vấn đề nên sửa đổi, bổ sung như sau:

Một là, khoản 2 Điều 69 BLHS quy định về nguyên tắc xử lý NCTNPT

nên sửa đổi, bổ sung theo hướng:

- NCTNPT có thể được miễn TNHS cần thu hẹplạilà những người đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong BLHS là tội phạm, không nên quy định chung tất cả

NCTNPT. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 12 BLHS về Tuổi chịu TNHS đã quy

định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về

tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Để bảo đảm thống nhất với khoản 3 Điều 8 BLHSnên sửa câu chữ (từ

chữ gây hại thành chữ thiệt hại) như sau: “tội ít nghiêm trọng, hoặc tội

nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn” vì đã là tội phạm (dù ít nghiêm trọng,

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng), thì trong mọi trường hợp đều gây nguy hại cho xã hội, chứ không thể có “tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng,gây hại không lớn”.

Hai là, khoản 4 Điều 69 BLHS quy định nguyên tắc khi xét xử, nếu thấy

không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTNPT, thì Tòa án áp dụng

một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này nên sửa đổi, bổ sung theo hướng: Cần khẳng định rõ trong quy định của

BLHS rằng, nếu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp đối với

NCTNPT, thì người đó được miễn hình phạt. Trường hợp này thực chất là miễn hình phạt có điều kiện, và kèm theo nó là việc áp dụng một trong các

biện pháp tư pháp hình sự.

Ba là, ghi nhận một số nguyên tắc của pháp luật quốc tế vào nội dung Điều 69 BLHS theo hướng nhân đạo và có lợi hơn cho NCTNPT, phù hợp với

chính sách hình sự của Nhà nước ta, cụ thể:

- Bổ sung nguyên tắc: Lợi ích tốt nhất của NCTN phải là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình xử lý NCTNPT [17]. Trước đó, quá trình thảo luận

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 đã đưa nguyên tắc

này vào Dự thảo, song khi sửa đổi lại không đưa vào. Tác giả cho rằng, đây là quyền cơ bản quan trọng của NCTNPT, đồng thời cũng là nguyên tắc có ý

nghĩa hết sức quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thêm định hướng rõ ràng khi xử lý đối tượng này, sự xem xét, cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng phải dựa trên lợi ích bảo vệ quyền lợi, hạnh phúc và tương lai

Công ước quyền trẻ em là trong tất cả các hành động liên quan đến trẻ em, dù

do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, Tòa án, các nhà chức trách hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ

em phải là mối quan tâm hàng đầu[112, tr.175].

- Bổ sung nguyên tắc: Việc áp dụng biện pháp giam giữ đối với NCTNPT phải luôn là biện pháp cuối cùng và chỉ trong một thời gian cần thiết tối thiểu.

Thực tiễn, có nhiều ảnh hưởng xấu đối với một cá nhân sống trong môi trường

mất tự do, đặc biệt đối với NCTN là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực

nhất. Hơn nữa, các ảnh hưởng tiêu cực không chỉvì mất tự do mà còn vì bị tách

khỏi môi trường xã hội bình thường, đối với NCTN thì thực sự là nghiêm trọng

hơn so với người lớn, bởi họ đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Cũng vì lý do này mà Những Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do đã khuyến nghị tại điểm 2 mục I “Những nguyên tắc cơ bản”

là: Việc tước quyền tự do của NCTN chỉ nên được sử dụng như là một biện

pháp cuối cùng cho một thời gian cần thiết tối thiểu và chỉ nên giới hạn trong

những trường hợp ngoại lệ. Thời gian của biện pháp trừng phạt này cần được cơ quan tư pháp quyết định mà không loại trừ khả năng sớm trả tự do cho

NCTN đó [112, tr.239]. Do vậy, để NCTNPT được hưởng lợi ích tốt nhất, đồng

thời khẳng định rằng giáo dục, phòng ngừa luôn là mực tiêu hàng đầu trong

việc xử lý họ nên bổ sung nguyên tắc này.

- Bổ sung nguyên tắc: Biện pháp xử lý chuyển hướng luôn được ưu

tiên áp dụng trong việc xử lý NCTNPT. Bởi lẽ, với tinh thần chủ đạo trong

việc xử lý NCTNPT là lấy giáo dục là mục đích chính thì việc tạo cơ hội

cho họ tự kiểm điểm, nhận thức được những hành vi sai trái của mình và chịu trách nhiệm về các hành vi đó mà không bị tước tự do, giam giữ và không bị ghi án tích là rất quan trọng. Ngoài các hình thức xử lý hành chính và xử lý hình sự chính thức do pháp luật quy định, hiện nay chưa xác

lập khung pháp lý riêng cho các hình thức xử lý khác mang tính giáo dục,

phòng ngừa xã hội đối với đối tượng đặc thù này. Cho nên, với mục đích

NCTNPT và bị xử lý hình sự hoặc hành chính (như: không có sự liên hệ,

chia sẻ, quan tâm của gia đình, gián đoạn việc học tập, học nghề, bị các

phạm nhân khác xâm hại về thể chất, tinh thần hoặc bị kỳ thị, miệt thị, xa

lánh của xã hội...) thì rất cần thiết để thúc đẩy xây dựng các biện pháp thay

thế (chuyển hướng) trong xử lý họ.

- Bổ sung nguyên tắc: Quyền về các thông tin cá nhân (riêng tư), cũng như quyền trợ giúp pháp lý của NCTNPT trong quá trình xử lý. Bảo vệ

NCTN khỏi những tác động có hại của việc công khai những thông tin của đối tượng này liên quan đến có hay không có hành vi phạm tội có ý nghĩa quan

trọng. Tuy nhiên, BLHS chưa quy định về nguyên tắc bảo vệ sự riêng tư của

NCTNPT trong quá trình xử lý đối với các đối tượng này, trong khi đó,Mục 8 “Bảo vệ sự riêng tư” trong Phần I “Những nguyên tắc chung” trong Quy tắc Bắc Kinh đã ghi nhận rằng, quyền riêng tư của NCTN phải được tôn trọng

trong tất cả các giai đoạn nhằm tránh những tác hại gây ra do sự công khai

hóa quá mức hay do việc dán ảnh truy nã [112, tr.207]. Ngoài ra, quyền được

trợ giúp pháp lý của NCTNPT cũng được khuyến nghị bảo vệ trong Những Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do, đề

cập tại điểm a mục 18 rằng, NCTN cần phải có quyền có luật sư bảo chữa và có quyền yêu cầu sự giúp đỡ pháp lý không phải trả tiền nếu sự giúp đỡ đó có

sẵn, và có quyền thường xuyên tiếp túc với luật sư tư vấn của mình. Những bí

mật và sự riêng tư trao đổi đó phải được bảo đảm [112, tr.242], cũng như bảo đảm quyền có người bào chữa của “trẻ em không nơi nương tựa”, quyền được

quyền trợ giúp pháp lý (Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006) và “bị can, bị cáo là NCTN” bắt buộc phải có người bào chữa (Điều 57 BLTTHS 2003).

- Bổ sung nguyên tắc: Quyền được áp dụng án treo đối với NCTNPT trong quá trình xử lý đối tượng này với tư cách là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện bởi vì, biện pháp này hạn chế áp dụng hình phạt tù, phù hợp với các nguyên tắc xử lý của pháp luật Việt Nam và quốc tế, đồng

thời thực tiễn xét xử cho thấy đã áp dụng tương đối nhiều [14, tr.90], họ chịu

biện pháp chuyển hướng xử lý, giúp NCTNPT nhanh chóng tái hòa nhập với

cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.

Bốn là, về kỹ thuật lập pháp hình sự, tên Chương X BLHS nên đổi

thành: Trách nhiệm hình sự đối với NCTNPT sẽ bao quát và đầy đủ hơn. Hiện

nay, BLHS Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 cũng có một Mục IV

trong BLHS với tên gọi tương tự. Ngoài ra, tên gọi Điều 69 BLHS bao gồm

nhiều nguyên tắc xử lý, nên cần sửa thành “Các nguyên tắc...”; thay cụm từ “án đã tuyên” (khoản 6 Điều 69) thành “án tích” vì căn cứ để tính tái phạm,

tái phạm nguy hiểm (Điều 49) là “đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại

phạm tội”, trong khi đó, án đã tuyên có thể là có tội, có thể là vô tội, có thể được miễn hình phạt. Vì thế, trường hợp nếu một người được Tòa án tuyên vô tội tức là không có tội, còn nếu người đó được Tòa án tuyên miễn hình phạt

thì họ lại đương nhiên được xóa án tích theo quy định chung (đoạn 1 Điều

64). Ngoài ra, nên bổ sung sau cụm từ “tính chất” là cụm từ “mức độ nguy hiểm cho xã hội” (khoản 3 Điều 69 BLHS) cho đánh giá đúng, đầy đủ và chính xác khi làm sáng tỏ vấn đề “tội phạm”.

Thứ hai, sử a bổ i, bổ sung quyề n củ a NCTNPT trong các quy đị nh về các biệ n pháp tư pháp đư ợ c áp dụ ng đố i vớ i NCTNPT

Các biện pháp tư pháp cũng là những biện pháp cưỡng chế về hình sự,

do BLHS quy định. Cùng với hình phạt, các biện pháp tư pháp còn giúp cho việc xử lý tội phạm và người phạm tội được triệt để và toàn diện hơn.Nếu các

biện pháp tư pháp chung có mục đích hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt, thì các biện pháp tư pháp riêng áp dụng đối với NCTNPT lại có mục đích thay thế cho hình phạt với ý nghĩa giáo dục, cải tạo NCTNPT và phòng ngừa tội phạm do

NCTN thựchiện. BLHS hiện hành quy định, Tòa án có thể áp dụngmột trong các biện pháp tư pháp hình sự đối với NCTNPT sau:

Một là, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng riêng đối vớiNCTNPT. Đây là các biện pháp tư pháp hình sự chỉ áp dụng đối

với NCTNPT (Điều 70 BLHS) gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Các biện pháp tư pháp nàyáp dụng đối với NCTNPT

trong trường hợp khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt,

căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân

thân của đối tượng và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Hai là, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng chung đối với NCTNPT. Đây là các biện pháp tư pháp chung, được áp dụng

cho người đã thành niên phạm tội và NCTNPT (các Điều 41, 42 và 43 BLHS) bao gồm: tịch thu, sung quỹ Nhà nước đối với vật, tiền trực tiếp liên

quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc

công khai xin lỗi và bắt buộc chữa bệnh. Nghiên cứu nội dung Điều 70

BLHS, cho thấy cómột số vấn đề nên sửa đổi, bổ sung như sau:

- Tên gọi của điều nên sửa là: “Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối

với NCTNPT” cho thống nhất với Điều 71, vì tên Điều luật này (Điều 71) là:

“Các hình phạtđượcáp dụng đối với NCTNPT”.

- Các biện pháp tư pháp đối với NCTNPT nên quy định rõ trong BLHS

(Điều 70) về khái niệm biện pháp tư pháp (khoản 2), trong đó nhấn mạnh mục đích áp dụng là “thay thế” cho hình phạt, để phân biệt với mục đích áp dụng

của hình phạt, cũng như mục đích áp dụng của các biện pháp xử lý hành chính khác đối với NCTN có hành vi vi phạm pháp luật.

- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại khoản 2 Điều 70 BLHS, các nhà làm luật cũng chưa điều chỉnh trường hợp hết thời gian giáo dục (từ

một năm đến hai năm) mà NCTNPT đó vẫn chưa tự giáo dục được (như: họ

tiếp tục vi phạm kỷ luật, nội quy, quy tắc chung của cộng đồng, xã hội...). Trong trường hợp này, để bảo đảm tính giáo dục và phòng ngừa tội phạm,

BLHS nên quy định bổ sung - Tòa án có thể gia hạn thêm (chẳng hạn có thể thêm một năm) hoặc quy định vấn đề “chuyển sang” áp dụng biện pháp

nghiêm khắc hơn (đưa vào trường giáo dưỡng) nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này, tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục NCTNPT khi họ chưa chịu rèn luyện, cố gắng và sửa chữa sai lầm.

- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, tại khoản 3 Điều 70 BLHS quy

tội nhưng chưa quy định tiêu chí căn cứ vào đâu để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Do đó, nên có văn bản hướng dẫn nội dung này, song về cơ bản có thể dựa vào: tội phạm thuộc loại gì, quan hệ xã hội được

BLHS bảo vệ, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm đã xảy ra,

hình thức lỗi, độ tuổi; v.v...

Thứ ba, sử a đổ i, bổ sung quyề n củ a NCTNPT trong các quy đị nh về hình phạ t đư ợ c áp dụ ng đố i vớ i NCTNPT

Khi áp dụng hình phạt đối với NCTNPT, giáo dục luôn là mục đích

chính trong việc áp dụng. Hình phạt áp dụng đối với NCTNPT là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất so với các biện pháp cưỡng chế khácvà việc áp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)