Nhận xét về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 30)

Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài

nước đã liệt kêở các mục trên, tác giả có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một phạm vi rộng

những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễnvề quyền trẻ em nói chung, về hoạt động tư pháp đối vớiNCTN nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam. Trong những công

trình nghiên cứu này, trẻ em và NCTN tuy là hai khái niệm khác biệt, song được

coi là trùng khớp với nhautrong hoạt động tư pháp đối với NCTN. Một nguyên tắc nền tảng được khẳng định trong các nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài

nước đó là: NCTN có tư cách chủ thể của quyền con người, bình đẳng như người lớn, tuy nhiên, do còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần nên các em phải được các nhà nước và xã hội bảo vệ một cách đặc biệt, bao gồm được dành cho những quyền mà người lớn không được hưởng, trong đó có các quyền trong tố

tụng hình sự. Thêm vào đó, các quyền con người khi áp dụng với NCTN cũng

phải tính đến những đặc thù phát triển về thể chất, tâm lý của lứa tuổi để bảo đảm lợi ích tốt nhất dành cho các em.

Thứ hai, giống như trong nghiên cứu về quyền con người, các nghiên cứu về quyền của NCTNPT trên thế giới và Việt Nam đều tiếp cận theo

hướng đa ngành. Tuy nhiên, nếu như trong nghiên cứu về quyền con người,

những hướng tiếp cận chủ yếu là triết học, chính trị học và luật học thì trong nghiên cứu về quyền của NCTNPT, các hướng tiếp cận trọng tâm là tâm lý học, xã hội học và luật học. Điều này là bởi quyền của NCTNPT là một nội

dung chuyên sâu của lĩnh vực quyền con người, kế thừa, phát triển những nền

tảng lý luận và pháp lý của quyền con người. Trong hoạt động tư pháp đối với

NCTNPT, các nguyên tắc cơ bản như tính phổ quát, tính không thể phân chia,

tính không thể tước bỏ, tính liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người

vẫn là nền tảng, tuy nhiên, việc áp dụng các quyền con người với NCTNPT còn được xem xét dưới các góc độ khác, cụ thể là độ trưởng thành về tâm sinh

lý mà khiến cho nhóm xã hội đặc biệt này có khả năng xung đột với pháp luật ở mức độ cao hơn so với người lớn, cũng như dễ bị tổn thương hơn người lớn

khi phải đối mặt với hệ thống tư pháp của quốc gia.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu hiện có, đặc biệt là các công trình ở nước ngoài, đã cung cấp một góc nhìn khá toàn diện về hoạt động tư pháp đối

với NCTNPT ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Điểm nổi bật rút ra ở đây là mặc dù các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhiều hệ thống pháp luật

khác nhau song hầu hết đều đã áp dụngnhững nguyên tắc nền tảng của tư pháp đối với NCTNPT theo luật nhân quyền quốc tế, đó là coi NCTNPT là những chủ

thể dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ đặc biệttrong tiến trình tố tụng. Pháp luật

của hầu hết các nước, với mức độ và cách thức khác nhau, đều đã có những quy định riêng về tố tụng với NCTNPT.Điểm nổi bật là các quyđịnhvề tố tụng hình sự đối với NCTNPT có nhiều điểm khác biệt so với người đã thành niên và

thường theo hướngbảo vệ quyền củaNCTNPT.

Thứ tư, các công trình nghiên cứu hiện có đã khái quát khá toàn diện, đầy đủ khuôn khổ pháp luật quốc tế về tư pháp đối với NCTNPT, đồng thời bước đầu phân tích khuôn khổ pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Một số công

của hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về vấn đề này. Điểm nổi

bật rút ra ở đây là trong vấn đề quyền của NCTNPT, hệ thống pháp luật hiện

hành của Việt Nam đã tương thích với những nguyên tắc và quy định cơ bản của

luật quốc tế,song vẫn còn bất cập ở một số nội dung cụ thể.

1.2.2. Những nội dung được tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Như đã đề cập ở trên, các công trình nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài

nước đã cung cấp một lượng tri thức, thông tinlớn và khá toàn diện về TPNCTN

trên thế giới vàở Việt Nam. Những tri thức, thông tin đó là tiền đềquan trọng để

tác giả tiếptụctìm hiểu, phân tích những vấn đề đặt ra trong luận án. Từ những đánh giá ở trên, những nội dung sau đây sẽ được luận án tiếp tục làm rõ:

Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật

về quyền của NCTNPT. Trong đó, luận án sẽ đi nghiên cứu để chỉ ra các khái

niệm như NCTN phạm tội, quyền của NCTN phạm tội, pháp luật về quyền của

NCTNPT...Đây là những khái niệm nền tảng, nếu nội hàm chưa được làm rõ sẽ khó xác định phạm vi, tính chất và nội dung của pháp luật về quyền của

NCTNPT một cách phù hợp. Vì vậy, trong luận án này sẽ phân tích và xác định

nội hàm của những khái niệm quan trọng đã nêu.

Hai là, pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay chưa

chỉ rõ các quyền của NCTNPT. Đa số các công trình nghiên cứu trong

nước chỉ tập trung vào các quyền của NCTNPT trong hoạt động tố tụng

hình sự mà không hoặc ít đề cập đến lĩnh vực khác. Trong thực tế, các

quyền của NCTNPT không chỉ thể hiện và được bảo vệ trong tố tụng hình sự, mà còn trong pháp luật hình sự, quy định của luật thi hành án,… Để

khắc phục bất cập đó, trong luận án này, trong khi chú trọng các quy định

của pháp luật tố tụng hình sự, tác giả cũng mở rộng phân tích đến các nhóm quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quyền của NCTNPT.

Ba là, các nghiên cứu chưa đưa ra được những vấn đề lý luận về quyền

NCTNPT. Các nghiên cứu đã cung cấp kiến thức toàn diện về TPNCTN, tuy nhiên chưa thực sự tách bạch và làm rõ nội hàm các quyền của NCTNPT trong mối quan hệso sánh với các quyềncủa ngườiđã thành niên phạm tội, cũng như chưa xác định được mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật

quốc tế trong các quy định về quyền của NCTNPT. Bất cập này gây khó khăn

cho việc xác định những sửa đổi, bổ sung cần thiết để hoàn thiện khuôn khổ

pháp luật Việt Nam về quyền củaNCTNPT.Đây là một trong những nội dung

chính sẽ tập trung giải quyết trong luận án. Ngoài ra, luận án đi sâu nghiên cứu

pháp luật về quyền của NCTNPT ở một số nước trên thế giới và khu vực, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.

Bốn là, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT hiện nay, do đó chưa đánh giá

thành tựu và những hạn chế.Toàn bộ Chương3 của luận án sẽnghiên cứu các

thời kỳ phát triển của pháp luật về quyền của NCTNPT kể từ năm 1945 đến

nay. Trong các thời kỳ đó, luận án đánh giá sự tiến bộ trong các quy định của

pháp luật về quyền của NCTNPT. Đồng thời, luận án sẽ phân tích, đánh giá pháp luật về quyền của NCTNPT trong thời gian gần đây thông qua các văn

bản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và các

văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quyền của NCTNPT.

Năm là, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra tổng thể các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT trên cơ sở luận giải, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với vấn đề này. Vì vậy, luận án

phân tích, xây dựng hệ thống quan điểm, đề xuất các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về quyền củaNCTNPTở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦAPHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)