Nội dung của pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 44)

phạm tội

Từ đối tượng, phạm nghiên cứu, khái niệm, nội dung pháp luật về quyền

của NCTNPT được nghiên cứu theo 3 nhóm quan hệ pháp luật:

2.2.1.1. Pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i trong các văn bả n quy phạ m pháp luậ t hình sự

Quyền của NCTNPT trong các văn bản pháp luật hình sự thể hiện thông

Về độ tuổi chịu TNHS: Việc quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS ý nghĩa rất lớn. Một mặt, khẳng định, chỉ ở độ tuổi nhất định NCTN thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội mới bị coi là tội phạm đồng thời mới có khả năng phảithiết lập quan hệ pháp luật với Nhà nước. Mặt khác, thông qua việc quy định về độ tuổi tối thiểu tạo ra hành lang vững chắc nhằm bảo vệ quyền

cho NCTN khi họ thực hiện tội phạm.

Về pháp luật hình sự trong việc xử lýNCTNPT: NCTN khi phạm tội phải

chịu trách nhiệm trước nhà nước, xã hội như mọi công dân khác vì NCTN cũng là công dân của một quốc gia. Nội dung của chính sách xử lý NCTNPT được

ghi nhận trong những điều luật cụ thể, thể hiện rõ ràng, đầy đủ và nhất quán.

Nguyên tắc xử lý NCTNPT được tập hợp một cách đầy đủ và có hệ thống và thấm nhuần tinh thần nhân đạo, coi trọng giáo dục, “tiết kiệm” các biện pháp cưỡng chế và hình phạt; không tước đi quyền được tự do đến hết đời, không

tước đi quyền sống.

Về hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với NCTNPT: Pháp

luật quy định các loại và mức hình phạt khác nhau áp dụng với NCTN khi

phạm một tội cụ thể. Mức hình phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của

hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tính đến nhân thân của người phạm tội và các tình tiết khác. Các biện pháp tư pháp là những biện pháp mang tính giáo

dục, phòng ngừa, không phải là hình phạt. Việc áp dụng các biện pháp này thể

hiện tính nghiêm khắc, vai trò giáo dục của pháp luật đối với NCTNPT, đồng

thời tạo điều kiện để cácem không phải đối mặt với quá trình tố tụng.

2.2.1.2. Pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i trong các văn bả n quy phạ m pháp luậ t tố tụ ng hình sự

Quyền của NCTNPT trong luật tố tụng hình sự được thể hiện thông qua các nội dung sau:

Một là, các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Các nguyên tắc trong tố tụng

hình sự tạo cơ sở cho việc hưởng quyền của NCTNPT; mặt khác, hướng cho

không có tội của NCTN, áp dụng chế tài đúng và quan trọng hơn nữa, tránh được sự vi phạm quyền của các đối tượng này. Trong một chừng mực nhất định ngoài những nguyên tắc chung cho tất cả những ai phạm tội còn có những nguyên tắcchỉ áp dụng đối với NCTNPT.

Hai là, các yêu cầu cụ thể đối với quá trình giải quyết vụ án cóNCTN. Các

yêu cầu cụ thểnày thể hiện sinh động các quyền của đối tượng:

- Về hệ thống riêng cho NCTNPT: Hệ thống này nhằm bảo đảm việc bảo

vệ quyền lợi của NCTN khi phạm tội. Theo đó, hệ thống này sẽ bao gồm các quy định, thủ tục, các chủ thể và thể chế áp dụng riêng cho NCTN.

- Về quyền riêng tư của NCTNPT: Quyền riêng tư của NCTNPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ ý thức về nhân phẩm và phẩm

giá của các đối tượng này; giúp giảm những nguy cơ tổn thương đối với các đối tượng này trong quá trình tố tụng. Đặc biệt là nó giúp làm giảm tác động

tiêu cực của những định kiến, sự “dán mác” đối với NCTNPT.

Ba là, các yêu cầu cần thiết đối với người tiến hành tố tụng hình sự.

Việc quy định các yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng là hết sức cần thiết. Điều này xuất phát từ hai vấn đề: Nếu người tiến hành tố tụng có những kiến

thức, hiểu biết khoa học về đặc trưng lứa tuổi, tâm - sinh lý, những đặc trưng

về tính cách, tình cảm, hành vi của lứa tuổi chưa thành niên mới có thể lý giải

sâu sắc về cơ chế của hành vi, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội của

NCTN. Thứ hai, người tiến hành tố tụng trên cơ sở hiểu biết chung về lứa tuổi chưa thành niên, tìm hiểu về những vấn đề, những đặc điểm riêng, cá tính,

tính cách, thái độ, quan hệ xã hội của đối tượng để đưa ra đánh giá, nhận xét

chính xác, phù hợp về tính chất, mức độ của hành vi, nguyên nhân, động cơ

mục đích, nhân thân, điều kiện làm căn cứáp dụng các biện pháp xử lý[34].

Bốn là, pháp luật về quyền của NCTNPTkhi thực hiện việcbắt. Việc bắt

NCTN liên quan trực tiếp đến tự do, nhân phẩm, danh dự, v.v, vì thế ghi nhận

những quyền cụ thể để các em tự bảo vệ, hoặc thông qua chủ thể khác bảo vệ

Quyền được xem xét trả tự do. Việc xem xét trả tự do cho NCTN phải

không được trì hoãn vì việc bắt giữ là một hình thức tước tự do, có thể đem

lại những tác động tâm lý nặng nề đối với các em.

Quyền được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Mục đích của

ghi nhận quyền này nhằm đảm bảo sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ cho các đối tượng này; giúp họ có được sự ủng hộ và trợ giúp tích cực,

giảm bớt sự sự hãi, căng thẳng.

Quyền được hưởng sự trợ giúp pháp lý và những hỗ trợ phù hợp khác.

Do quá trình giải quyết vụ án rất phức tạp nên NCTNPT cần nhận được sự trợ

giúp pháp lý và những hỗ trợ phù hợp khác để có thể đảm bảo rằng các đối tượng này hiểu được quy trình tố tụng, có thể tham gia đầy đủ và được tư vấn

phù hợp về pháp lý và các khía cạnh khác của vụ án.

Nămlà, pháp luật vềquyền củaNCTNPT trong quá trình khởi tố và điều tra. Quá trình khởi tố, điều tra được diễn ra trong một thời gian khá dài và gồm nhiều

hoạt động tố tụng khác nhau do nhiều chủ thể có thẩm quyền tiến hành. NCTNPT

là đối tượng tham gia vào các quá trình này có các quyền sau:

Quyền không bị trì hoãn và tuân thủ thời hạn. Quá trình khởi tố, điều tra

có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của NCTN, do

đó pháp luật ghi nhận thời hạn cần thiết và không trì hoãn vì bất cứ lý do gì. NCTNPT bị khởi tố có quyền được đưa vụ án ra xét xử và quyết định trong thời gian sớm nhất có thể; giảm thiểu tối đa thời hạn tố tụng.

Quyền được điều tra thân thiện. Việc điều tra của các nhà chức trách

phải thực hiện trên cơ sở NCTNPT được coi là vô tội cho tới khi luật pháp

chứng minh được là có tội; cấm mọi hình thức đe dọa, vũ lực hoặc làm sợ hãi.

Không được ép cung, buộc NCTNPT nhận tội dưới bất kỳ hình thức nào. Quyền được coi là vô tội và phải được đối xử như là người vô tội. Đây là

quyền pháp lý rất quan trọng, xuyên suốt quá trình tố tụng từ khi khi khởi tố đến khi xét xử và bản án chưa có hiệu lực pháp luật.

Quyền bào chữa và nhờ người bào chữa. Quyền bào chữa bảo đảm cho

việc xác định toàn diện các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án

NCTNPT cũng như bảo đảm cho các đối tượng này nhận được các hỗ trợ về

tâm lý trong quá trình điều tra, sự tham gia của người bào chữa và đại diện

gia đình, nhà trường, tổ chức trong giai đoạn điều tra được ghi nhận.

Quyền được đối xử nhân đạo. Nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế đó là, tất cả những ai bị tước quyền tự do đều được đối xử một cách nhân đạo

và tôn trọng nhân phẩm; không bị tước đoạt quyền tự do một cách bất hợp

pháp hay tùy tiện; việc giam giữ NCTNPT trước khi xét xử chỉ trong thời hạn

thích hợp, ngắn nhất, là biện pháp cuối cùng khi không còn sự lựa chọn khác.

Sáu là, pháp luật về quyền của NCTNPT trong xét xử. Toà án độc lập

trong xét xử và các thủ tục xét xử đều phải được tiến hành một cách đúng đắn

và tôn trọng quyền của NCTNPT trong hoạt động xét xử. NCTNPT có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của họ được chứng minh theo pháp luật:

Quyền được xét xử theo một thủ tục đặc biệt (hoặc là thủ tục riêng). Thủ

tục đặc biệt này có thể được biểu hiện thông qua các quy định như: thành

phần Hội đồng xét xử; yêu cầu về kỹ năng xét xử; bố trí phiên xét xử; sự có

mặt của người tham dự phiên xét xử, v.v..

Quyền được trợ giúp pháp lý và những hỗ trợ phù hợp khác trong quá

trình xét xử. Tương tự như các giai đoạn khác của quá trình tố tụng, quyền được sự trợ giúp pháp lý và những hỗ trợ phù hợp khác.

Quyền riêng tư. Mục đích của việc ghi nhận quyền riêng tư là để bảo vệ

nhân phẩm, giá trị của NCTNPT, đồng thời ngăn ngừa định kiến và sự kỳ thị

của xã hội đối với họ. Việc ghi nhận quyền riêng tư không những được ghi

nhận trong quá trình xét xử mà còn được ghi nhận ở tất cả quá trình tố tụng.

2.2.1.3. Pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i trong các văn bả n quy phạ m pháp luậ t về thi hành án hình sự

Hoạt động thi hành các phán quyết của Tòa án đối với NCTNPT vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần xác định nguyên tắc, các quyền riêng đối với

NCTNPT, như: Hệ thống các trại cải tạo (nhà tù), trừ trường hợp lấy đi chính đáng hay để duy trì kỷ luật, phải không được làm trầm trọng thêm nỗi đau vốn

có, mục đích và lý do kết án chấp hành hình phạt tù có thời hạn hay bất kỳ

một biện pháp tương tự nào khác tước bỏ tự do chính là để bảo vệ xã hội

chốnglại tội ác; Mục đích và lý do kết án tù chỉ có thể đạt được nếu thời gian

chấp hành hình phạt, trong khả năng lớn nhất, đảm bảo được rằng khi NCTN

trở về với xã hội thì người đó không chỉ sẵn sàng mà còn có khả năng sống

một cuộc sống tuân theo pháp luật và tự lực; Nơi cải tạo NCTNPT là nơi

không có khác biệt giữa cuộc sống trong trại với cuộc sống tự do vốn có, tôn trọng nhân phẩm của NCTN với tư cách là con người; Đề cao giáo dục dạy

nghề và hướng nghiệp, tham vấn việc làm, phát triển thể lực, đạo đức; Lao

động trong thời gian chấp hành hình phạt tù của NCTNPT không được tạo ra

và mang tích chất khổ sai;Thực hiện giáo dục là công việc bắt buộc.

2.2.2. Vai trò của pháp luật về quyền của người chưa thành niên

phạm tội

Xét trong mối quan hệ với việc bảo vệ quyền của NCTNPT, vai trò của

pháp luật về quyền của NCTNPT được thể hiện qua những nội dung sau:

Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền của NCTNPT

Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với NCTNPT là cơ sở để từ đó pháp luật thể chế hóa, cụ thể hóa thành những điều luật cụ thể nhằm

trao cho họ “công cụ hữu hiệu” để được hưởng những lợi ích đã được pháp định; đồng thời ngăn ngừa có hiệu quả sự vi phạm những quyền này từ phía

các chủ thể khác. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước áp dụng đối với NCTNPT chủ yếu là nhằm cải tạo, giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa những

sai lầm, phát triển lành mạnh để có thể trở thành những công dân trẻ có ích

cho xã hội. Xuất phát từ tư tưởng đó, xác định NCTNPT là đối tượng đặc biệt được áp dụng đường lối xử lý hình sự và giáo dục, cải tạo đặc thù phù hợp với

nhận những quyền và những quy định áp dụng riêng nhằm tạo điều kiện tốt nhất

cho các đối tượng này. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những bảo đảm cho

việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với NCTNPT phải được tiến hành một cách khách quan, phù hợp, toàn diện, đúng pháp luật.

Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò bảo vệ quyền con người của NCTNPT

Pháp luật ghi nhận các quyền của NCTNPT đã được xã hội thừa nhận. Thông qua pháp luật, các quyền này của NCTNPT được bảo vệ. Pháp luật thông qua các đặc tính vốn có của mình, đưa ra điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại hành vi vi phạm từ các chủ

thể khác. Cũng chính từ việc pháp luật ghi nhận NCTNPT có những quyền

nhất định mà các đối tượng này có công cụ tự bảo vệ mình. Do vậy, pháp luật

về quyền của NCTNPT trước hết là cơ sởpháp lý để các đối tượng này được hưởng quyền của mình. Bên cạnh việc được hưởng quyền của NCTNPT, ghi nhận trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể khác trong việc bảo đảm cho

sự hưởngthụ các quyền đó của họ.

Quyền của NCTNPT được pháp luật ghi nhận trong nhiều văn bản quy

phạm pháp luật khác nhau. Các quy định này đều có nội dung là quyền của

NCTNPT và cơ chế để bảo vệ các quyền đó. Có thể kể đến các văn bản quy

phạm pháp luật đặc thù như BLHS, BLTTHS; Luật thi hành án hình sự, v.v…Quyền của NCTNPT được ghi nhận trong các văn bản này hết sức phong phú và đa dạng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, cũng như cuộc đấu tranh

phòng chống tội phạm NCTN ở nước ta, đồng thời kết hợp hài hòa với các

chuẩn mực quốc tế về quyền của NCTNPT mà Việt Nam tham gia, ký kết.

Những quy định của pháp luật là cơ sở mang tính pháp lý quan trọng, có tính nguyên tắc trong việc ghi nhận quyền của NCTNPT. Những quyền này không chỉ được quy định một cách trực tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật mà còn được ghi nhận một cách gián tiếp thông qua các quy định về tổ

NCTNPT. Nếu không có các quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT

thì sẽ không có căn cứ pháp lý để các chủ thể thực thi pháp luật bảo vệ

NCTNPT bằng cơ chế này.

Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò ngăn ngừa sự vi phạm quyền của NCTNPT

Quá trình xử lý NCTNPT dựa trên những cơ sở, nền tảng pháp lý nhất định, đó là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Để đảm bảo quyền của NCTN trong quá trình xử lý hành vi phạm tội của họ, đồng thời ngăn ngừa sự lạm

quyền, vi phạm quyền của NCTN từ phía cơ quan công quyền, đòi hỏi phải xác định một cách khoa học về tổ chức, con người, quy trình, thủ tục cũng như

những yêu cầu cần thiết và những mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố

tụng với nhau. Quá trình tố tụng với NCTNPT là quá trình tố tụng đặc biệt liên

quan đến hai vấn đề nhậy cảm đó là quyền con người và đối tượng của quá

trình này là NCTN, nên pháp luật quốc tế và pháp luật củacác quốc gia đều xác định các quy trình, thủ tục chặt chẽ. Rào cản ngăn ngừa sự vi phạm quyền của

NCTNPT không chỉ thể hiện ở các quyền tố tụng cụ thể của các đối tượng này, mà còn thể hiện trong một loạt quy định khác, cụ thể như: Chính sách hình sự đối với NCTNPT; nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT; các thủ tục tố tụng đặc

biệt dành cho NCTNPT; những yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng khi giải

quyết vụ án có NCTNPT… Tất cả những nội dung này tạo ra hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)