Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 86)

Quyền của NCTNPT đã được thể hiện sinh động trong các văn bản quy

phạm pháp luật. BLHS 1999 kế thừa và phát triển những quy định về quyền

của NCTNPT đã được ghi nhận trong BLHS 1985. Các văn bản pháp luật

hình sự quy định quyền của NCTNPT bằng việc quy định quyền đặc thù cho

nhóm đối tượng đặc thù - NCTNPT, cụ thể như sau:

Mộ t là, quy đị nh củ a pháp luậ t về hình phạ t đố i vớ i NCTNPT. BLHS

1999 quy định NCTNPT chỉ bị áp dụng một trong 4 loại hình phạt là: cảnh

cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

Hình phạt phạt tiền lần đầu tiên được quy định trong BLHS 1999 đối với

NCTNPT từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt không tước tự do chocác đối tượng này.

Trong 4 loại hình phạt áp dụng đối với NCTNPTcó tới 3 loại hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ), duy nhất chỉ

có hình phạt tù có thời hạn là bị tước tự do (tù có thời hạn) [48, điều 71].

Quy định về các loại hình phạt áp dụng với NCTNPT thì hình phạt cải

tạo không giam giữ là hình phạt chính không buộc đối tượng phải cách ly

khỏi môi trường xã hội và chỉ áp dụng với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Điều 30, Điều 73 và Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của

Chính phủ quy định về NCTNPT thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

Theo quy định này, thời hạn cải tạo không giam giữ áp dụng đối với NCTNPT không được quá ½ thời hạn mà điều luật quy định; NCTN khi chấp

hành hình phạt cải tạo không giam giữthì không bị khấu trừ thu nhập.

Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất trong số các hình phạt áp

NCTNPT ngắn hơn đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng và được

chia thành hai mức tùy theo độ tuổi.

Hai là, các quy đị nh hư ớ ng dẫ n xử lý đố i vớ i NCTNPT. Mục đích chủ

yếu của việc xử lý NCTNPT là nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa sai lầm, phát

triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là nguyên tắc

bao trùm, mang tính chỉ đạo, thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà

nước ta trong quá trình xử lý vụ án có NCTNPT.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hình sự đối với NCTNPT phải cân

nhắc nhằm đảm bảo mục đích giáo dục, uốn nắn những hành vi sai lệch, giúp

các em thấy rõ sai phạm tự giác sửa chữa.Trong mọi trường hợp điều tra, truy

tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

phải xác định khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm[48,Điều 69(1)].

Việc truy cứu TNHS NCTNPT và áp dụng hình phạt được thực hiện chỉ trong trường hợp thật cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm

tội, vào đặc điểm nhân thân và yêu cầu đảm bảo an toàn công cộng. Không xử

phạt chung thân hoặc tử hình đối với NCTNPT. Khi xử phạt tù có thời hạn,

NCTNPT được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt phạt tiền đối với NCTNPT từ 14 đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với NCTNPT.

Án đã tuyên đối với NCTNPTkhi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; Thời hạn xóa án tích đối với NCTNPT là ½ thời hạn so với người đã thành niên; NCTNPT được áp dụng

biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thì không bị coi là có án tích (coi là chưa bị kết án).

Ba là, các quy đị nh củ a pháp luậ t về biệ n pháp tư pháp áp dụ ng đố i vớ i NCTNPT. Với NCTNPT khi thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì có thể áp dụng các biện pháp tư pháp. Các biện pháp này có tính giáo dục,

làm cho người bị áp dụng có án tích; bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị

trấnvàĐưa vào trường giáo dưỡng.

Ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của BLHS 1999. Tuy nhiên, hầu hết các quy định về quyền của NCTNPT trong BLHS 1999 không thay đổi, trừ quy định về nguyên tắc xử lý đối với

NCTNPT. Cụ thể, khoản 5 Điều 69 được bổ sung thêm nguyên tắc khi áp dụng hình phạt đối với NCTNPT cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Quy định

bổ sung này mở rộng quyền không bị tước tự do của NCTNPT, tạo cơ hội cho

NCTNPT được cải tạo trong môi trường xã hội bình thường.

Từ các quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT trongcác văn bản quy phạmpháp luật hình sự nêu trên có thể rút ra nhận xét sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật hình sự đã thể chế hoá chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước ta về biện pháp giáo dục, xử lý và bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của NCTNPT, tạo khung pháp lý để các đối tượng

này thụ hưởng, đồng thời qua đó, các chủ thể liên quan thực hiện. Các quyền đó trên thực tế được ghi nhận thông qua các quy định trong BLHS 1999 và một số văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, xét về tổng thể các quy định trong các văn bản pháp luật hình sự về quyền của NCTNPT mang tính thống nhất, đồng bộ với các quy định

pháp luật hình sự nói chung. Các quy định về quyền của NCTNPT trong BLHS 1999 được quy định tại Chương X của Bộ luật này. Đây là một chương

riêng điều chỉnh nhóm đối tượng đặc thù là NCTNPT. Nhưng các quy định tại chương này vẫn nằm trong tổng thể các quy định về tội phạm và hình phạt

của luật hình sự. Chính vì vậy mà tại Điều 68 BLHS 1999 đã quy định rằng,

NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu TNHS theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần

chung BLHS không trái với những quy định của Chương này [48, Điều 68].

Chính quy định này đã thể hiện rõ quyền của NCTNPT trong pháp luật hình sự không tách biệt nhau mà vẫn thống nhất với nhau để điều chỉnh quan hệ

đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có bị coi là tội phạm hay

không, và có được hưởng, được làm, được bảo vệ theo cách thức “đặc biệt”

hay không thì ngoài việc xem xét các quy định tại Chương X BLHS 1999,

còn phải xem xét các quy định khác trong Bộ luật này.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền của NCTNPT trong văn bản pháp

luật hình sự, không chỉ thống nhất trong các quy định của luật hình sự, mà sự

thống nhất đó còn được thể hiện trong việc thống nhất với các văn bản quy

phạm pháp luật khác (như BLTTHS, Luật thi hành án hình sự) tạo thành một

thể thống nhất quy định một cách trực tiếp hay gián tiếp quyền của NCTNPT.

Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định trong các văn

bản pháp luật hình sự khá cụ thể. Điều này được biểu hiện thông qua việc

quy định về tuổi chịu TNHS, nguyên tắc xử lý, hình phạt, các biện pháp tư

pháp, quyết định hình phạt, giảm án, xoá án tích đối với NCTNPT. Các quy

định này đã chỉ rõ khi nào NCTNPT được hưởng chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước dành cho mình; được giảm nhẹ hình phạt so với người đã thành niên… Đồng thời, để NCTNPT được hưởng đầy đủ các quyền

này, luật hình sự cũng đặt ra các quy định cụ thể trong việc áp dụng hình phạt, quyết định hình phạt trong vụ án có NCTNPT. Cách thức quy định

quyền của NCTNPT ở đây khá rõ ràng, quy định quyền gắn liền trách

nhiệm của các chủ thể liên quan và quy định cách thức thực hiện của chủ

thể liên quan qua đó gián tiếp quy định quyền của NCTNPT. Ngôn ngữ thể

hiện trong các quy định của luật hình sự về quyền của NCTNPT chuẩn

mực, rõ ràng và cô đọng.

Thứ tư, tinh thần và nội dung cơ bản của Công ước quyền trẻ em đã

được thể hiện cụ thể trong BLHS 1999 cả ở phần tội phạm và hình phạt. Công ước quyền trẻ em và các văn kiện pháp lý khác liên quan đến NCTN và NCTN vi phạm pháp luật đều thể hiện rõ: Độ tuổi của NCTN là người dưới

18 tuổi; Thiết lập hệ thống các quy tắc để bảo vệ NCTN ngay cả khi các đối tượng này vi phạm pháp luật. Trên tinh đó, BLHS 1999 đã khẳng định rõ,

việc xem xét hành vi phạm tội ấy vẫn được đặt ra, nhưng chỉ những NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu TNHS về hành vi pham tội của

mình. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về

tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đặc

biệt NCTNPT được hưởng sự “ưu ái” so với người đãđã thành niên phạm tội. Đây là sự cố gắng lớn của Nhà nước ta với tư cách là thành viên tham gia các điều ước quốc tế nêu trên, trong điều kiện thực tế lập pháp ở Việt Nam.

Thứ năm, các quy định trong văn bản pháp luật hình sự về quyền của

NCTNPT trong thời gian qua đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để một

mặt NCTNPT được làm, được hưởng, được yêu cầu; đồng thời giúp cho các

chủ thể liên quan thực thi hiệu quả và bảo vệ quyền cho các đối tượng này.

Độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS được quy định trong BLHS 1999, dưới ngưỡng tuổi đó, NCTN không thể bị truy cứu TNHS, không bị nhà chức trách

xử lý bằng pháp luật hình sự. Việc quy định NCTN ở các độ tuổi khác nhau,

tuỳ vào loại tội phạm và lỗi để truy cứu TNHS thể hiện sự phân hoá đối tượng khi thực hiện hành vi nguy hiểm bị coi là tội phạm. Chính từ cách phân hoá đó các nhà lập pháp xây dựng cách thức xử lý các đối tượng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)